Xây dựng thủy điện tràn lan, người dân hứng chịu hậu họa

Một phần của tài liệu mặt trái của thủy điện (Trang 48 - 54)

5. Các bước thực hiện

3.3. Xây dựng thủy điện tràn lan, người dân hứng chịu hậu họa

HỌA

Từ cách xa công trình hàng trăm kilomet, những người dân vùng hạ lưu cũng trở thành nạn nhân. Các con đập đã ngăn chặn mất của họ dòng phù sa màu mỡ và các loài thủy sản. Mặc dù có chức năng điều tiết lũ và chống hạn hán, nhưng các nhà máy thủy điện thường tích xả nước trước tiên là vì lợi nhuận và sự an toàn của chính bản thân mình. Những vụ xả hồ chứa bất ngờ để chống quá tải đập trước một cơn lũ bất ngờ (hoặc do dự báo kém chính xác) gây lũ lụt cho toàn vùng hạ lưu, cuốn trôi nhà cửa, tài sản, hoa màu và cướp đi sinh mạng của nhiều người. Đối với người dân vùng hạ lưu, các hồ chứa hàng triệu, trăm triệu, thậm chí hàng tỷ mét khối nước trên thượng nguồn thực sự là những trái bom lơ lửng trên đầu. Ngược lại, vào những năm hạn hán, nước đầu nguồn bị tích lại trong các hồ chứa khiến vùng hạ lưu cạn khô nước sinh hoạt và sản xuất, đẩy người dân đối mặt với vô vàn khó khăn.

Việc xây dựng các nhà máy thủy điện tràn lan đã và đang trở thành “hội chứng quốc gia” với những hậu quả rất khó lường. Một minh chứng cụ thể là tỉnh Gia Lai, nơi được đánh giá có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện. Hiện Gia Lai là một trong những tỉnh có nhà máy thủy điện nhiều nhất nước. Tính đến nay, cả tỉnh mới có 21 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đi vào vận hành, nhưng trong những năm tới, sẽ có ít nhất 92 công trình thủy điện nữa hiện hữu trên địa bàn.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 46 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh Đặc biệt, trên lưu vực sông Ba có tới 65 bậc thang thủy điện trên dòng chính và chi,

nhánh thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai. Người ta đã hình dung trong tương lai không xa sông Ba sẽ biến mất, nhường chỗ cho ít nhất 65 hồ chứa thủy điện đặt cạnh nhau.

So với các tỉnh Duyên hải miền Trung-Tây Nguyên, Quảng Nam hiện đứng đầu về số lượng công trình thủy điện với 62 dự án đã được phê duyệt, trong đó có 47 dự án đã thực hiện. Trong số này có những công trình báo động về mức độ hủy hoại môi trường và nguy cơ đe dọa cuộc sống của người dân như khu vực Thủy điện Sông Tranh liên tiếp xảy ra động đất, còn Thủy điện A Vương gây ra thảm họa mất rừng và xả lũ chồng lên lũ.

Hình 3.4: Nhiều diện tích thiếu lúa ở miền Trung thiếu nước[42]

Dọc các tỉnh miền Trung, dễ dàng nhận thấy những “túi nước” khổng lồ treo trên đầu hàng triệu người dân, nhất là vào mùa mưa lũ, trong đó 4 tỉnh gồm Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế và hai tỉnh ở Tây Nguyên là Kon Tum, Đắk Nông có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ.

Danh thắng du lịch quốc gia Sa Pa và khiến Bãi đá cổ Sa Pa (tỉnh Lào Cai) di tích quốc gia đang được đề nghị UNESCO xếp hạng là di sản thiên nhiên thế giới, đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vì sự phát triển thủy điện ồ ạt tại tỉnh này.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 47 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh

Phần KẾT LUẬN

Phát triển thủy điện là điều cần thiết, góp phần khai thác nguồn tài nguyên nước phục vụ cho nhu cầu phát triển nền kinh tế, tạo động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thủy điện cũng đã và đang ẩn chứa nhiều nguy cơ về thảm họa môi trường và kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và vấn đề an toàn của vùng hạ lưu thủy điện. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn vấn đề thủy điện bằng một cách đa diện hơn.

