Một trong những nguyên nhân gây ra lũ

Một phần của tài liệu mặt trái của thủy điện (Trang 25 - 28)

5. Các bước thực hiện

2.2.5. Một trong những nguyên nhân gây ra lũ

Ở Việt Nam, lượng điện do thủy điện mang lại chiếm tỷ trọng khá lớn, nhu cầu dùng điện còn gia tăng trong khi phát triển các nguồn điện khác còn nhiều khó khăn do vốn, do trình độ kĩ thuật chưa cho phép. Thời gian qua, một số hồ thủy điện đã có những ảnh hưởng nhất định về môi trường như: gia tăng tình hình lũ ở hạ du, làm một số thác nước bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 23 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh

Hình 2.6: Khi thủy điện Đồng Nai 3 tích nước, hàng chục căn nhà của người dân xã

Đắc PLao,huyện Đắc G’Long, tỉnh Đắc Nông bị chìm trong nước [21]

Ở miền Trung trong những năm gần đây những tác động bất lợi của việc xả lũ từ hệ thống các nhà máy thủy điện ở miền Trung (Các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn: thủy điện A Vương, Sông Tranh, Sông Bung... trên sông Ba: thủy điện sông Ba Hạ, Đại Ninh) đã gây ra những hậu quả lớn về kinh tế - xã hội ở vùng hạ lưu. Khu vực miền Trung có đặc trưng mưa mùa và mưa cục bộ theo bức chắn địa hình nên lượng mưa và lượng nước tập trung trên một lưu vực sông là rất lớn. Thêm vào đó, hệ thống các nhà máy thủy điện theo dạng bậc thang nên sau một thời gian tích nước đến hết ngưỡng an toàn thì các nhà máy thường tiến hành xả lũ đồng loạt, đặc biệt việc xả lũ này thường đúng vào thời điểm lượng mưa đạt cực đại cộng với lượng mưa lớn. Nước xả từ các hồ, từ mưa, từ các phụ lưu, từ các lưu vực dồn về dòng chính đã tạo ra sự cộng hưởng của nước với lưu lượng nước cực đại (trong đó nước từ các hồ thủy điện có lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn nhất) sẽ tạo ra những trận lũ với mực nước dữ dội và hậu quả khôn lường. Vào lúc này, hệ thống các nhà máy thủy điện gần như không còn khả năng cắt lũ, mà lại là yếu tố làm gia tăng cường độ lũ. Số lượng nhà máy thủy điện trên một hệ thống sông càng nhiều, khoảng cách bậc thang càng ngắn thì cường độ xả lũ, sự cộng hưởng của lũ sẽ ngày càng tăng lên, mức độ ảnh hưởng là rất nghiêm trọng. Các lòng sông hiện nay chuyển thành hồ chứa, nơi lưu giữ lượng nước vào mùa mưa nhằm điều hòa nước giữa mùa mưa và mùa khô nhưng đến một lúc nào đó lòng hồ bị bồi lắng, không còn khả năng lưu trữ nước, lượng nước mưa trước đây được chảy trong lòng sông hay lưu giữ trong lòng hồ thì bây giờ sẽ chảy tràn trên chính các lòng sông, lòng hồ cũ nhưng ở mức cao hơn nên sẽ tạo ra lũ trên diện rộng, mức lũ và độ hung dữ của lũ sẽ cao hơn. Hậu quả của lũ này sẽ lớn hơn rất nhiều so với khi các dòng sông chưa biến thành các lòng hồ.

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 24 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh Quy trình vận hành hồ chứa liên quan mật thiết đến kết cấu tràn xả lũ, chỉ có hai loại

hình kết cấu là: loại hình tràn xả lũ tự do (tràn hở) và tràn xả lũ có cửa (tràn xả sâu). Hồ thủy điện có tràn hở đều có chức năng giảm lưu lượng và làm chậm lũ khi có lũ về, vì hồ bao giờ cũng trước tiên tự động tích trong hồ một lượng nước nhất định, sau đó mới xả về hạ lưu. Tuy nhiên, chỉ có các hồ chứa thủy điện loại nhỏ người ta mới dùng kết cấu tràn kiểu này. Vậy, hồ thủy điện có dạng tràn hở hoàn toàn không có lỗi gây úng lụt hạ lưu bất cứ khi mưa to hay nhỏ.

Khả năng gây lũ ở hạ lưu chỉ có thể gây nên trường hợp hồ thủy điện có tràn dạng xả sâu mà thôi. Dạng tràn xả sâu mới có khả năng đảm nhiệm được hai nhiệm vụ chính là: xả nước với lưu lượng lớn đảm bảo an toàn cho đập khi có lũ và xả nước trước khi lũ về tạo nên dung tích phòng lũ để cắt lũ.

Về nguyên tắc, xây dựng hồ chứa (cả thủy lợi lẫn thủy điện), nếu đúng quy trình vận hành, thì lưu lượng lũ hạ lưu các hồ đều được giảm lưu lượng lũ (đỉnh lũ thấp), thời gian lũ kéo dài hơn, càng nhiều hồ chứa thì đỉnh lũ càng thấp. Vậy, muốn tránh tối đa trường hợp hồ thủy điện (HTĐ) gây nên úng ngập hạ lưu thì cần tính toán thủy văn thủy lực cho HTĐ cần chính xác để có quy trình vận hành HTĐ đúng nhất, luôn tuân thủ nguyên tắc điều tiết nước, đảm bảo lưu lượng xả lũ qua hồ phải nhỏ hơn tổng lưu lượng vào hồ. Muốn vậy, áp dụng những biện pháp dự báo thủy văn dự báo lũ để tốt nhất, có các trạm đo thủy văn ở tất cả các nhánh sông lớn chảy vào hồ, có thiết bị đo lưu lượng nước xả tràn… việc làm này giúp HTĐ có quy trình vận hành tốt và có bằng chứng pháp lý bảo vệ HTĐ.

Hình 2.7: Lũ khiến nhà dân ngập ngập trong biển nước [22]

Vì tài nguyên nước là của chung nên khi cấp giấy phép xây dựng và vận hành một dự án thủy điện, nhà nước phải cân nhắc tính toán đến các lợi ích khác, thiết thực nhất là khả năng điều tiết lũ của hồ chứa. Như vậy, ngay từ đầu cần xác định rõ ràng bao nhiêu dung tích của hồ chứa sẽ được dùng để điều tiết lũ. Tóm lại, nguyên tắc chung hồ thủy điện

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh 25 SVTH: Huỳnh Thị Ánh Linh (HTĐ) đều có đóng góp rất lớn về mặt giảm lũ, chống lũ, hay nói cách khác, mỗi khi lập

dự án hồ đều có nhiệm vụ điều tiết nước, giảm lũ hạ lưu mùa mưa và tăng mực nước mùa kiệt. Càng có nhiều hồ chứa trên một dòng sông thì khả năng giảm lũ càng lớn. Trường hợp HTĐ gây nên lũ, chỉ xảy ra khi lập quy trình hoặc vận hành sai quy trình. Việc làm quan trọng nhất cho giảm nguy cơ sinh lũ lụt vẫn là bảo vệ rừng đầu nguồn, đánh giá sự thay đổi thời tiết để kịp thời tìm ra đối sách hợp lý, luôn bổ sung, sửa chữa, nâng cao các kết cấu chống lũ lụt hiện có.

Một phần của tài liệu mặt trái của thủy điện (Trang 25 - 28)