Nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật

Một phần của tài liệu đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết đẹp và buồn của tác giả kawabata yasunari (Trang 33)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.Nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật

2.2.2. 2.2.2.

2.2.2. NNNNéééétttt vvvăăănn hnnhhóóóaaaa truytruyềềềềntruytruy nnn ththththốốngng trongngngtrongtrongtrong nghnghnghnghệệệệ thuthuthuthuậậtttt

Ngoài những phong tục trong các lễ hội, trong lĩnh vực thưởng thức hằng ngày, xã hội Nhật Bản tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo. Trong ĐẹĐẹĐẹĐẹpppp vvvvààà buà bububuồồnnnn, Kawabata viết nhiều về một loại nghệ thuật truyền thống lâu đời của người Nhật: vẽ tranh. Ngoài ra, những nét đẹp tinh tế trong sáng tạo và thưởng thức chất triết lý của vườn đá cũng được đề cập.

Vẽ tranh cũng là một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản. Nền hội họa Nhật Bản mặc dù trải rất nhiều thời kì qua những trào lưu khác nhau thì hội họa vẫn là một trong những điểm đặc sắc trong truyền thống lâu đời của người Nhật. “Mọi căn nhà đều có một Kamemono (vật để treo tranh) trong phòng chính. Chỉ có một bức tranh duy nhất được treo lên và nó cũng thay đổi theo từng mùa. Vì thế nó gợi lên một bức tranh về sự thay đổi ngay trong căn nhà của chủ nhân và trong nhà bạn bè.” [9; Tr110]. Như vậy, bức tranh cũng có một vai trò quan trọng trong mỗi căn nhà người Nhật. Trong tác phẩm này, vẽ tranh vừa là một nét văn hóa truyền thống mà tác giả gửi gắm bằng thái độ trân trọng lại vừa thể hiện một quan điểm trong sáng tác và thưởng thức nghệ thuật. Vẽ tranh là một loại hình truyền thống của người Nhật nhưng không phải bất cứ ai cũng có khả năng vẽ nên một bức tranh được nhiều người tán thưởng. Mỗi bức tranh có một thần thái riêng do người sáng tạo vẽ nên và người xem bắt gặp cái hồn ấy. Đó chính là mối quan hệ tuyệt hảo giữa người sáng tạo – tác phẩm nghệ thuật – người thưởng thức. Chính vì vậy, mỗi bức tranh trong tác phẩm hầu như đều ẩn chứa một tâm sự sâu kín của người sáng tạo nên chúng. Bức tranh của nhân vật Otoko có một nét buồn thầm lặng. Bức vẽ vườn chè,

Otoko chỉ dùng mỗi một màu xanh. Nhưng qua đó, ta còn cảm nhận được cả một cái nhìn hay đúng hơn là một nỗi niềm qua màu sắc ấy của bức tranh. Nhân vật Otoko trả lời nhân vật Keiko: “Đúng, đồi chè mùa hái lá có cả một quang phổ từ lục nhạt đến lục đậm.”[12;tr79] Chỉ đơn giản là một màu xanh nhưng là sự biến đổi từ lục nhạt đến lục đậm. Không đơn thuần là màu sắc, đây là sắc thái biến đổi trong cảm xúc của người nghệ sĩ. Nhân vật cô giáo Otoko bộc lộ qua bức tranh là một nỗi buồn nhiều cấp độ như một bản nhạc lúc trầm, lúc bổng. Từng nỗi đau của quá khứ chết lặng, nằm yên đó trên những vệt màu bất động nhưng không bao giờ yên ổn qua những mức độ khác nhau hiển hiện sinh động qua màu sắc. Nỗi buồn hầu như được lan tỏa vô hạn bởi bức tranh chỉ vẽ mỗi một đối tượng là chè. Cái mênh mông ấy của màu xanh tạo cảm giác trải dài vô tận của những nỗi đau lúc nhẹ nhàng, lúc tăng tiến như tâm trạng của con người cô đơn trước sự to lớn của cảnh vật.

