Phát triển thủy điện tràn lan vượt tầm kiểm soát

Một phần của tài liệu mặt trái của thủy điện (Trang 40)

5. Các bước thực hiện

2.4. Phát triển thủy điện tràn lan vượt tầm kiểm soát

Phong trào làm thủy điện rầm rộ 20 năm qua, đặt biệt là 10 năm trở lại đây, chúng ta không phủ nhận những mặt có lợi của nó. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó như mất rừng đầu nguồn, làm tăng lũ lụt, hạn hán bất thường ở hạ nguồn đã và đang diễn ra nhiều hơn. Hiện nay các công trình thủy điện đã vượt quá tầm kiểm soát của cơ qua nhà nước, nhiều công trình kém chất lượng, hồ đập không an toàn.

Tại Tây Nguyên bắt nguồn từ đỉnh núi Kon Plông (Kon Tum), với chiều dài 388 km, sông Ba chảy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, đến cửa sông Ðà Rằng (Phú Yên) rồi đổ ra biển lớn. Với độ cao hơn 1500m, sông Ba được xếp thứ sáu trên chín hệ thống sông chính của cả nước về tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Sông Ba bây giờ còn được biết đến như một "dòng sông điện", do vậy, khoảng 10 năm trở lại đây, trên dòng chính của sông Ba và các phụ lưu, nhiều nhà máy thủy điện được đầu tư xây dựng. Từ thượng nguồn, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam đã xây dựng công trình thủy điện An Khê-Ka Nak có thiết kế công suất lắp máy 173 MW, mỗi cụm hai tổ máy, điện lượng trung bình 685,03 triệu kWh/năm. Ðây là công trình thủy điện lớn nhất trên sông Ba, đoạn chảy qua Gia Lai. Trên địa phận huyện Kông Chro và Krông Pa cũng có bốn công trình thủy điện, gồm: Ðak Srông 2, Ðak Srông 2A, Ðak Srông 3A, Ðak Srông 3B nằm trên sông Ba, với tổng công suất lắp máy của các nhà máy là 71,5 MW. Ngoài ra, trên dòng chính của sông Ba còn có thêm thủy điện Ðak Srông công suất lắp máy 18 MW và thủy điện Sông Ba Hạ (giáp ranh hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên), hai tổ máy với tổng công suất lắp đặt máy 220 MW, cung cấp sản lượng điện trung bình hơn 825 triệu kWh/năm.

Không chỉ ồ ạt xây dựng các công trình thủy điện và không tính đến sự cân đối, điều tiết nước hợp lý của các hồ chứa, nhiều công trình thủy điện còn xây dựng cẩu thả, sai thiết kế đã gây nên hậu quả khôn lường cho người dân mà sự cố vỡ đập thủy điện Ia krêl 2 vào đêm 12/6/2013, trên địa bàn xã Ia Dom (Ðức Cơ-Gia Lai) là thí dụ điển hình: Ðập được thiết kế và xây dựng bằng đất, chỉ một vài phần được xây dựng bằng bê-tông và vì vậy, chỉ một vài cơn mưa lớn, hồ chứa mới tích nước được khoảng 50% dung tích thì đập đã không chịu đựng nổi... Công trình thủy điện Ðak Srông 2A của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được khởi công xây dựng năm 2006. Khi tích đủ nước đã làm hệ thống ngầm trên

sông Ðak Pơ Kơ chìm trong nước... Việc quản trị các công trình thủy điện, từ khâu quy

hoạch đến vận hành công trình, còn nhiều bất cập. Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường liên quan thủy điện không sát thực tế, chỉ mang tính thủ tục, đối phó.

Phát triển thủy điện là vấn đề lớn, không thể có cách tiếp cận vụn vặt, mà phải xét nó trên quy mô tổng thể. Mỗi nhà máy thủy điện dù lớn, dù nhỏ, trước khi được cấp phép xây dựng chắc chắn cần phải có đánh giá tác động môi trường. Quy trình vận hành hồ thủy điện cần thiết lập chuẩn mực. Ngoài ra, cần có kịch bản tình huống cho từng cấp độ xả lũ, kể cả đối với cấp độ xấu nhất là vỡ đập, thì ảnh hưởng của nó tới vùng hạ du như thế nào. Những phương án xử lý tình huống hiệu quả nhất đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, của xã hội cần được tính toán chi tiết cho những trường hợp đó. Đối

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 38 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh với cả hệ thống thủy điện gồm hàng chục, hàng trăm nhà máy, thì buộc phải có một kịch

bản tổng thể, không chỉ đơn thuần là phép cộng nữa. Phép tính tổng hợp này chắc chắn thời gian qua chưa được đặt ra ở Miền Trung. Hệ thống thủy điện chưa có quy trình điều phối tổng thể, chưa có cơ quan chỉ huy thống nhất. Chính vì thế, việc xả lũ dù đúng quy trình chăng nữa, nhưng mới dừng ở từng hồ đơn lẻ, nên vẫn có thể gây hậu quả nghiêm trọng như trận lụt những năm qua.

