Lễ hội văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết đẹp và buồn của tác giả kawabata yasunari (Trang 29 - 33)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Lễ hội văn hóa truyền thống

2.2. 2.2.

2.2. NhNhNhNhữữngng nngngnnnéééétttt vvvănăănnn hhhóóóaaaa truytruytruytruyềềềềnnn thnthththốốngngngng đượđượđượđượcccc ththththểểểể hihihiệệệệnhi nnn trongtrongtrongtrong ttttááácccc phá phphphẩẩmmmm

2.2.1.2.2.1. 2.2.1. 2.2.1.

2.2.1. LLLLễễễễ hhhhộộiiii vvvăăănnnn hhhóóóaaaa truytruytruytruyềềềềnn thnnthththốốngngngng

Tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống, Kawabata viết nhiều về những nét đẹp trong lối sống của con người truyền từ đời này sang đời khác. Tiểu thuyết ĐẹĐẹĐẹĐẹpppp vvvvàà buàà bububuồồnnnn

xuất hiện nhiều chi tiết liên quan đến phong tục lễ tết trong văn hóa người Nhật. Đây là những nét đẹp văn hóa truyền thống mà nhà văn luôn kiếm tìm và mong muốn lưu giữ trong xã hội hiện đại đương thời.

Một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Nhật được nhắc đến trong tác phẩm là bữa tiệc tất niên và tục nghe một trăm lẻ tám tiếng chuông ngày cuối năm. Chi tiết này được đề cập như một sự kiện mở đầu tác phẩm. Theo các tài liệu cho biết, người Nhật đón ngày đầu năm bằng cách ngồi lại với nhau, nghe 108 tiếng chuông chùa với ý nghĩ xua đuổi được tà ma, “Đêm 30 tết, cả nhà quây quần ăn bữa ăn tất niên, rồi cùng ngồi đón giao thừa. Đúng 12 giờ đêm, tiếng chuông nhà chùa thông qua kênh truyền hình đi khắp cả nước. Truyền rằng 108 tiếng chuông chùa sẽ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Trong

tiếng chuông ngân nga, mọi người chúc tụng nhau và cùng ngồi vào chỗ của mình. Chủ nhà ngồi trên cùng, rút quạt ra tuyên đọc lời chúc mừng năm mới, cả nhà đồng thanh chúc tụng, sau đó cùng ăn bánh tết, uống rượu thần Tút-sô.”[15; tr85] Với niềm tin xua đuổi tà ma, nhiều người cũng tập trung trước chùa để tự tai nghe tiếng chuông chùa đầu năm cầu những điều tốt lành trong năm mới. Trong tác phẩm, tiếng chuông chùa xuất hiện là một cách gián tiếp bộc lộ những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn mỗi nhân vật. Qua đó, mỗi nhân vật bày tỏ một thái độ riêng với tiếng chuông cuối năm. Nhưng nhìn chung vẫn là một thái độ chào đón thời khắc quan trọng của trời đất và hi vọng những điều tốt lành sẽ đến. Nhân vật ông Oki là một nhân vật lớn tuổi nên khoảnh khắc giao thừa có ý nghĩa thiêng liêng với ông. Bằng cảm nhận của một con người từng trải, tiếng chuông chùa và khoảnh khắc cuối năm với nhân vật này không chỉ là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống. Thời điểm năm cũ qua đi và năm mới đến còn là lúc suy ngẫm lại những sự việc đã qua, “Ôn lại năm cũ trong tiếng chuông ngân, ông thường nhớ lại một vài sự việc làm ông xúc động. Có năm, chuyện cũ có thể đau đớn hay tàn bạo, và nuối tiếc hay muộn phiền cắn xé tâm hồn nhưng bao giờ tiếng chuông cũng tìm được đồng vọng trong tim ông, ngay cả những lúc ông đã chán từ nội dung đến giọng nói của xướng ngôn viên phụ trách chương trình.” [12; tr6 – 7] Trong những hồi ức ấy phần nhiều là nỗi đau khổ của người yêu cũ, nhân vật cô giáo Otoko. Trong buổi tiệc tất niên và tiếng chuông ngân, nỗi niềm về những kỉ niệm cũ lại hiện về cùng những nỗi đau của nhân vật Otoko khi mất đứa con. Những sự việc hiện về rõ ràng trong hồi tưởng của ông Oki. Tiếng chuông trong buổi tiệc tất niên kể lại dần cuộc đời đau khổ với những vết thương hằng sâu trong những mất mát ngày nhân vật Otoko chỉ vừa mười bảy tuổi. Những âm thanh của tiếng chuông “hơi rè , có lẽ phần nào tại han rỉ vì thời gian, nhưng tiếng ngân trầm và sâu”[12; tr32] dường như cất lên tiếng lòng của một người phụ nữ đã chịu đựng quá nhiều nỗi đau trong quá khứ, nay hiện về sinh động trong hồi tưởng của ông Oki. Thông qua tiếng chuông ngân ngày tất niên, những khung cảnh ấm áp của một buổi tiệc bên gia đình, người thân hiện diện rõ rệt trong tác phẩm. Tiếng chuông ngân vang và không khí rộn ràng ngày cuối năm không những có ý nghĩa với những người lớn tuổi như ông Oki. Hành động tất bật của vợ con ông Oki cho thấy ngày cuối năm là mong chờ của tất cả mọi người. Không chỉ là một ngày trong ba trăm sáu mươi lăm ngày của năm mà thời điểm ấy còn là một nét tâm linh

