Kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 45 - 46)

2. Nhân tố của chất lượng dịch vụ:

3.3.2.2Kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng

Tương tự như trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố ANOVA để kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên về theo Khoa, Năm học, Học lực và Giới tính.

Với kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Khoa, Năm học và theo Học lực, ta có kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) với mức ý nghĩa Sig. của các biến độc lập trong kiểm định phương sai đều lớn hơn 0,05. Có thể kết luận rằng phương sai mức độ hài lòng của sinh viên theo Khoa, Năm học và theo Học lực là không khác nhau và kết quả của phân tích ANOVA được sử dụng. Trong phân tích phương sai một nhân tố ANOVA, giá trị báo cáo về mức ý nghĩa của 5 biến độc lập lớn hơn 0,05, điều này có nghĩa mức độ hài lòng về chất lượng theo Khoa, Năm học và theo Học lực của sinh viên là không khác nhau.

Với kiểm định sự khác nhau về mức độ hài lòng theo Giới tính, kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) với mức ý nghĩa Sig. của các biến độc lập trong kiểm định phương sai nhỏ hơn 0,05 (giá trị báo cao Sig.=0,047). Có thể kết luận rằng phương sai mức độ hài lòng của sinh viên theo giới tính là khác nhau và kết quả phân tích ANOVA cho giá trị Sig. lớn hơn 0,05. Với kiểm định sự khác nhau về mức độ hài lòng theo giới tính, ta có thể kết luận, mức độ hài lòng của sinh viên là khác nhau về chất lượng đào tạo hay mức độ hài lòng của sinh viên nữ khác với mức độ hài lòng của sinh viên nam.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 45 - 46)