Việc xây dựng các nhà máy thủy điện tràn lan đã và đang trở thành “hội chứng quốc gia” với những hậu quả rất khó lường. Những dự án thủy điện lớn của Việt Nam dần dần được đưa vào thực hiện, khai thác và đã mang lại những lợi ích kinh tế to lớn không thể phủ nhận. Nhưng cùng với thời gian, chúng ta đã đi vượt xa cái ngưỡng cần dừng lại lúc nào không biết. Việc phát triển thủy điện bừa bãi không theo quy hoạch quốc gia thống nhất dẫn đến rừng bị hủy hoại, các con sông khô cạn, lũ lụt bất thường kèm theo nhiều rủi ro và nguy cơ đe dọa đời sống của nhiều người dân. Một minh chứng cụ thể là tỉnh Gia Lai, nơi được đánh giá có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện. Hiện Gia Lai là một trong những tỉnh có nhà máy thủy điện nhiều nhất nước. Tính đến nay, cả tỉnh mới có 21 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đi vào vận hành, nhưng trong những năm tới, sẽ có ít nhất 92 công trình thủy điện nữa hiện hữu trên địa bàn. Đặc biệt, trên lưu vực sông Ba có tới 65 bậc thang thủy điện trên dòng chính và chi, nhánh thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai. Người ta đã hình dung trong tương lai không xa sông Ba sẽ biến mất, nhường chỗ cho ít nhất 65 hồ chứa thủy điện đặt cạnh nhau.

Tỉnh Lào Cai cũng có tới 123 nhà máy thủy điện. Nhưng “nổi tiếng” nhất là 5 công trình thủy điện nằm trên thung lũng Mường Hoa. Năm nhà máy thủy điện này đã xé nhỏ danh thắng du lịch quốc gia Sa Pa và khiến Bãi đá cổ Sa Pa - di tích quốc gia đang được đề nghị UNESCO xếp hạng là di sản thiên nhiên thế giới, đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Đi dọc các tỉnh miền Trung, dễ dàng nhận thấy những “túi nước” khổng lồ treo trên đầu hàng triệu người dân, nhất là vào mùa mưa lũ, trong đó 4 tỉnh gồm Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế và hai tỉnh ở Tây Nguyên là Kon Tum, Đắk Nông có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ đã, đang và sẽ triển khai. Trong đó , Quảng Nam hiện đứng đầu về số lượng công trình thủy điện với 62 dự án đã được phê duyệt, trong đó có 47 dự án đã thực hiện. Trong số này có những công trình báo động về mức độ hủy hoại môi trường và nguy cơ đe dọa cuộc sống của người dân như khu vực Thủy điện Sông Tranh liên tiếp xảy ra động đất, còn Thủy điện A Vương gây ra thảm họa mất rừng và xả lũ chồng lên lũ. Đó thực sự là một con số đáng lo ngại.

Bên cạnh đó một số công trình chất lượng chưa đảm bảo gây bức xúc trong dư luận thời gian qua như đập thuỷ điện Sông Tranh, sau khi tích nước bị thấm qua các khe nối thân đập với lưu lượng 75 lít/giây, nhưng đến nay đã được xử lý, khắc phục đảm bảo yêu cầu, lưu lượng thậm chí còn 3 lít/giây, nhỏ hơn giới hạn yêu cầu 12 lít/giây.