Các tác động của thủy điện thì ai cũng nhìn thấy, cả mặt lợi và hại. Xét trên tổng thể nền kinh tế quốc gia, nhu cầu năng lượng quốc gia, việc khai thác thủy điện để cung cấp năng lượng là tốt vì đây là nguồn năng lượng tái sinh. Vấn đề của Việt Nam là con người, kể cả người thực hiện, chủ đầu tư và người quản lý. Có một lỗ hổng trong quy trình quản lý nên việc quản lý, cấp phép và giám sát môi trường chưa chặt chẽ dẫn đến các tác động ngoài mong muốn mà một bên không thể dễ dàng nhận trách nhiệm. Một số tác động gần đây như lũ tăng bất thường, động đất kích thích, vỡ đập, phá rừng, biến đổi sinh thái và hình thái hạ lưu sông… là kết cục tất yếu của một quá trình lâu dài hơn 10 năm khai thác thủy điện nhưng các chế tài chưa phù hợp với phong trào “nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện”.

Các đề án xây dựng nhà máy thủy điện đều nêu mục tiêu đa dạng như: phát điện, điều hòa lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp...Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chủ yếu phục vụ cho việc phát điện, các mục tiêu khác - nhất là điều tiết lũ lụt - hầu như chưa phát huy tác dụng. Các lòng sông hiện nay chuyển thành hồ chứa, nơi lưu giữ lượng nước vào mùa mưa nhằm điều hòa nước giữa mùa mưa và mùa khô nhưng đến một lúc nào đó lòng hồ bị bồi lắng, không còn khả năng lưu trữ nước, lượng nước mưa trước đây được chảy trong lòng sông hay lưu giữ trong lòng hồ thì bây giờ sẽ chảy tràn trên chính các lòng sông, lòng hồ cũ nhưng ở mức cao hơn nên sẽ tạo ra lũ trên diện rộng, mức lũ và độ hung dữ của lũ sẽ cao hơn. Hậu quả của lũ này sẽ lớn hơn rất nhiều so với khi các dòng sông chưa biến thành các lòng hồ. Hiện nay, chúng ta đang đồng loạt xây dựng các nhà máy thủy điện trên cùng một hệ thống sông với quy mô nhà máy khác nhau, điều này dẫn tới một kịch bản là sau khoảng hàng chục năm tồn tại các hồ thủy điện này có thể đồng loạt mất khả năng điều tiết lũ vào cùng một khoảng thời gian. Khi trên cùng một hệ thống sông không còn yếu tố điều tiết lũ từ các hồ sẽ dẫn đến những trận lũ quy mô lớn, trên diện rộng và thiệt hại sẽ khó lường trước được.

Việc xây dựng thủy điện ở Việt Nam không rẻ như ước tính hiện nay bởi chi phí môi trường và xã hội trong dự án thủy điện là không thể ước tính hoặc ước tính không hết và ngân sách cho các biện pháp giảm thiểu vẫn còn rất nhiều hạn chế. Điều này có thể thấy qua các chi phí cho tái định cư và phục hồi sinh kế, đền bù cho thiệt hại về rừng và các tác động tiêu cực trực tiếp hay gián tiếp lên đa dạng sinh học và lên sự an toàn và giảm nhẹ rủi ro của đập.

Một số tác động cụ thể không hoàn toàn được giảm bớt, mà chỉ một phần nào đó. Đặc biệt là nhu cầu sinh kế thay thế của người dân bị ảnh hưởngvẫn chưa được quan tâm đúng mức. Giá đất đền bù đất và tái định cư từ các nhà đầu tư dự án không phải lúc nào cũng đầy đủ. Người nhận đền bù đất rồi nhưng hệ thống thủy lợi không có sẵn và đất có chất lượng thấp. Giảm thiểu thiệt hại rừng thông qua tái trồng rừng lại được thực hiện một cách không toàn diện ngay cả trong trường hợp đã thỏa thuận trước đó. Mất đa dạng

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 48 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh sinh học thường được coi là tạm thời, thứ yếu và không có các biện pháp được đề xuất và

thực hiện. Vỡ đập, vận hành hồ chứa và quản lý đập yếu kém gây ra rủi ro cho người dân địa phương cũng như người dân và cộng đồng dân cư ở hạ lưu nhưng thường không được xem xét, do đó không dự trù kinh phí trong tổng chi phí đầu tư và vận hành các đập thủy điện.

