các công ty KTĐL ở Việt Nam hiện nay.
Trọng yếu là một khái niệm quan trọng trong kiểm toán và việc vận dụng trọng yếu trong quy trình kiểm toán là việc rất quan trọng. Do vậy,cần có các hướng dẫn cụ thể liên quan đến trọng yếu trong kiểm toán:quy trình vận dụng trọng yếu trong kiểm toán BCTC.
Quy trình đánh giá trọng yếu trong các giai đoạn kiểm toán
3.2.1.Vận dụng trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được,xác định phạm vi của cuộc KT và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán.
Quy trình vận dụng trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch trải qua các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đơn vị được kiểm toán và môi trường kinh doanh, đánh giá các rủi ro của các sai lệch trọng yếu.
42
Để có được sự hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường kinh doanh, KTV phải tìm hiểu chuẩn mực VSA 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh” để có hiểu biết về tình hình chung về nền kinh tế cũng như môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở quan trọng để KTV đưa ra các xét đoán chuyên môn. Mức độ hiểu biết tình hình kinh doanh và việc sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ trợ giúp KTV trong các công việc:
- Đánh giá rủi ro và xác định các vấn đề đáng chú ý
- Lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả - Đánh giá bằng chứng kiểm toán
- Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho đơn vị được kiểm toán
Để sử dụng hiệu quả các hiểu biết về tình hình kinh doanh, KTV phải đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng tổng thể từ những hiểu biết của mình đến BCTC của đơn vị, cũng như sự phù hợp của các cơ sở dẫn liệu trong BCTC so với những hiểu biết của KTV về tình hình kinh doanh.
Bước 2: Ước tính ban đầu về mức trọng yếu
Để thiết lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC,KTV cần lựa chọn được chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá trọng yếu, KTV phải xác định được chỉ tiêu nào trên BCTC là chỉ tiêu mà người sử dụng BCTC quan tâm nhất.
Mặc dù ước lượng ban đầu về mức trọng yếu là một xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của KTV song trên thực tế các công ty KT thường đề ra những hướng dẫn cụ thể cho các KTV của mình trong việc ước lượng ban đầu về trọng yếu. Căn cứ vào nhóm người sử dụng quan tâm đến BCTC, KTV có thể ước lượng mức trọng yếu trong các trường hợp như sau:
Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị chỉ tiêu × Tỷ lệ %
- Trường hợp những người sử dụng quan tâm chủ yếu đến BCKQHĐKD, nghĩa là quan tâm đến kết quả hoạt động của đơn vị trong một khoảng thời
43
gian cụ thể. Khi đó,KTV nên chọn một số chỉ tiêu trên BCKQKD làm cơ sở cho đánh giá mức trọng yếu như: Lợi nhuận trước thuế, doanh thu, lãi gộp… Một lưu ý quan trọng đó là chỉ tiêu cơ sở được chọn là chỉ tiêu mang tính chất ổn định. Sự ổn định thể hiện tình trạng của các chỉ tiêu qua các năm, nếu có các sự bất ổn hoặc không phù hợp các chỉ tiêu, KTV phải thực hiện các thủ tục để loại trừ ảnh hưởng của các biến động để đảm bảo tính ổn định của chỉ tiêu cơ sở cho việc xác lập mức trọng yếu.
Tỷ lệ mà KTV có thể sử dụng khi xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC trong trường hợp này là:
Lợi nhuận thuần trước thuế (hay chỉ tiêu lãi gộp) 5% - 10%;Tổng doanh thu 0,5% - 3%
- Trường hợp những người sử dụng quan tâm chủ yếu đến BCĐKT, nghĩa là quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể, quan tâm đến khả năng thanh toán và tính thanh khoản của khách hàng. Lúc này, chỉ tiêu được chọn là tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu (hay là tài sản thuần). Chỉ tiêu được chọn nên là chỉ tiêu mang tính ổn định và có khả năng thực hiện được.
Tỷ lệ mà KTV có thể sử dụng khi xác định mức trọng yếu cho BCĐKT trong trường hợp này sẽ là:
Tổng tài sản 0,5% - 3% ; Vốn chủ sở hữu (hay tài sản thuần) là 1% - 5%.
Bước 3: Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục (còn gọi là mức sai lệch có thể chấp nhận được).
Sau khi KTV đã có được ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV cần phân bổ ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC. Mức độ trọng yếu này là cơ sở để thiết lập các thủ tục KT thích hợp liên quan đến mục tiêu KT, ước tính quy mô mẫu khi sử dụng phương pháp
44
chọn mẫu để kiểm tra nghiệp vụ, đánh giá ảnh hưởng của sai phạm đến mục tiêu KT.
Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của KTV và chi phí KT đối với từng khoản mục.
Do vậy, KTV có thể căn cứ vào tình hình thực tế của cuộc KT, nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC của các đối tượng sử dụng và rủi ro, trọng yếu của các khoản mục theo đánh giá chuyên môn mang tính chủ quan dựa trên năng lực cũng như kinh nghiệm của KTV để có mức phân bổ phù hợp đối với từng khoản mục, chứ không phải phân bổ đồng đều cho các khoản mục như vẫn thực hiện. Nếu KTV cho rằng một khoản mục nào đó có rủi ro lớn và trọng yếu hơn thì KTV có thể lựa chọn tỷ lệ là 50% hoặc thấp hơn, còn nếu KTV cho rằng khoản mục chứa ít rủi ro và tính trọng yếu thấp hơn thì KTV có thể lựa chọn tỷ lệ là lớn hơn 50% hoặc cao hơn nữa để lập kế hoạch thực hiện các thủ tục KT thích hợp.