Những sự cố xảy ra trong quá trình thi công xây dựng hoặc trong giai đoạn vận hành thử thường tập trung ở các công trình có quy mô nhỏ, do doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư. Điển hình là thuỷ điện Đăk Rông 3 (Quảng Trị) bị vỡ tường chắn bê tông, thuỷ điện Đăm Bol-Đạ Tẻl (Lâm Đồng) vỡ đường ống áp lực, thuỷ điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum) vỡ đập khi thi công, thuỷ điện Ia Krel 2 (Gia Lai) vỡ đập khi bắt đầu tích nước, thuỷ điện Ea Súp 3 (Đăk Lắk) bị vỡ bể áp lực trong quá trình chạy thử.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 39 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh Theo quy hoạch phát triển thủy điện cả nước đến năm 2015, xét đến năm 2025, được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà máy thủy điện đến năm 2015 khoảng hơn 18000 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm trên 80 tỷ KWh. Trong đó, riêng 9 hệ thống các sông: Lô - Gâm, Đà, Mã - Chu, Cả, Vu Gia, Ba, Sê San, Srepok và Đồng Nai đã được quy hoạch phát triển các nhà máy thủy điện có tổng công suất khả dụng 15.383 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 63,87 tỷ KWh.

2.5. MỘT VÀI VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN

Theo một đề án nghiên cứu của cơ quan chuyên ngành, hồ thủy điện Hoà Bình làm ngập 6609 héc ta, tương đương với dung tích điều tiết 5 tỉ m3 nước, bình quân ngập 1,3ha/1 triệu m3; hồ Thác Bà ngập 16629ha, ứng với dung tích điều tiết 1,8 tỉ m3, trung bình ngập 9,2 héc ta/1 triệu m3. Tổng diện tích ngập lụt quy về đất nông nghiệp của các hồ chứa trên sông Đà, sông Lô tham gia chống lũ cho đồng bằng sông Hồng là 47534ha. Tổng số dân phải di chuyển 174607 người, với tổng chi phí đền bù khoảng 622 triệu đô la Mỹ.

Ngoài ra, tác động của các hồ chứa còn làm giảm độ phì nhiêu đối với vùng đồng bằng do lượng phù sa bị giữ lại trong lòng hồ; ước tính hàng năm của hồ chứa ở Việt Nam giữ lại trong lòng hồ khoảng 60-70 triệu m3 phù sa, trong đó có 1610 tấn mùn, 1260 tấn sun phát đạm, 292 tấn lân, 780 tấn kali.

Hình 2.19: Thung lũng Mường Hoa với ruộng bậc thang, những làng xóm đẹp như mơ đang bị thay thế bởi những vết lổm nhổm thế[38]

Một số hồ thuỷ điện đã làm suy giảm, cạn kiệt dòng chảy ở lưu vực sông bị chuyển nước sang lưu vực khác như: hồ thuỷ điện An Khê - Kanak chuyển nước sông Ba sang sông Kone, thủy điện thượng Kon Tum chuyển nước từ nhánh sông Dak Bla thuộc lưu vực sông Sêsan sang lưu vực sông Trà Khúc.

Một số công trình thuỷ điện khác như: Dak Mi4, Phước Hoà, Nậm Chiến... đều chuyển gần như toàn bộ lượng nước sau khi phát điện sang lưu vực khác. Việc xây dựng các hồ trữ làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên.

Ví dụ điển hình là sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng và đưa vào hoạt động thì cảnh quan thiên nhiên ở khu vực này thay đổi rõ rêt. Diện tích rừng bị ngập

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 40 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh khoảng 2500 - 3.100ha (chiếm khoảng 7,02-11,2% tổng diện tích đất ngập) làm thay đổi

đáng kể cảnh quan thiên nhiên khu vực này.

Việc thay đổi dòng chảy của sông dẫn tới sự thay đổi môi trường sống của cá. Theo chương trình Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước lưu vực sông Mê Kông, số lượng loài cá tra dầu và cá heo Irrawaddy quý hiếm đã giảm đáng kể do việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Kông làm thay đổi dòng chảy dẫn đến thay đổi môi trường sống của cá.

Việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện có tác động sâu sắc và lâu dài đến tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông. Vấn đề khá phổ biến trong quy hoach và thiết kế các công trình thủy điện là chưa chú ý đến hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường. Các công trình chỉ chú trọng đến lợi nhuận đầu ra, chưa đứa yêu cầu phòng lũ cho hạ du như là một nhiệm vụ chính của công trình. Trong khí đó Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết trở nên cực đoan, diện tích rừng đầu nguồn ngày càng suy giảm, tất cả đề dẫn đến lũ lụt ngày càng trầm trọng hơn. Tại Quảng Nam hầu hết các dự án thủy điện vừa và nhỏ ngay trong quy hoạch ban đầu đều không có dung tích chống lũ, bở các dự án này đều lấy lòng sông làm hồ chứa. Hay ở thủy điện lớn như thủy điện A Vương dung this chống lũ của công trình cũng chỉ khoảng 14 triệu m3 quá nhỏ so với quy mô dự án. Việc nhiều thủy điện trên cùng một con sông nhưng không có dung tích chồng lũ như sông Bung đã khiến nhiều người quan ngại về nguy cơ lũ chồng lũ khi có mưa lớn ở thượng nguồn và những thân đập được xây dựng không an toàn. Hậu quả là việc xả lũ từ đập thủy điện A Vương xuống hạ nguồn trong hai ngày 29 và 30/9/2009, khi bão số 9 đang hoành hành miền Trung đã làm nhấn chìn hàng trăm nghìn nhà dân ở hạ lưu sông Vu Gia và Thu Bồn.

Các nhà môi trường, đã nhấn mạnh về các mối lo ngại của họ về việc các đập thủy điện cỡ lớn có thể gây phân đoạn hệ thống sinh thái của môi trường xung quanh.

Nói như vậy, không đồng nghĩa với việc không đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện để cung cấp nguồn năng lượng cho quốc gia phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao vừa xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhưng hạn chế thấp nhất việc xâm hại rừng, cần phải đưa vào trong các tính toán hiệu quả thủy điện những chi phí cơ hội ở những phương án khác.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 41 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh

Chương 3: TRẢ GIÁ VÌ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRÀN LAN

3.1. THỦY ĐIỆN CÓ VÔ CAN TRONG CÁC ĐỢT LŨ MIỀN TRUNG

Năm 2013 miền Trung hứng chịu 11 cơn bão, kèm theo lũ làm cho hàng vạn gia đình xơ xác, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Cơn lũ vượt đỉnh lịch sử hoành hành các tỉnh miền Trung vừa rút đi thì chiều 17/11/2013 một cơn lũ mới lại ập về đã gây nên tình trạng lũ chồng lũ. Trận lũ mới uy hiếp các khu dân cư ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn hai địa phương này, chiều tối 17/11/2013 đến sáng 18/11/2013, nước lũ tiếp tục dâng cao trở lại do các huyện vùng cao có lượng mưa lớn kéo dài. Do mưa lớn kéo dài khiến 22/59 hồ chứa thủy lợi miền Trung- Tây nguyên xả tràn, các hồ khác đạt 60-85% dung tích. Chỉ tính đến 6 giờ ngày 16/11/2013 đã có 15 hồ thủy điện xả lũ, trong đó 9 hồ xả lũ với lưu lượng lớn hơn 400m3/s như Bình Điền (Thừa Thiên-Huế) 654m3/s; Sông Tranh2 (Quảng Nam) 2.352m3/s.

Hình 3.1: Nước lũ nhấn chìm nhà người dân [39]

Tỉnh nhiều thủy điện nhất ở miền Trung là Quảng Nam với 48 dự án thủy điện được quy hoạch với tổng công suất 1601,6 MW. Giảm 10 dự án do bị thu hồi từ 2010 đến nay. Dự án thủy điện được “phủ sóng” khắp 10 huyện của tỉnh Quảng Nam, gồm Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Quế Sơn và Đại Lộc.

Trong đó, huyện Nam Giang, có đến 11 dự án thủy điện bậc thang vừa và nhỏ; huyện Nam Trà My có đến 13 dự án thủy điện; huyện Bắc Trà My hiện có 2 dự án là thủy điện Sông Tranh 2 và Tà Vy. Tính đến thời điểm này, tại tỉnh Quảng Nam mới có 8 công trình thủy điện đang phát điện, gồm công trình thủy điện A Vương, Sông Côn 2, Khe Diên, Đại Đồng, Sông Cùng, Za Hung, Trà Linh 3 và Sông Tranh 2.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 42 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh Do các dòng sông miền Trung hẹp, có độ dốc cao nên hầu hết các nhà máy thủy điện

được thiết kế dựa vào cột áp để phát điện nên hầu hết các bờ đập của các hồ thủy điện này đều không thiết kế cửa xả đáy và tích nước cao nhất có thể. Qua “sự kiện xả lũ hồ

thủy điện A Vương năm 2009”có thể đưa ra dự báo những thảm họa cho vùng hạ du nếu

như 58 thủy điện cùng xả lũ cùng lúc khi lũ hạ du đang đạt mức báo động 3 thì không

Một phần của tài liệu mặt trái của thủy điện (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)