Thủy điện có vô can trong các đợt lũ miền Trung?

Một phần của tài liệu mặt trái của thủy điện (Trang 44)

5. Các bước thực hiện

3.1. Thủy điện có vô can trong các đợt lũ miền Trung?

Năm 2013 miền Trung hứng chịu 11 cơn bão, kèm theo lũ làm cho hàng vạn gia đình xơ xác, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Cơn lũ vượt đỉnh lịch sử hoành hành các tỉnh miền Trung vừa rút đi thì chiều 17/11/2013 một cơn lũ mới lại ập về đã gây nên tình trạng lũ chồng lũ. Trận lũ mới uy hiếp các khu dân cư ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn hai địa phương này, chiều tối 17/11/2013 đến sáng 18/11/2013, nước lũ tiếp tục dâng cao trở lại do các huyện vùng cao có lượng mưa lớn kéo dài. Do mưa lớn kéo dài khiến 22/59 hồ chứa thủy lợi miền Trung- Tây nguyên xả tràn, các hồ khác đạt 60-85% dung tích. Chỉ tính đến 6 giờ ngày 16/11/2013 đã có 15 hồ thủy điện xả lũ, trong đó 9 hồ xả lũ với lưu lượng lớn hơn 400m3/s như Bình Điền (Thừa Thiên-Huế) 654m3/s; Sông Tranh2 (Quảng Nam) 2.352m3/s.

Hình 3.1: Nước lũ nhấn chìm nhà người dân [39]

Tỉnh nhiều thủy điện nhất ở miền Trung là Quảng Nam với 48 dự án thủy điện được quy hoạch với tổng công suất 1601,6 MW. Giảm 10 dự án do bị thu hồi từ 2010 đến nay. Dự án thủy điện được “phủ sóng” khắp 10 huyện của tỉnh Quảng Nam, gồm Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Quế Sơn và Đại Lộc.

Trong đó, huyện Nam Giang, có đến 11 dự án thủy điện bậc thang vừa và nhỏ; huyện Nam Trà My có đến 13 dự án thủy điện; huyện Bắc Trà My hiện có 2 dự án là thủy điện Sông Tranh 2 và Tà Vy. Tính đến thời điểm này, tại tỉnh Quảng Nam mới có 8 công trình thủy điện đang phát điện, gồm công trình thủy điện A Vương, Sông Côn 2, Khe Diên, Đại Đồng, Sông Cùng, Za Hung, Trà Linh 3 và Sông Tranh 2.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 42 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh Do các dòng sông miền Trung hẹp, có độ dốc cao nên hầu hết các nhà máy thủy điện

được thiết kế dựa vào cột áp để phát điện nên hầu hết các bờ đập của các hồ thủy điện này đều không thiết kế cửa xả đáy và tích nước cao nhất có thể. Qua “sự kiện xả lũ hồ

thủy điện A Vương năm 2009”có thể đưa ra dự báo những thảm họa cho vùng hạ du nếu

như 58 thủy điện cùng xả lũ cùng lúc khi lũ hạ du đang đạt mức báo động 3 thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Và ngược lại, nếu như 58 nhà máy thủy điện cùng hứng hết nước vào mùa khô thì không biết vùng hạ du sẽ ra sao?

Vụ lũ lụt lịch sử vừa qua ở miền Trung có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, như lượng mưa lớn vượt ngoài dự báo, nạn phá rừng tự nhiên, giảm diện tích rừng do xây dựng thủy điện, hệ thống đường giao thông chắn ngang các dòng chảy đã dồn nước ở thượng nguồn về dòng sông chính, công tác điều tiết lũ trên lưu vực sông,… Tuy nhiên, có thể thấy, việc xả lũ của thủy điện không thể vô can.

3.2. NỔI LO BÊN DƯỚI “TÚI NƯỚC” KHỔNG LỒ 3.2.1. Ám ảnh lũ thủy điện

Sau trận “đại hồng thuỷ”, vì lũ chồng lũ, do hệ thống thủy điện đầu nguồn các con sông Thu Bồn và Vu Gia đồng loạt xả lũ, nhiều vùng quê của tỉnh Quảng Nam ở vùng hạ du, như: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, TP Hội An... đã tan hoang, xơ xác, tiêu điều. Từ giữa tháng 9/2013 đến giữa tháng 10/2013, huyện Đại Lộc đã có đến 3 lần bị ngập chìm trong lũ; do các thủy điện A Vương; Đăk Mi 4; Sông Bung 4A, Sông Côn xả lũ. Việc hàng loạt thủy điện đầu nguồn Thu Bồn và Vu Gia xả lũ đột ngột, không đúng quy trình đã gây thiệt hại cho người dân huyện Đại Lộc đến gần 250 tỷ đồng. Trong đó, có trên 4500 ngôi nhà bị tốc mái và ngập sâu trong nước; gần 760ha chuối bị ngã đổ; khoảng 11000 con gia cầm bị chết.