Bức tranh nhân vật Otoko vẽ mẹ và đứa con thiếu tháng lại là một tiếng nói khác cất lên từ tâm hồn người nghệ sĩ. Hai người nàng hết mực yêu thương dù đã lìa xa nhưng tình thương yêu đã được nhân vật này thể hiện qua bức tranh bằng những nét vẽ. Bức “Em bé lên trời” không còn là một nỗi buồn triền miên, da diết mà ẩn chứa nỗi lòng của một người mẹ. Bức tranh không giống con nàng vì nhân vật Otoko chưa gặp con lần nào nhưng tượng hình của đứa bé trong tranh là hình ảnh đứa con mà nàng vẽ nên bằng tình yêu của người mẹ thương con. Vì thế, nàng luôn nghĩ rằng bức tranh vẽ con nàng dù nàng nhận rằng tranh không giống con nàng. Bức “Em bé lên trời” không những là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là cách thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng. Với bức tranh vẽ mẹ, nhân vật Otoko cũng vẽ bằng cảm xúc yêu thương tương tự. Bức tranh vẽ chân dung người mẹ nhưng lại trở thành bức tranh vẽ chính mình. Có thể biện minh rằng nhân vật Otoko giống mẹ nhưng bức chân dung ấy hiện ra rõ ràng quá trẻ so với người mẹ quá cố. Bức tranh ấy chính nhân vật Otoko vẽ mẹ nhưng cảm xúc của một người con với mẹ khiến hình ảnh mẹ luôn hoàn hảo và đẹp nhất trong lòng nàng, “Trong tranh, mẹ nàng rất trẻ và đẹp, còn trẻ hơn chính nàng bây giờ. Có lẽ trẻ như tuổi ba mươi mốt ba mươi hai của nàng khi đó. Nàng đã tự vẽ cái trẻ trung của mình khi vẽ mẹ, hay là bà mẹ đã trẻ lại qua cây cọ của con gái.” [12;tr89 -90] Như vậy, bức chân dung của người mẹ toát lên cảm xúc của tác giả với niềm thương nhớ và mong mỏi cho mẹ luôn trẻ đẹp. Tình cảm

của nhân vật Otoko không chỉ được thể hiện bằng hành động vẽ một bức tranh tưởng nhớ mẹ mà tình cảm còn hiện diện sinh động trong bức tranh ấy qua nét vẽ. Bằng một tâm hồn riêng, những bức tranh của nhân vật Keiko lại là hiện hình của một con người muốn nổi loạn. Những bức tranh trừu tượng hiển hiện thật sinh động nội tâm của một cô gái có cá tính. Các bức tranh được vẽ bằng cùng một phong cách trừu tượng nhưng mỗi bức tranh khác nhau lại ẩn chức một câu chuyện và ý nghĩa riêng. Trong hai bức tranh nhân vật Kieko mang đến nhà ông Oki, bức có tên là cây mận chỉ vẽ một bông mận, “Tranh đóng khung giản dị. Một tấm có tên cây mận, nhưng chỉ vẽ một bông mận độc nhất to như đầu đứa trẻ, không cành, không thân. Còn nữa, cánh hoa màu đỏ lẫn với cánh hoa màu trắng. Màu đỏ của những cánh hoa đỏ gồm nhiều cung bậc đậm nhạt khác nhau.” [12; tr63] Chi tiết về bức tranh cho thấy tài năng của nhân vật qua bức vẽ độc đáo. Ngoài ra, bức tranh còn lột tả được nỗi lòng của người vẽ. Bức tranh mang tên cây mận nhưng thực tế chỉ vẽ một bông mận. Sự cô độc của bông hoa ấy trên khung vẽ được cảm nhận như sự cô độc của con người không một nơi để bám víu. Bông hoa ấy có thể là tượng trưng cho sự ghép đôi giữa hai nhân vật Otoko và Keiko. Hai màu hoa trên một bông hoa, với màu đỏ của cánh hoa “gồm nhiều cung bậc khác nhau” Mức độ đậm nhạt của màu hoa đỏ tựa như cuộc đời thăng trầm của nhân vật Otoko và màu trắng của những cánh hao khác giống tính chất ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật Keiko. Hai màu hoa của cùng một bông hoa tươi thắm được đặt tên là cây mận có lẽ là mong mỏi của một sự trọn vẹn nhưng vô vọng. Bởi lẽ nhân vật Keiko đã đặt tên bức tranh là cây mận như hi vọng một sự sống dù là một bông hoa lẻ loi giữa núi tuyết. Thế nhưng bông hoa đơn độc, không thân không cành như cuộc sống bơ vơ, cô độc của hai nhân vật. Sự lạc lõng của con người giữa dòng đời được thể hiện qua bức vẽ là ý nghĩa lớn mà bức tranh muốn chuyển đến người xem. Khi thưởng thức bức tranh, người xem không chỉ ngắm bông hoa mà còn nhận ra ý nghĩa của cuộc đời. Khi đó, nghệ thuật ngoài thỏa mãn nhu cầu giải trí còn phục vụ con người trong cách cảm và nhìn cuộc sống.