độc đáo của mỗi con người Nhật Bản, “Ông thường ngồi phòng khách nghe chuông trên đài, trong lúc vợ và con gái bận rộn nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn xống áo, hay cắm hoa.” [12; tr6] Trong ĐẹĐẹĐẹĐẹpppp vvvvàà buàà bububuồồnnnn, tác giả Kawabata không chỉ nhắc đến tiếng chuông như một âm thanh vô nghĩa hoặc vô tình xuất hiện trong tác phẩm. Tiếng chuông chùa xuất hiện cùng buổi tất niên còn hòa chung, tràn lan trong một không khí đón chào một điều quan trọng. Bên cạnh khung cảnh thiên nhiên ngày cuối năm, không khí ngày cuối cùng của năm lại được bắt gặp khi Kawabata miêu tả đám trẻ con ồn ào ở khách sạn, “Đám trẻ không những ồn ào mà còn chạy từ phòng này sang phòng kia, hay đuổi nhau ngoài hành lang.” [12; tr10]

Song song với tiếng chuông chùa ngày cuối năm, một số biểu tượng khác đặc trưng của văn hóa Nhật bản cũng hiện diện trong tác phẩm này. Một trong số đó là món canh cá bánh dầy (Ozoni) với nguyên liệu chính là bánh dầy Omochi. Chi tiết ông Oki bắt gặp nhiều người mang lửa xin từ đền về nhà cho thấy thái độ trân trọng đối với những nét đẹp văn hóa truyền thống. Nhân vật ông Oki bắt gặp nhiều người lên chùa xin lửa về nấu món canh cá bánh dầy thể hiện tầm quan trọng của bữa ăn đầu năm. Với ý nghĩa thiêng liêng, nhiều người chăm chút cho bữa ăn đầu năm với những niềm tin đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho năm mới. Hành động này cùng với hành động của vợ và con ông Oki là cùng một tính chất. Đó là việc làm thiết thực giữ gìn những nét đẹp trong tâm hồn con người Nhật Bản. Cùng với đó là chiếc áo Kimono xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm. Chỉ riêng trong lễ hội văn hóa truyền thống, chiếc Kimono xuất hiện trong buổi tiệc nghe tiếng chuông tất niên giữa Otoko và ông Oki. Ta thấy rằng chiếc áo Kimono là một vật khá quan trọng buổi tất niên, “Thưa không. Ở nhà vận động nhiều, em thường mặc quần cho tiện, tuy như vậy không chỉnh tề lắm. Nhưng hôm nay cô em dặn phải mặc Kimono để đón năm mới và nghe chuông chùa.” [12;tr27] Như vậy, chiếc áo Kimono vốn rất quan trọng đối với người Nhật, đặc biệt trong các lễ hội. Chính vì gìn giữ những chuẩn mực truyền thống văn hóa, mọi chi tiết của buổi tiệc tất niên được chú ý rất kĩ. Chiếc áo Kimono lại cần được chú ý chuẩn bị thật trang trọng. Sự tinh ý của ông Oki phát hiện ra những chi tiết đơn giản trên áo Kimono của hai ca kĩ là dựa trên những cơ sở ấy, “Cũng như cô bạn, cô không trang điểm theo dạ tiệc. Hai người chỉ mặc một chiếc kimono giản dị, trừ thắt lưng bằng loại hàng tốt và nhã. Họ cũng không dùng kẹp, mà chỉ cài lược để giữ mái tóc