Hình 3.2: Người dân tìm đồ đạc sau lũ[40]

Quảng Nam, Quảng Ngãi có đến hàng trăm hồ chứa nước của các công trình thủy lợi và thủy điện. Đáng nói là hững hồ nước này đa số nằm ở vùng núi, ở trên các làng mạc của người dân. Trong đó có nhiều hồ thủy lợi được xây dựng lâu đời và đang xuống cấp.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 43 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh Còn các hồ thủy điện mỗi mùa xả lũ là khiến người dân kinh hoàng. Bởi lũ trời cùng với

lũ thủy điện từng gây nên cơn “đại hồng thủy” khủng khiếp t ại hai tỉnh này, những năm gần đây người dân rất lo sợ với việc xả lũ của các nhà máy thủy điện. Thậm chí trời đang nắng nước sông cũng bất ngờ dâng cao khiên bà con không kịp trở tay. Mỗi mùa mưa lũ thì việc điều tiết xả lũ từ các hồ chứa, nhất là thời gian xả lũ, tốc độ xả từ các hồ chứa nước của các công trình thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện A Vương, thủy điện Đăk Mi4 ... là mối quan tâm hàng đầu của người dân địa phương.

Tại Quảng Ngãi hiện có 117 hồ chứa nước, với năng lực thiết kế 12.352 ha. Điều đáng nói là trong số đó có tới 89 hồ chứa được xây dựng từ 1989 và phần lớn được xây dựng thủ công, đã xuống cấp trầm trọng. Nhiều hồ chưa được nâng cấp, sửa chữa nên nỗi lo nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ là rất lớn.

Theo Công ty cổ phần thủy điện Đắk Đring: hồ chứa thủy điện có sức chứa đến 250 triệu m3 nước. Công ty đã tổ chức kiểm tra công trình trước mùa mưa bão, đã lắm còi hú thông báo xả lũ, công ty cũng lắp đặt loa phóng thanh tại năm điểm thuộc các xã để thông báo cho nhân dân vùng hạ du biết khi xả lũ. Thế nhưng người dân hạ du khó mà an tâm với việc xả lũ của thủy điện. Bởi bao năm qua họ đã quá khổ khi lũ do mưa lớn gây ra cùng với thủy điện xả lũ. Hơn nữa những phương án bảo đảm an toàn người dân vùng hạ du những năm qua vẫn chưa được Ban quản lý các hồ thủy điện quan tâm đúng mức.

Năm 2013 là năm có nhiều trận bão, lũ lớn tại địa bàn các tỉnh miền Trung đặc biệt là hai tỉnh Quảng Nam, Quãng Ngãi gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân địa phương. Khi bão số 11 đâm thẳng vào Đà Nẵng, Quảng Nam, hàng chục ngàn ngôi nhà bị tốc mái, đường điện bị đứt nhiều nơi, cột điện gãy đổ la liệt, hệ thống cây xanh tan hoang. Tính đến hết ngày 16/11/2013 tại 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có hàng chục người chết và mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm, giao thông chia cắt... vì trận lũ lịch sử. Người chết, nhà mất, đường sá cầu cống trong phút chốc tan hoang và việc khắc phục sẽ kéo theo sự tốn phí bao nhiêu tiền của, thời gian, sức người.

Tại Quảng Ngãi, năm 2013 thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 25 người, 167 người bị thương, tổng thiệt hại về tài sản hàng nghìn tỷ đồng. Còn tại huyện miền núi Bắc Trà My (Quảng Nam) nơi khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2) liên tiếp xảy ra động đất, mưa càng nhiều động đất càng lớn. Thực tế, kể từ khi khởi công xây dựng TĐST2 cuộc sống người dân nơi đây đã bị xáo trộn, cho dù họ được đền bù, có người nhận được tiền tỉ, nhưng động đất liên tiếp xảy ra khiến bà con cảm thấy bất an.

