Tình yêu hời hợt

Một phần của tài liệu đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết đẹp và buồn của tác giả kawabata yasunari (Trang 46 - 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Tình yêu hời hợt

2.3.3. 2.3.3.

2.3.3. TTTTììììnhnhnhnh yyyyêêêêuuu huhhhờờiiii hhhhợợtttt

Nếu nhìn ở góc độ nào đó, tình yêu trong tác phẩm này có thể chia làm hai loại, một loại chân thành, bền vững của phụ nữ, một còn lại giả tạo, hời hợt của đàn ông. Hai nhân vật nam trong tác phẩm bộc lộ một tình yêu nhanh đến mà cũng vội vàng ra đi. Tình yêu hời hợt của hai cha con nhà ông Oki, hầu như, chỉ để đáp ứng nhu cầu được gần gũi với những người phụ nữ xinh đẹp. Những tình yêu như thế cũng như những góc khuất đằng sau những chuyện vĩnh cửu của tình yêu.

Hai người đàn ông nhà ông Oki thể hiện một tình yêu giống nhau. Nhân vật nam Taichiro tuy rằng chưa có nhiều biểu hiện nhưng cũng là một nhân vật có những nét tương tự nhân vật người cha, ông Oki. Nhân vật Taichiro và nhân vật Oki được Kawabata khắc khoải khá mờ nhạt. Nét ngoại hình hầu như không được miêu tả. Thế nhưng qua tác phẩm, tính cách của hai nhân vật này thấp thoáng trong mỗi hành động, đặc biệt rõ trong tình yêu. Mối tình với nhân vật Otoko tuy rằng vẫn là mối tình làm ông Oki nhớ nhiều nhất thế nhưng ông còn yêu nhiều người nữa không chỉ riêng Otoko, “ông Oki, sau cô em ông có yêu ai nữa không? – Có, nhưng không phải như với Otoko.”[12;tr104] Sự hời hợt biểu hiện trong tình yêu của hai con người đại diện ấy hiện rõ bằng một tình yêu bất chợt. Những cảm xúc yêu thương của hai người đối với nhân vật Keiko đến rất nhanh. Nhân vật Oki chỉ gặp nhân vật Taichiro hai lần đã không kiềm chế được cảm xúc trước cô gái. Cũng với hai lần gặp gỡ, nhân vật Taichiro cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tuy nhiên có thể đặt vấn đề rằng, nhân vật Keiko cũng có một tình yêu như thế. Bởi vì nhân vật Keiko cũng đã yêu nhân vật Taichiro sau khi cuộc trả thù kết thúc. Thế nhưng, đây là hai loại người khác nhau. Cha con ông Oki là loại người không có quyết đoán, không có sự độc lập trong suy nghĩ. Nhân vật Keiko lại có một tính cách ngược lại, mạnh mẽ, quyết liệt. Thế nên, không thể đồng nhất giữa tình yêu của Keiko với tình yêu của Taichiro và ông Oki. Bằng chứng cho sự khác biệt đó là câu nói của Keiko trong lần trò chuyện với ông Oki. “Em không mơ hồ về chuyện này đâu. Em ao ước gặp được người đàn ông làm cho em hoàn toàn quên bản thân em, dù chỉ năm mười ngày em cũng chấp nhận.”[12;tr113]

Thêm vào đó, ta thấy rằng, Keiko cũng đã dám chết cùng với người yêu trong kế hoạch trả thù. Chết cùng Taichiro không chỉ để trả thù mà còn để sống cho tình yêu mà cô hằng mơ ước. Đó là sự khác biệt rõ rệt giữa hai loại người trong tình yêu.