Nhìn từ góc độ tưởng thức, nghệ thuật vẽ tranh cũng được cảm nhận theo những mức độ tình cảm khác nhau của người xem tranh. Những bức tranh được người họa sĩ vẽ tạo nên ở người thưởng thức những cảm xúc riêng. Cái hồn của bức tranh nói hộ nỗi lòng của người vẽ. Chính vì vậy, người thưởng thức bức tranh không chỉ hiểu về bức tranh mà còn

đoán được phần nào cuộc sống nội tâm của người tạo tác. Ta thấy rằng, nhân vật cô giáo Otoko là nhân vật có khả năng hiểu rõ tiếng nói âm thầm của những bức tranh mà nàng Keiko đã vẽ. Nhân vật Otoko là một người am hiểu sâu sắc về nghệ thuật vẽ tranh, đồng thời cũng là nhân vật gần gũi với nhân vật Keiko trong cuộc sống. Xem tranh, nhân vật cô giáo Otoko hiểu ngay rằng đã có chuyện gì ở khách sạn với ông Oki. Những bức tranh khác mang đến nhà ông Oki cũng được cảm nhận khác nhau dù rằng chúng là một. Bức tranh có tên là cây mận được nhân vật Kumiko cho là kì dị nhưng nhân vật Oki lại thấy được nội tâm của cô gái trên bức ảnh, “Ông có thể cho tấm tranh là nóng hay lạnh nhưng phải ghi nhận bông mận bừng bừng cảm xúc và ăm ắp cái trẻ, cái sức sống của họa .”[12;tr64] Ông Oki thưởng thức bức tranh một cách toàn diện và cảm nhận từng chi tiết trên bức tranh, “Một nguồn sinh lực kỳ lạ như vận chuyển bên trong, và bông hoa như đang lắc lư. Có lẽ tại cái nền tranh mà mới đầu ông tưởng là những mảng nước đá, nhưng nhìn kĩ hóa ra là một dãy núi tuyết. Phải là núi mới tạo được ấn tượng mênh mông như vậy.”[12;tr63] Vì thế, cảm nhận của ông có phần sâu sắc hơn. Từ cách nhìn tinh tế và tỉ mỉ, ông Oki liên tưởng cái nền tranh ấy như thế giới nội tâm của nhân vật Keiko. Với bức tranh còn lại, ông Oki cũng đã bắt gặp những nét độc đáo trong bức vẽ, “Thoáng nhìn, Oki tưởng như chẳng thấy gì hòa hợp giữa các màu. Tuy nhiên, một ý niệm đam mê kỳ dị như ứa ra từ tranh. Chi tiết nào cũng có dụng ý. Không đặt tên cho tranh cũng là chủ tâm dành cho người ngắm toàn quyền suy diễn. Vậy mà cảm xúc tưởng như giấu kín của họa sĩ lại hiện ra lộ liễu.” [12;tr66] Tuy nhiên, cũng cùng hai bức tranh ấy, mọi chuyện lại trở nên kỳ dị với nhân vật Fumiko. Nhân vật này chỉ thấy những vệt màu trát bừa lên tranh nên không hiểu nổi hình thù của những gì được vẽ. Bằng lòng ghen tuông của một người phụ nữ, Fumiko không hiểu rõ từng chi tiết trên tranh nhưng lại cho đó là hai bức tranh để tả Otoko. Cùng là hai bức tranh nhưng hai người thưởng thức lại có hai cảm giác khác nhau. Nhân vật ông Oki tìm thấy sự hào hứng về những đường nét trừu tượng của tranh và tìm ra một ý nghĩa riêng. Cũng bằng hai bức tranh ấy, nhân vật Fumiko lại lồng lộn trong cơn ghen dẫn đến hành động đòi xé và đốt mấy bức tranh. Như vậy, sản phẩm của một người nghệ sĩ tạo ra có ảnh hưởng không hề nhỏ đến tình cảm của người thưởng thức nghệ thuật. Mối quan hệ giữa người sáng tạo nghệ thuật với tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo và người thưởng thức có một mối ràng buộc vô hình bắt nguồn từ cảm hứng sáng

tạo. Muốn sáng tác nên một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, người nghệ sĩ phải có một một số tiền đề quan trọng trong đó có cảm xúc từ thực tiễn đời sống. Trong quá trình tồn tại, người nghệ sĩ trải qua một môi trường xã hội mà ở đó, họ phải tự đối mặt với tất cả thử thách để được sống. Qua đó, những cảm xúc và kinh nghiệm thực tiễn được thu nhặt làm nảy sinh cảm xúc cho những tác phẩm của họ. Đó là một phần ý nghĩa mà tác phẩm này nhắc đến thông qua cuộc đời của những nhân vật và tác phẩm mà họ tạo ra.

Những bức tranh trong tác phẩm hầu như đều có những ý nghĩa riêng. Mỗi bức tranh không đơn thuần là một vật thể vô tri để trang trí mà ẩn chứa tâm hồn người nghệ sĩ. Các bức tranh được vẽ chuyển tải câu chuyện riêng về cuộc đời của mỗi nhân vật. Bức tranh gắn liền với người sáng tạo ra nó không chỉ riêng về phần tạo tác mà còn là mối dây liên hệ từ cuộc đời người nghệ sĩ ra thế giới bên ngoài. Bức tranh hòa vào câu chuyện chung của mỗi nhân vật để kể tiếp những câu chuyện từ nỗi lòng thầm kín của họ.