Đã nhiều năm nay, miền Trung khốn khổ vì các nhà máy thủy điện, nhà máy thủy điện xây tràn lan thiếu quy hoạch, dung tích hồ chứa nước bé, cứ đến mùa mưa lũ chẳng còn cách nào khác là xả lũ xuống đầu dân ở hạ du. Nước trong hồ chứa xả ra hòa lẫn với nước sông, dâng cao tràn vào làng xóm, giết hại dân lành, nhấn chìm nhà cửa, hoa màu.

Tháng 1/2011, Công trình thủy điện An Khê-Ka Nak tiến hành chặn dòng, cũng là lúc sông Ba gần như cạn kiệt, kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do bị nắn dòng, lượng nước chủ yếu đổ về sông Kôn (Bình Ðịnh). Lượng nước quá ít đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của hơn 300 nghìn người dân sinh sống dọc sông Ba thuộc sáu huyện, thị xã là Kbang, thị xã An Khê, huyện Kông Chro, huyện Ia Pa, thị xã Ayun Pa, huyện Krông Pa (Gia Lai) và các huyện giáp ranh thuộc tỉnh Phú Yên. Mùa mưa, nước nhiều thì xả ào ạt gây lũ lụt; mùa khô thì lượng nước quá ít không chỉ gây ô nhiễm nặng cả sông Ba mà còn không bảo đảm nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 44 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh

xuất cho vùng hạ lưu. Mùa khô thì vậy nhưng đến mùa mưa, khi mà lượng nước đổ về quá lớn, công trình này đã bất ngờ xả nước dẫn đến tình trạng lũ cuốn kinh hoàng, điển hình là vụ xả lũ đêm 24 rạng sáng 25/5/2012, khiến gần 50ha hoa màu, 10 con trâu, bò và 62 máy nổ, máy bơm nước của hơn 140 hộ dân ở xã Ðông và Nghĩa An (huyện Kbang) bị cuốn trôi, thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 10 tỷ đồng. Chung cảnh như vậy, trận lũ vào tháng 11/2013, hàng trăm ha đất nông nghiệp dọc hai bên suối Cát (tỉnh Bình Ðịnh) bị quét sạch, hàng chục điểm bị sạt lở, nước khoét sâu vào bờ mỗi bên hàng chục mét.

3.2.2. Nỗi lo động đất

Tại thủy điện Sông Tranh 2 một loạt động đất xảy ra tại khu vực của nhà máy thuỷ điện đã khiến người dân xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) và khu vực lân cận lo lắng ngay cả trong bữa ăn lẫn giấc ngủ, nhiều nhà cửa và công trình xây dựng tại huyện Bắc Trà My bị nứt, gây lo lắng về sự an toàn cho người dân địa phương. Các trận động đất đã gây nứt các ngôi nhà và công trình công cộng. Con đường tỉnh lộ số 616 cũng bị hư hỏng nghiêm trọng. Ban Quản lý dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 đã có kế hoạch hỗ trợ cho các ngôi nhà bị nứt do động đất gây ra với mức hộ trợ 2-4 triệu đồng để sữa chữa các vết nứt, và Ban Quản lý cũng hỗ trợ việc sữa chữa con đường 616 để đảm bảo giao thông đi lại cho người dân. Tuy nhiên, những thiệt hại gây ra cho khu vực này không thể ước tính hết bằng tiền mặt.

Hình 3.3: Người dân thôn 2, xã Trà Đốc dựng nhà tạm bên cạnh căn nhà tái định cư đề

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 45 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh Vào khoảng 3h rạng sáng ngày 3/9/12, người dân trong xã đã cảm nhận được liên

tiếp những tiếng nổ mạnh phát ra từ lòng đất, tiếng nổ làm rung chuyển toàn bộ nhà cửa, đồ đac sinh hoạt khiến người dân vô cùng hoang mang, lo lắng. Sau đó, còn có thêm 2 trận động đất có cường độ rung chấn nhẹ kéo dài khoảng 3 giây xảy ra lúc 3h30 phút và 4h40 rạng sáng cùng ngày. Tại các huyện lân cận quan khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 của Quảng Nam như Nam Trà My, Nông Sơn, Hiệp Đức…cũng cảm nhận được rung lắc do động đất gây ra. Trước đó, từ năm 2011 đến đầu năm 2012, khi thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu tích nước, tại khu vực cũng đã xảy ra hàng loạt tiếng nổ lớn lớn tương tự những tiếng nổ tối 3/9. Sau khi xảy ra hiện tượng trên, đầu năm 2012, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và kết luận đây là hiện tượng động đất kích thích do tích nước hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2. Tuy nhiên, trong khi người dân chưa hết lo lắng vì hiện tượng động đất và sự cố rò rỉ nước qua đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 thì nay lại xuất hiện tiếng nổ bất thường khiến người dân càng thêm hoang mang.