Không chỉ đến một cách nhanh chóng, những người có tình yêu hời hợt kiểu này thể hiện tình yêu một cách mờ nhạt. Ông Oki yêu nhân vật Otoko trong hoàn cảnh đã có vợ. Tình yêu ấy bắt đầu một cách giả dối. Thế nhưng, tình yêu này khiến ông Oki nhớ nhiều nhất. Ông Oki bất chấp vợ mới sinh và đứa con bệnh vẫn đến thăm nhân vật Otoko nhưng điều đó không chứng minh được tình yêu của ông dành cho nhân vật Otoko. Hành động này cho thấy thái độ vô trách nhiệm của một người chồng, một người cha. Nhân vật Otoko là người phụ nữ mà ông Oki rất yêu và dành nhiều thời gian nhưng thói vô trách nhiệm của ông cũng bộc lộ với nhân vật này. Ông Oki đến với nhân vật Otoko vốn đã là một tình yêu lừa dối. Ông Oki không hề nghĩ rằng cô gái sẽ thế nào khi biết ông đã có vợ. Điều thứ hai, khi mọi chuyện phơi bày ra ánh sáng, bộ mặt giả tạo của ông được che đậy bằng những ngôn ngữ thật êm tai, “anh nghĩ thật ra anh là người vô liêm sỉ. Như bây giờ với em, em nghĩ anh chưa đủ vô liêm sỉ sao?”[12;tr45] Người đàn ông ngoài mặt đang trách móc bản thân nhưng thật sự đang cố lấp đi những lỗi lầm của mình. Ông Oki đến thăm Otoko khi cô mới sinh và khi cô vào bệnh viện tâm thần nhưng đó không phải là cách bù đấp cho nỗi tổn thương quá lớn trong lòng nhân vật Otoko. Hành động bỏ gia đình với đứa con đang bệnh nặng ngoài chứng tỏ thái độ vô trách nhiệm mà còn chứng minh cảm xúc của người đàn ông này đến và đi quá nhanh. Ông Oki ham thích với cái lạ. Người vợ Fumiko, lúc này không quan trọng bằng cô tình nhân Otoko. Bởi vì, mối tình với nhân vật Otoko chiếm trọn cảm xúc ông lúc bấy giờ cũng như người vợ Fumiko cũng đã có một thời ông yêu. Tác phẩm không đề cập đến tình yêu của ông Oki và nhân vật Fumiko trước kia nhưng có thể suy luận theo những sự việc xảy ra tiếp theo. Ông Oki sau khi yêu nhân vật Otoko còn yêu nhiều người khác nữa. Đến lúc câu chuyện kết thúc, ông Oki cũng đã yêu thêm một người nữa là nhân vật Keiko. Như vậy, trong cuộc đời, ông Oki đã yêu rất nhiều người dù rằng vẫn đang sống với vợ và con. Những cuộc tình trong cuộc đời lão già này xảy ra trong một lúc nào đó, vụt tắt rồi tiếp tục với những cuộc tình khác. Nhân vật người con, Taichiro không có một lí lịch yêu đương dài như người cha nhưng tình yêu của cậu trai trẻ này cũng có những nét tương tự. Cả hai cha con nhà ông