Trong khi hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, sông Vu Gia –Thu Bồn đang phụ thuộc rất nhiều từ sự điều tiết nước của các hồ thủy điện (Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, A Vương, Đắk Mi...), với hàng chục triệu người dân, gần như trên 80% diện tích sản xuất nông nghiệp nước ta đang phụ thuộc vào nước của hệ thống các hồ thủy điện - thủy lợi. Nước từ hệ thống hồ có thể quyết định đến diện tích, năng suất, thời gian gieo trồng, thậm chí cả phương thức canh tác....từ đó ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Khi không còn nước từ các hồ cung cấp, các vùng đất này sẽ sản xuất rất bấp bênh và đời sống, lũ lụt và hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn. Mặc dầu người nông dân nước ta đã sản xuất nông nghiệp không có nước điều tiết từ các hồ từ ngàn năm nay, trong khi các hồ điều tiết nước mới chỉ xuất hiện trong mấy chục trở lại đây. Nhưng bản chất của hiện tượng sử dụng nước tự nhiên trước khi có hồ và sau khi các hồ không còn sử dụng được là hoàn toàn khác nhau. Có ai đã từng tưởng tượng được hậu quả sẽ như thế nào nếu các đồng bằng này không thể chủ động nước để sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, khi xây dựng hồ, một hệ sinh thái rộng lớn bao gồm cả rừng và đất sản xuất sẽ chuyển thành hệ sinh thái ngập nước. Điều này sẽ dẫn tới những biến đổi nghiêm trọng về môi trường sống của các loài sinh vật, cũng như sự thay đổi vi khí hậu của khu vực. Sau khi không còn khả năng sử dụng, hệ sinh thái ngập nước các hồ chuyển thành hệ sinh thái đầm lầy. Cùng với thay đổi trạng thái, hàng loạt các yếu tố khác cũng thay đổi theo như môi trường khí hậu, đa dạng sinh học...Bên cạnh đó, việc phát triển các nhà máy thủy điện không kiểm soát tốt đã làm cho diện tích rừng rất lớn ở khu vực dự án các nhà máy bị khai thác trái phép, vì vị trí xây dựng các nhà máy thường nằm ở những khu vực có rừng nguyên sinh với trữ lượng gỗ rất lớn. Những thay đổi này sẽ tác động tiêu cực đến môi trường, cần có những nghiên cứu nghiêm túc để có những cách thức đối phó tốt nhất.

Những tác động của thủy điện đối với môi trường diễn ra trên phạm vi rất rộng và thời gian rất dài (hậu quả có thể xảy ra sau hàng trăm năm). Đã đến lúc cần nhìn nhận thủy năng không phải là nguồn năng lượng vô tận, nguồn “năng lượng sạch hoàn toàn”. Cần phải có một cách tiếp cận mới về nguồn năng lượng này để có kế hoạch, chiến lược sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, tránh những thảm họa môi trường – kinh tế - xã hội đã nhìn thấy trước, hoặc ít nhất là cũng tạo ra sự bình đẳng với thế hệ mai sau về quyền sử dụng nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng.

Đề tài đã trình bày được các nội dung: Thứ nhất: Sơ lược về thủy điện như một số khái niệm cơ bản về thủy điện, đập thủy điện, lịch sử hình thành và phát triển, những lợi ích chung của thủy điện và cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của nhà máy thủy điện. Thứ hai: Trình bày tương đối đầy đủ những mặt trái của thủy điện, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận thì thủy điện cũng chính là nguyên nhân tác động đến hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, thủy điện là một trong những nguyên nhân gây lũ lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra được những ảnh

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 49 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh hưởng của thủy điện đến đời sống con người ở khu vực lân cận, điển hình là việc các nhà

máy xả lũ bất ngờ, tình trạng vỡ đập do xây dựng cẩu thả, cuộc sống của người dân vùng tái định cư chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Vì chạy theo lợi nhuận mà xây dựng thủy điện tràn lan, kể cả khi chưa được cấp phép đã dần dẫn đến tình trạng mất kiểm soát. Thứ ba: Việc xây dựng thủy điện tràn an đã khiến chúng ta đã đang và sẽ phải trả giá, điển hình là tình hình lũ lụt ngày một gia tăng, mưa lũ bất thường không tuân theo quy luật, đặt biệt là khu vực có nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng. Những người dân sống ở khu vực các nhà máy thủy điện luôn phải sống trong tinh trạng lo sợ vì các đập nước ở thượng nguồn và tình trạng động đất xảy ra bất thường ngày một gia tăng.