Về nguyên tắc, mỗi công trình thủy điện sau khi tích nước đều phát sinh động đất kích thích do gia tăng áp suất lòng hồ. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian. Điểm khác thường của Sông Tranh 2 là diễn biến động đất ngày càng gia tăng cả về cường độ và tần suất, nghĩa là trái với qui luật thường thấy. Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Nghiêm Vũ Khải cũng cho rằng, động đất ở Sông Tranh 2 có yếu tố bất thường, không đơn giản chỉ là động đất kích thích mà có thể là do cấu tạo địa chất tại khu vực đang có những biến động phức tạp.

Chỉ tính 3 quý đầu năm 2014, (theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)) trên lãnh thổ và thềm lục địa của Việt Nam đã xảy ra 30 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4,7 độ richter thì trong đó có đến 13 trận xảy ra ở khu vực Bắc Trà My (Quảng Nam).

3.3. XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN TRÀN LAN NGƯỜI DÂN HỨNG CHỊU HẬU HỌA HỌA

Từ cách xa công trình hàng trăm kilomet, những người dân vùng hạ lưu cũng trở thành nạn nhân. Các con đập đã ngăn chặn mất của họ dòng phù sa màu mỡ và các loài thủy sản. Mặc dù có chức năng điều tiết lũ và chống hạn hán, nhưng các nhà máy thủy điện thường tích xả nước trước tiên là vì lợi nhuận và sự an toàn của chính bản thân mình. Những vụ xả hồ chứa bất ngờ để chống quá tải đập trước một cơn lũ bất ngờ (hoặc do dự báo kém chính xác) gây lũ lụt cho toàn vùng hạ lưu, cuốn trôi nhà cửa, tài sản, hoa màu và cướp đi sinh mạng của nhiều người. Đối với người dân vùng hạ lưu, các hồ chứa hàng triệu, trăm triệu, thậm chí hàng tỷ mét khối nước trên thượng nguồn thực sự là những trái bom lơ lửng trên đầu. Ngược lại, vào những năm hạn hán, nước đầu nguồn bị tích lại trong các hồ chứa khiến vùng hạ lưu cạn khô nước sinh hoạt và sản xuất, đẩy người dân đối mặt với vô vàn khó khăn.

Việc xây dựng các nhà máy thủy điện tràn lan đã và đang trở thành “hội chứng quốc gia” với những hậu quả rất khó lường. Một minh chứng cụ thể là tỉnh Gia Lai, nơi được đánh giá có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện. Hiện Gia Lai là một trong những tỉnh có nhà máy thủy điện nhiều nhất nước. Tính đến nay, cả tỉnh mới có 21 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đi vào vận hành, nhưng trong những năm tới, sẽ có ít nhất 92 công trình thủy điện nữa hiện hữu trên địa bàn.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 46 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh Đặc biệt, trên lưu vực sông Ba có tới 65 bậc thang thủy điện trên dòng chính và chi,

nhánh thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai. Người ta đã hình dung trong tương lai không xa sông Ba sẽ biến mất, nhường chỗ cho ít nhất 65 hồ chứa thủy điện đặt cạnh nhau.

So với các tỉnh Duyên hải miền Trung-Tây Nguyên, Quảng Nam hiện đứng đầu về số lượng công trình thủy điện với 62 dự án đã được phê duyệt, trong đó có 47 dự án đã thực hiện. Trong số này có những công trình báo động về mức độ hủy hoại môi trường và nguy cơ đe dọa cuộc sống của người dân như khu vực Thủy điện Sông Tranh liên tiếp xảy ra động đất, còn Thủy điện A Vương gây ra thảm họa mất rừng và xả lũ chồng lên lũ.

Hình 3.4: Nhiều diện tích thiếu lúa ở miền Trung thiếu nước[42]

Dọc các tỉnh miền Trung, dễ dàng nhận thấy những “túi nước” khổng lồ treo trên đầu hàng triệu người dân, nhất là vào mùa mưa lũ, trong đó 4 tỉnh gồm Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế và hai tỉnh ở Tây Nguyên là Kon Tum, Đắk Nông có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ.

Danh thắng du lịch quốc gia Sa Pa và khiến Bãi đá cổ Sa Pa (tỉnh Lào Cai) di tích quốc gia đang được đề nghị UNESCO xếp hạng là di sản thiên nhiên thế giới, đứng trước

Một phần của tài liệu mặt trái của thủy điện (Trang 44)