khỏi tuột. Họ chắc là chỗ thân tình với Otoko, nhưng Oki cũng ngạc nhiên vì chiều tất niên mà ăn mặc xoàng xĩnh như vậy”[12;tr32] Chiếc áo gắn liền với con người Nhật Bản trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt trong dịp lễ hội. Chiếc áo như linh hồn của con người trải bao thế hệ nhưng vẫn được lưu truyền. Trong tác phẩm này, lễ hội truyền thống có xuất hiện áo Kimono là một cách nhắc và hướng mọi người Nhật Bản đến giữ gìn nét đẹp văn hóa này.

Ngoài nét văn hóa trong phong tục lễ tết, ĐẹĐẹĐẹĐẹpppp vvvvààà buà bububuồồnnnn còn đề cập đến nét văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng dân gian của người dân. Một trong những nét văn hóa nổi bật của Nhật Bản là tín ngưỡng của thần giáo và phật giáo. Tín ngưỡng trước ngôi đền trên núi Kuramar là một nét đẹp trong văn hóa tryền thống từ lâu đời của Nhật Bản được nhắc đến trongĐẹĐẹĐẹĐẹpppp vvvvàààà bubububuồồnnnn. Đây là một trong những lễ hội thu hút lực lượng quần chúng tham gia khá đông. Nét văn hóa này là một nét đẹp đáng lưu giữ cho những niềm tin của một cộng đồng người. Nghi thức diễn ra khá đơn giản nhưng được sự hưởng ứng của đông đảo những người tham gia, “Ngay trước chánh điện, một chiếc bát đựng rượu khổng lồ bằng bạc được đổ đầy nước. Ông trăng soi hình vào trong bát. Thiện nam tín nữ khum hai bàn tay hứng nước múc từ trong bát. Từng người một họ kính cẩn cúi đầu rồi đưa nước lên miệng uống. Otoko và Keiko cũng làm theo.”[12;tr98] Tín ngưỡng chứa đựng niềm tin của con người về một điều gì đó. Làm theo những điều mình tin tưởng, người ta cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Nét đẹp ấy tồn tại trong tâm thức, truyền từ đời này sang đời khác, người này sang người khác như một cách lưu giữ lại những nét đẹp trong cuộc sống tâm linh. Những tín ngưỡng dân gian hầu như thường gắn với thiên nhiên, những dụng cụ từ thiên nhiên hay những hành động quy về với thiên nhiên. Điều đó có thể giải thích nhờ vào thuở khai thiên lập địa của con người. Giải thích những hiện tượng thiên nhiên bằng cách gán cho một lực lượng siêu nhiên nên dần dần thần phật cũng gắn với thiên nhiên. Cảnh đông người trước ngôi đền và nhiều người cùng hòa chung một hành động thể hiện một niềm tin về những điều tốt lành. Cảnh lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Kawabata không viết nhiều về tín ngưỡng này. Tuy nhiên nhà văn miêu tả khung cảnh với sự đông đút của những người có đức tin này, “Đền đông kín. Hoàng hôn muộn tháng Năm đã buông xuống mấy ngọn đồi và cảnh rừng xung quanh”[12;tr98] Không gian diễn ra nghi thức sôi nổi với những người thuộc tín ngưỡng này cho thấy một

sức mạnh lớn từ lòng tin của con người. Một hành động bình thường, nhưng khi trở thành niềm tin lại là một việc làm có ý nghĩa. Nhân vật Keiko là một cô gái trẻ hiện đại nhưng khi thấy mọi người xung quanh cùng làm một hành động, cô gái cũng làm theo. Những điều vô nghĩa lại thật có ý nghĩa trước một cộng đồng có chung niềm tin về một điều gì đấy thiêng liêng. Tham gia vào những ngày hội là lúc để hai nhân vật Keiko và Otoko trải lòng với những giá trị văn hóa trong không gian chung của nhiều người. Hai nhân vật thỏa lòng với những phút giây không phiền muộn và thả lòng mình tìm về với những giá trị văn hóa lâu đời. Chính vì vậy nhân vật cảm thấy hào hứng với những lễ hội đã tham dự.

Một phần của tài liệu đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết đẹp và buồn của tác giả kawabata yasunari (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)