phẩm
Vai trò quan trọng của ngành tự động hóa quá trình trong các ngành công nghiệp liên quan đã gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây nhờ sự phát triển liên tục nhằm đưa ra những thay đổi về công nghệ. Và nó đã trở thành một yêu cầu bẳt buộc trong các ngành hóa chất, dầu khí/hóa dầu, dược phẩm, thuốc lá, chế biến thực phẩm và nước giải khát (gọi chung là ngành công nghiệp xử lý chế biến). Ngành công nghiệp xử lý chế biến trên thế giới đã tận dụng được cơ hội phát triển công nghệ mới
trong lĩnh vực tự động hóa quá trình nhằm phục vụ cho sự phát triển của mình.
Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều kỹ thuật, thiết bị chế biến thực phẩm truyền thống là quá lạc hậu để bắt kịp với tăng trưởng dân số toàn cầu hiện nay. Vấn đề phức tạp vấn đề không chỉ ở chỗ chúng ta cần phải tạo ra nhiều thực phẩm, mà nhu cầu về chất lượng thực phẩm cũng cần phải tăng lên tương ứng, buộc nhiều nhà sản xuất để thay đổi và cập nhật công thức, công nghệ và thiết bị. Một trong những ưu tiên chính của nhà sản xuất thực phẩm là để tìm hệ thống xử lý tốt hơn, có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại cho số lượng lớn các thực phẩm chất lượng cao.
Trong các ngành công nghiệp khác như thực phẩm, nước giải khát, thuốc là và dược phẩm, xu hướng gia tăng tự động hóa cũng rất đáng chú ý. Áp lực cạnh tranh trong những ngành công nghiệp này đặc biệt lớn, tập trung chủ yếu vào yêu cầu chất lượng sản phẩm an toàn giá thành hạ và khả năng giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường một cách nhanh chóng. Quá trình sản xuất có mức độ tự động hóa cao là một công cụ quan trọng mà nhà sản xuất có thể sử dụng để nâng cao lợi nhuận. Tại Việt Nam các ngành công nghiệp nói trên cũng phần nào nhu cầu tương tự đối với tự động hóa quá trình. Các nhà máy tại Việt Nam phần lớn đã được đầu tư hơn 20 năm với công nghệ lạc hậu và nhu cầu về hiện đại hóa công nghệ, tăng năng lực quản lý sản xuất nhằm chuẩn bị và thực hiện quá trình hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng. Đối với các dây chuyền sản xuẩt mới, việc lựa chọn công nghệ tự động hóa quá trình cũng là một thách thức đối với các nhà đầu tư. Áp lực về giá thành đầu tư thiết bị ban đầu, tính toán giảm giá thành vận hành, bảo trì, sửa chữa, đảm bảo yêu cầu hệ thống sản xuất linh hoạt, hỗ trợ đưa sản phẩm mới ra thị trường một cách nhanh chóng, tăng cường khả năng quản lý thông tin hỗ trợ cho việc quản lý và điều
hành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh… đã làm đau đầu không ít nhà đầu tư. Và vấn đề cuối cùng chính là làm sao đảm bảo được mức đầu tư lâu dài.