Bên cạnh nghệ thuật cấm hoa Ikebana, vườn đá là một loại hình nghệ thuật khá độc đáo của Nhật Bản. Trong tác phẩm, Kawabata điểm qua khung cảnh vườn đá như một nét đẹp tạo cảm giác thư giản, “Khi mùa mưa dứt, nàng hay đến vẽ tại vườn đá chùa Rêu. Nàng không chủ tâm vẽ, mà chỉ muốn ngắm vườn để hấp thụ chút khí lực tỏa ra từ đá. Nàng nghĩ vườn đá này cổ nhất và có khí lực nhất trong các vườn đá trong vùng.”[12;tr122] Cảnh vườn đá hiện ra không rõ ràng nhưng gợi những ấn tượng về sự bền vững theo thời gian. Vườn đá chịu ảnh hưởng của thiền và xây dựng cho giống với thiên nhiên nhưng mang sự sáng tạo của con người. Những tầng ý nghĩa của vườn đá thể hiện con người Nhật Bản sống tinh tế, tĩnh lặng và sâu về nội tâm, đẹp một cách thâm trầm. Cảnh vườn đá cho thấy vẻ đẹp từ những chất liệu mộc mạc mà lại tạo những mơ hồ trong những vòng ý nghĩa, “Những cảnh dựng bằng đá đều như có gì trừu tượng, mơ hồ, bí ẩn ấy, cô nhỉ. Em cảm thấy vườn ăm ắp một khí lực siêu hình... Em nghĩ đến tranh Cezanne vẽ bờ biển L’estaque lởm chởm đá.”[12;tr123] Vườn đá xuất hiện trong câu chuyện cũng là một cách lưu giữ những nét đẹp truyền thống. Vẻ đẹp của khu vườn đá không chỉ là những hình thù đá mà đó còn là một sự trải dài mưa nắng. Chất liệu đá gợi sự thô sơ nhưng bền vững. Đá tạo nên những ý nghĩ về sự rắn chắc, bền chặt. Chất liệu đá gợi những ý nghĩ về vật thể chết nhưng lại có những ý nghĩa nhất định. Đặt vấn đề giá trị của những vật thể vô tri, vườn đá tạo cảm giác về những hư không của vũ trụ. Khu vườn

đặt trong khung cảnh của đền Rêu lại càng tăng thêm sự dãi dầu theo thời gian. Chất liệu đá tuy rằng bền vững nhưng cũng dự đoán sự thay đổi. Câu nói của Otoko ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc có một chút buồn cho sự tồn tại của cái đẹp, “Cô không bao giờ mơ chuyện ấy. Nhưng mà vườn đá này, hay cả vườn đá trong lâu đài Katsura cũng phải thay đổi với thời gian. Cây mọc lên rồi cỗi, bão tố thiên tai tàn phai... Tuy nhiên cách đá được bày chắc ít thay đổi hơn.”[12;tr131] Như thế cái đẹp trước mắt rồi cũng sẽ phai tàn theo thời gian, cái đẹp cho dù có bền vững đến đâu thì phía cuối vẫn là sự lụi tàn. Nếu có một thứ tồn tại lâu hơn thì đó có lẽ là những cảm xúc và ấn tượng trước cái đẹp. Nó tồn tại trong lòng người như những cái đẹp còn lại. Hình ảnh vườn đá xuất hiện một phần là sự tìm tòi, giới thiệu và lưu giữ nét đẹp trong thưởng thức nghệ thuật của người Nhật, một phần là đối tượng gián tiếp để xoay quanh những vấn đề có ý nghĩa triết lí sâu sắc. Sự bền vững của tạo vật theo thời gian và sự giới hạn, sự lụi tàn của mọi tồn tại là bài học lớn được tác giả đưa vào nhờ sự xuất hiện của vườn đá. Ngoài ra vườn đá còn cho phép liên tưởng đến cuộc tình mà nhân vật Otoko vẫn giữ trong lòng hơn hai mươi năm. Sự hư hao của vườn đá đặt câu hỏi về một tình yêu vĩnh cửu. Vườn đá xuất hiện như đại diện cho những vật thể vững chắc nhất. Tuy nhiên, hiện thực về sự hư tổn của vườn đá lại là một thực tế tàn nhẫn cho mối hi vọng về một điều gì đó tồn tại mãi mãi. Chi tiết vườn đá có ý nghĩa lớn đặt vấn đề cho toàn câu truyện về kết thúc của một tình yêu thủy chung. Tình yêu của nhân vật Otoko đã được thử thách qua một thời gian khá dài. Cho đến khi tác phẩm kết

Một phần của tài liệu đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết đẹp và buồn của tác giả kawabata yasunari (Trang 33)