Oki đều có biểu hiện nhạt nhẽo trong tình yêu. Tình yêu của họ hầu như chỉ là cảm xúc nhất thời, có thì tận hưởng mà không có cũng chẳng sao. Thế nhưng, ông Oki với lòng ích kỉ của một người đàn ông, đôi lúc, ông muốn giành lấy điều mà mình chưa có. Trong một khoảng thời gian ngắn, tình yêu với nhân vật Keiko rộ lên bằng một thói quen tìm cảm giác mới lạ. Ông Oki nảy sinh một cảm xúc tạm thời với cô gái này giống như những mối tình ông đã từng trải qua. Nhân vật Keiko bằng một tình yêu chiếm hữu cũng đã ích kỉ trong tình yêu nhưng sự ích kỉ đó là thể hiện tình yêu, muốn chiếm trọn tình yêu về mình. Nhân vật Oki lại ích kỉ theo một kiểu khác. Nếu nhân vật Otoko nhớ về cuộc tình với ông Oki bằng nỗi buồn chất chứa trong cảnh vật. Những kỉ niệm cũ hiện về với nhân vật Otoko là những hồi ức đẹp và trong sáng, “Thời gian qua, ân ái cũ của hai người dần trở nên trong sạch, bản chất từ thể xác đã trở thành tâm hồn. Nàng biết mình không còn thanh khiết, giống như Oki. Vậy mà nàng thấy ân tình của hai người thanh khiết”[12;tr169] Ông Oki cũng nhớ về hình ảnh nàng Keiko khi “mùi đất cùng với mùi cây dâng lên, những tàn lá rậm kín xanh mướt như che đậy cho ông. Trong kín đáo riêng tư, hình ảnh Keiko trở về sinh động trong đầu.”[12;tr196] Ông Oki không tìm được sự thanh khiết trong ý nghĩ như nhân vật Otoko. Ông Oki nhớ đến Keiko không phải vì sắc đẹp của cô gái, ông Oki không nhớ đến những cử chỉ dịu dàng của cô gái mà “trước tiên ông thấy lại cái núm vú của cô gái. Cái núm vú hồng, da mỏng gần như trong suốt”[12;tr196], “Nước da Keiko không trắng như vậy, nhưng núm vú sắc hồng tươi mát như vừa tắm gội. Núm vú giống cái nụ đặt trên nhũ hoa mịn như kem.”[12;tr197] Hình ảnh của Keiko hiện lên trong đầu ông Oki là vẻ quyến rũ trên cơ thể cô gái. Tuy nhiên, vẻ đẹp ấy không được ông Oki thưởng thức bằng mỹ cảm mà bằng khoái cảm, “Nhưng Oki nhớ lại núm vú của Keiko không phải chỉ vì nó đẹp. Nhớ lại là vì đêm ở khách sạn, cô gái cho ông núm vú phải nhưng khước từ ông núm vú trái”[12;tr197] Gần như nắm bắt được ý nghĩ của hai người đàn ông nhà ông Oki, nhân vật keiko đã bày ra trong kế hoạch của mình những tình huống khiến hai người này bộc lộ bản chất. Ý nghĩ không để Taichiro gặp cô gái thể hiện cái ích kỉ của ông khi chưa giành được trọn vẹn cô gái. Ta thấy có một sự trái ngược giữa cái cảm xúc dâng trào khi ông Oki nghĩ đến Keiko và nguy cơ Taichiro gặp được cô gái và ông Oki ở cuối tác phẩm. Ông Oki trong sự ích kỉ đã nhất quyết tìm cách ngăn cản cuộc gặp mặt này, “Không thể để Taichiro liên hệ với cô gái. Không,

không thể để chuyện này xảy ra. Nắm chặt một cành non, ông nghĩ làm thế nào bây giờ”[12;tr201] Cuối tác phẩm, Ông Oki tỏ ra bình thản, gần như ông không có hành động gì, thất vọng, hụt hẫng, đau khổ. Hành động duy nhất của ông Oki chỉ là câu nói: “Em đừng nóng. Ngoài kia bao nhiêu người đang lo đi tìm con mình”[12;tr284] và “Ôm vai Fumiko, Oki dìu vợ ra khỏi phòng”[12;tr284] Đó là hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau. Qua đó, ta cảm nhận được một sự phớt lờ nhẹ. Tình yêu trong thâm tâm của hai con người ấy cũng chỉ là một cơn gió nhẹ thổi qua, thoáng một chốc rồi thôi. Nhân vật Taichiro và ông Oki, từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ là những con người thụ động chịu sự điều khiển của nhân vật Keiko. Cả hai nhân vật không có một hành động bảo vệ tình yêu hay một cử chỉ nhỏ để giữ gìn nó dù là một tình yêu chân thật hay giả dối.

Tình yêu hời hợt là một loại tình yêu xảy ra ở mức độ nhạt nhẽo của hai người đàn ông trong tác phẩm. Đây là loại tình yêu tạo những cảm xúc nhất thời. Những người trong cuộc thể hiện một thứ cảm xúc mù mờ. Tình yêu hời hợt của đàn ông tạo một thế đối lập. Tình yêu đôi khi chỉ để tìm đến niềm khoái lạc mà không hề có sự ràng buộc trong quan niệm của một số người. Theo đó, tình yêu chỉ như một trò giải trí cần đến để vui mà không có ý nghĩa nào khác.

Một phần của tài liệu đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết đẹp và buồn của tác giả kawabata yasunari (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)