Do đề tài chỉ tiềm hiểu qua các tài tiệu, internet, nên có thể vẫn còn một vài thiếu sót. Trong tương lai nếu có điều kiện em mong muốn sẽ được đi vào thực tế những nơi xây dựng nhà máy thủy điện để tìm hiểu sâu hơn về đề tài.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 50 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. [1]: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y_%C4%91i%E1%BB%87n 2. [2]: httpi.imgur.comFkwR01d.png 3. [3]: http://i.imgur.com/63ZmeAF.png 4. [4]: http://i.imgur.com/3p7vYED.png 5. [5]: httpi.imgur.comiIvdFwe.png 6. [6]: http://i.imgur.com/pafVbvH.png 7. [7]: http://i.imgur.com/MKLPPeH.png 8. [8]: http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=112 9. [9]:http://www.avuong.com/index.php/tin-tuc-news/tin-tuc-nganh-dien/1086-10 nha-may-thy-in-ln-nht-th-gii.html

10.[10][11]: GVC.TS Phạm Thị Thu Hà. Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2013

11. [12]: http://baocongthuong.com.vn/trong-bu-rung-cho-du-an-thuy-dien-nhiem- vu-bat-buoc.html 12. [13]: https1.dmcdn.netuydI1280x720-Sun.jpg 13. [14]: httpspbs.twimg.commediaCD67kBsVIAE3dd7.jpg 14. [15]: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2013/11/332513/ 15. [16]: httpi.imgur.comUYVqvfW.jpg 16.[17]:http://m.tinmoitruong.vn/bao-ve-moi-truong/tac-dong-tieu-cuc-cua-thuy- dien-den-moi-truong-nuoc_80_30223_1.html 17.[18]:http://ievn.com.vn/tin-tuc/Danh-gia-tong-the-anh-huong-den-moi-truong-tu- cac-hoat-dong-cua-cac-nha-may-thuy-dien-khu-vuc-mien-Trung-Tay-Nguyen- de-xuat-giai-phap-quan-ly-va-bao-ve-moi-truong-6-1032.aspx 18. [19]: http://i.imgur.com/40v0s6h.jpg 19. [20]: http://i.imgur.com/6Nvhx61.png 20. [21]: httpi.imgur.comg1RZHTg.jpg 21. [22]: httpspbs.twimg.commediaCD67m5vUgAACS6A.jpg 22. [23]: httpi.imgur.comlsL1WUy.jpg 23. [24]: httpi.imgur.comPpKMpWZ.jpg 24. [25]: httpimages.tienphong.vnUploadedOldImages310230310.jpg 25. [26]:http://baodanang.vn/channel/5403/201310/thuy-dien-dak-mi-4-xa-lu-khong- nhu-thong-bao-2276065/ 26. [27]: httpi.imgur.comkinu58e.jpg 27. [28][29][32]:http://vietbao.vn/The-gioi/Nhung-vu-vo-dap-thuy-dien-kinh-hoang- nhat-tren-the-gioi/2131730927/162/ 28..[30]:http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/48b0ca98ed-2-18.11.13-vo- dap-thuy-dien-italia.jpeg 29.[31]:http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/6d2de751ee-5-18.11.13-vo- dap-thuy-dien-ban-kieu.jpeg 30. [33]: httpi.imgur.comnqQnZed.jpg 31. [34]: httpi.imgur.comL1B4Ey6.jpg 32. [35]: http://i.imgur.com/j7ITDo8.jpg

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 51 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh 33. [36]: httpi.imgur.comRLNnlVd.jpg 34. [37]: httpi.imgur.comkYZDFAf.jpg 35. [38]: http://i.imgur.com/AAXnjBL.png 36. [39]: http://i.imgur.com/acObrQw.png 37. [40]: http://i.imgur.com/MH4oHn0.png 38. [41]: http://i.imgur.com/sDzXW0D.png 39. [42]: httpradiovietnam.vnwebmediaRadioArticle180258kho%20han.jpg 40. Website: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thuy-dien-xa-lu-thanh-pho-tuy-hoa- se-ngap-nang-2179159.html

41. Phạm Minh Hạnh. Luận văn Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Năm 2009 42. Webdite: http://vov.vn/kinh-te/he-luy-tu-thuy-dien-dong-nai-3-dan-ngheo-doi- kho-tram-be-360884.vov 43. Website: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/lai-chau-nhung-bat-cap-trong-viec-di-dan- tai-dinh-cu-2922.htm 44. Website:http://laodong.com.vn/xa-hoi/lu-thuy-dien-pha-vo-quy-luat-tu-nhien- 156979.bld 45. Website: http://plo.vn/plo/de-lu-thuy-dien-khong-con-hai-dan-371990.html 46. Website: https://citinews.net/xa-hoi/noi-lo-mua-mua-bao---ky-2--song-duoi- nhung-tui-nuoc-khong-lo--15-10-2014--UXHWUHQ/ 47. Website:http://www.avuong.com/index.php/tin-tuc-news/tin-tuc-nganh- dien/1367-nhng-goc-nhin-thy-in.html

Một phần của tài liệu mặt trái của thủy điện (Trang 48 - 54)