0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nhân vật ngƣời cách mạng lẻ loi, xa rời quần chúng

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “THUỐC” CỦA LỖ TẤN (Trang 33 -35 )

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2. Nhân vật ngƣời cách mạng lẻ loi, xa rời quần chúng

Nhân vật người cách mạng Hạ Du là nhân vật không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm nhưng lại là trung tâm của nội dung, là đề tài chính của câu chuyện trong

quán trà, là một mắc xích quan trọng tạo nên ý nghĩa tư tưởng trong tác phẩm. Hạ Du được miêu tả gián tiếp qua suy tư của nhân vật khác, tuy vậy hình ảnh của nhân vật vẫn có một ví trí rất đặc biệt, là đầu mối mọi tình tiết, gieo vang hưởng thống thiết trong lòng người đọc.

Trong tác phẩm, Hạ Du là hình tượng tiêu biểu cho những người cách mạng sớm giác ngộ lí tưởng, dũng cảm, hiên ngang, dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng với cả cai ngục trong những ngày chờ ra pháp trường. Nhân vật này được xây dựng cùng hệ thống với người điên trong Nhật kí người điên và người điên trong Ngọn đèn

sáng mãi. Anh ta cũng bị gọi là “điên” vì lí do “đi trước buổi bình minh”, thức dậy

sớm khi mọi người còn ngủ quên trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ . Thật buồn thay, nhân dân u mê không hiểu việc làm của anh: chú của anh thì cho là anh

“làm giặc” nên đã đi tố giác anh, người dân thì chờ anh chết để lấy máu chữa bệnh,

mọi người cho là anh bị điên, thậm chí mẹ anh cũng không hiểu được con mình. Hạ Du giống như cành hoa hồng trồng lạc ở giữa rừng hoa dại, đơn độc giữa rừng hoa đó, không ai giống mình, không ai hiểu mình. Dù hoa hồng đẹp, rực rỡ và mang bao ý nghĩa nhưng không giống loại hoa chung quanh nó thì vẫn không được trân trọng, không được yêu quý.

Có thể nói rằng, đây là nhân vật đáng thương nhất trong tác phẩm. Một con người vì nước quên thân, kiên cường đến hơi thở cuối cùng nhưng lại bị người chê trách, chửi mắng, bị người dòng họ ghét bỏ, mẹ ruột thì không hiểu mình. Đến khi chết còn bị đao phủ đem máu đi bán, bị người khác nướng máu mình mà ăn. Khi sống thì luôn nghĩ cho dân tộc, vì dân tộc mình mà chịu tù đày nhưng cuối cùng lại bị chính người thân, bị chính dân tộc mình giết hại, cười nhạo, gièm pha. Khi sống đã không được mọi người hiểu và đến khi ngã xuống cũng như thế, thật bất công cho người cách mạng kiên cường này!

Hạ Du có lý tưởng cách mạng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập. Trong một thiên hồi ký ở tập Nhặt cánh hoa tàn, Lỗ Tấn nói: “Viết

Hạ Du là để kỉ niệm Thu Cận – một nữ chiến sĩ cách mạng của Quang phục hội (tiền thân của Quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn đứng đầu, sau này lãnh đạo cách mạng Tân Hợi), một người cùng quê Thiệu Hưng, từng du học Nhật, khai sáng tờ Trung Quốc nữ báo tuyên truyền giải phóng phụ nữ, lên đoạn đầu đài lúc 36 tuổi.” Tác giả

ý phê phán anh ta xa rời quần chúng. Xa rời đến mức mẹ anh ta không hiểu, bị chú coi là giặc và đi tố giác, người dân lấy máu để chữa bệnh như là súc vật vậy.

Chúng ta rất sợ cảm giác cô đơn, nó rất kinh khủng và bế tắc. Nếu một người sống mà không có được một người bạn để chia sẻ nỗi lòng, không có người để hiểu những việc làm của mình, không ai quan tâm đến mình thì người đó sẽ cảm thấy vô cùng lạc lõng và bơ vơ. Và Hạ Du cũng không ngoại lệ, anh rất cô đơn và càng đáng thương hơn khi không được mẹ, người thân thích nhất hiểu việc làm của mình. Ngay cả người thân anh còn không thể chia sẻ thì anh thật sự thất bại trong hoạt động cách mạng của mình và cuối cùng phải chịu cảnh bi thương nhất là ra đi trong nỗi cô đơn, lạnh lẽo. Còn ai đau đớn hơn Hạ Du, còn ai cực tủi hơn Hạ Du?

Tuy nhiên, Hạ Du đã ngã xuống nhưng hồn anh còn sống mãi, cái chết của anh dường như là hồi chuông ngân vang và thức tỉnh người dân ngu muội. Chứng tỏ cho điều đó là chi tiết gần cuối tác phẩm, trên mộ Hạ Du được ai đó đặt một vòng hoa lên, điều đó rất có ý nghĩa và rất quan trọng, nó là biểu tượng của niềm tin, niềm hy vọng đang lóe sáng, là sự giác ngộ cách mạng, có người đã hiểu Hạ Du và ủng hộ việc làm của anh. Vòng hoa trên mộ anh là một điểm sáng kết thúc một câu chuyện thê thảm cho ngày hôm nay và dự báo một tương lai tươi sáng sẽ đến. Vòng hoa trên mộ Hạ Du làm ta liên tưởng đến vòng hoa trên mộ người cộng sản trong bài thơ: Mồ anh

hoa nở của nhà thơ Thanh Hải.

Hạ Du là nhân vật phải gánh chịu bi kịch khi bị quần chúng nhân dân không hiểu và xa rời bởi chính tấm lòng tốt đẹp của mình. Anh đấu tranh vì lí tưởng cách mạng nhưng lại bị chính lí tưởng ấy cướp đi mạng sống. Câu chuyện về Hạ Du rất buồn, nhân vật Hạ Du rất đáng thương nhưng lại là người rất anh dũng, rất gan dạ. Cái chết của anh đã vạch trần sâu sắc tội ác của bọn thống trị và là phương thuốc thức tỉnh người dân ngu muội. Đồng thời qua nhân vật này còn biểu đạt nỗi đớn đau trước sự hi sinh của liệt sĩ cách mạng, những con người cũng đang dâng hiến cuộc đời mình cho tự do của dân tộc như anh.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “THUỐC” CỦA LỖ TẤN (Trang 33 -35 )

×