4.2.2.1 Giai đoạn 2010 – 2012
Tỷ lệ thu thuế các ngành nghề trên địa bàn quận được thể hiện qua các biểu đồ sau:
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
(Nguồn: Đội Kê khai – Kế toán thuế - Tin học)
30
Bảng 4.4 Kết quả thu thuế theo ngành nghề từ 2010 đến 2012
Đvt: Ngàn đồng
Ngành nghề Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh
chênh lệch 2011/ 2010 2012/ 2011 Sản xuất 60.953.517 63.817.269 37.113.607 104,7 58,2
Kinh doanh ăn uống 65.186.212 57.225.247 53.258.347 87,8 93,1
Kinh doanh thương nghiệp
234.348.144 234.327.772 212.474.609 99,9 90,7
Kinh doanh dịch vụ 124.300.285 130.283.452 125.400.378 104,8 96,3
Vận tải 14.475.842 15.410.260 16.827.059 106,4 109,2
Tổng 499.264.000 501.064.000 445.074.000 100,4 88,8
(Nguồn: Đội Kê khai – Kế toán thuế - Tin học)
Qua bảng phân tích tình hình thu thuế theo ngành nghề do Chi cục quản lý từ năm 2010 đến 2012 có những chuyển biến sau:
-Trong các nhóm ngành trên, ngành kinh doanh thương nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất đạt trên 46%, kế đến là ngành kinh doanh dịch vụ, ngành kinh doanh ăn uống, sản xuất. Ngành chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng nguồn thu là ngành vận tải chiếm chưa tới 3%.
-Ngành sản xuất biến động nhiều so với các ngành còn lại, nếu so tỷ lệ của năm 2010 và 2011 ta thấy tình hình thu 2011 cao hơn so với 2010 là 4,7%, tuy nhiên đến năm 2012 tỷ lệ này lại giảm rất nhiều thu chỉ đạt 37.113.607 ngàn đồng chiếm tỷ lệ chỉ bằng 58,2% so với cùng kỳ 2011. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Khả năng tài chính của bản thân các doanh nghiệp vốn đã không cao, thêm vào đó, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Ngay cả khi đã tiếp cận được, thì lãi suất ngân hàng vẫn còn cao, thời hạn cho vay ngắn, nên doanh nghiệp khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lương lao động. Hiện nay lãi suất cho vay, tuy có được hỗ trợ và sau nhiều lần điều chỉnh, vẫn xoay quanh mức 13 - 14%/năm. Mức lãi suất này vẫn cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng lên.
31
-Ngành kinh doanh ăn uống nhìn chung đều giảm qua các năm 2010 đạt 65.186.212 ngàn đồng, 2011 là 57.225.247 ngàn đồng và ở năm 2012 chỉ đạt 53.258.347 ngàn đồng. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống của người dân từ đó cũng ảnh hưởng không ít. Bên cạnh đó ngành kinh doanh nhà hàng, ăn uống cũng là những lĩnh vực có khả năng phát sinh dấu hiệu thất thu lớn với phương thức phổ biến là khai gian doanh số do khách hàng ít lấy hóa đơn; kê khai khống các chi phí đầu vào làm tăng giá thành bán ra, giảm số thuế TNDN phải nộp.
-Tình hình thu thuế đối với ngành kinh doanh thương nghiệp từ 2010 đến 2011 chênh lệch không đáng kể, nhưng từ 2010 đến nay công tác thu thuế đối với ngành này có chiều hướng giảm dần từ 234.348.144 ngàn đồng năm 2010 xuống còn 212.474.609 ngàn đồng năm 2012. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thu thuế trên là do tình hình kinh tế trong nước bị suy giảm do ảnh hưởng của sự bất ổn nền kinh tế thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
-Ngành kinh doanh dịch vụ mặc dù biến động không nhiều nhưng cũng theo tình hình chung của nền kinh tế, năm 2011 thu vượt hơn so với 2010. Đến năm 2012 tỷ lệ này thấp hơn so với 2011 do ảnh hưởng tác động của nền kinh tế thế giới chậm phục hồi, kinh tế thế giới thiếu tính bền vững, giá cả đầu vào biến động tăng, sức mua còn thấp, thị trường chứng khoán sụt giảm ảnh hưởng đến các khoản đầu tư tài chính của các nhà đầu tư.
-Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh có bước phát triển khá nhanh. Kết quả thu của ngành qua các năm có chuyển biến theo chiều hướng tăng, 2010 thu đạt 14.475.842 ngàn đồng, 2011 cao hơn 2010 6,46%, 2012 đạt 16.827.059 ngàn đồng cao hơn 2011 là 9,2%. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách được đánh giá là chưa tương xứng với quy mô doanh thu và mức độ hoạt động của lĩnh vực này, tình trạng thất thu thuế còn tương đối phổ biến và xu hướng ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa bàn. Tình hình trên có phần do đặc thù của hoạt động kinh doanh vận tải là cơ động, sản phẩm mang tính dịch vụ, vì thế ngành thuế khó xác định được con số cụ thể về doanh thu thực tế để làm cơ sở tính thuế. Trong lĩnh vực vận tải khách, còn hiện tượng nhiều đơn vị, cá nhân kinh doanh cho phương tiện đón khách dọc đường, không bán vé, chở quá số lượng quy định.
32
Bảng 4.5 Kết quả thu thuế theo ngành nghề kinh doanh 6 tháng đầu năm (2010-2013)
Đvt: Ngàn đồng Ngành nghề 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh chênh lệch
Thực thu % Thực thu % Thực thu % Thực thu % 2011/
2010 2013/ 2012 Sản xuất 32.133.789 13,05 44.816.956 16,93 33.902.187 13,45 45.243.002 16,36 139,5 133,5 Kinh doanh ăn uống 31.961.433 12,98 30.427.284 11,5 29.568.355 11,73 32.019.783 11,58 95,2 108,3 Kinh doanh thương nghiệp 118.513.387 48,13 116.403.848 43,98 114.735.861 45,53 115.247.981 41,66 98,2 100,4 Kinh doanh dịch vụ 56.141.808 22,8 64.394.654 24,33 61.783.027 24,51 70.109.233 25,34 114,7 113,5 Vận tải 7.485.583 3,04 8.657.258 3,26 12.010.570 4,86 14.002.981 5,06 115,6 116,6 Tổng 246.236.000 100 264.700.000 100 252.000.000 100 276.623.000 100 107,5 109,8
33
-6 tháng đầu năm 2010, kinh tế-xã hội nước ta tuy vẫn đang trên đà phục hồi nhanh và phát triển theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhưng còn gặp một số khó khăn: Kinh tế thế giới nhìn chung đang thoát ra khỏi khủng hoảng nhưng chưa thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc, một số quốc gia có dấu hiệu bất ổn về kinh tế tài chính. Ở trong nước, một số cân đối kinh tế vĩ mô có biểu hiện chưa ổn định, cùng với hạn hán kéo dài và dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống dân cư. Với hướng tích cực chung của toàn thành phố, quận Ninh Kiều đã đạt được những kết quả tương đối khả quan. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng thu tại Chi cục tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm các ngành nghề liên quan đến sản xuất chiếm 13,05%, kinh doanh thương nghiệp chiếm 48,13%; các ngành về dịch vụ đạt 56.141.808 ngàn đồng chiếm 22,8% tổng nguồn. Bên cạnh những mặt tích cực trong việc thu các ngành nghề trên, các ngành vận tải chỉ đạt 3,04% .
-Từ đầu năm đến 2011, tình hình kinh tếthế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế trong nước đang dần phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn: Tình hình lạm phát, mặt bằng lãi suất, giá cả nguyên, nhiên, vật liệu và nhiều loại hàng hóa tiêu dùng liên tục tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo cục thuế thành phố về nhiệm vụ năm 2011, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2011 đạt kết quả như sau: Tổng nguồn thu tăng 7,5% so với 6 tháng đầu năm 2010, Chi cục đã thực hiện thu đạt và vượt hơn so với cùng kỳ năm trước các ngành như sản xuất tăng 39,5%, kinh doanh dịch vụ tăng 14,7%, và vận tải tăng 15,65%. Tuy nhiên ngành kinh doanh thương nghiệp có chiều hướng giảm nhẹ và tình hình thu đối với ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống của người dân cũng có xu hướng giảm hơn so với cùng kỳ.
-Qua công tác thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy kết quả thu của Chi cục thuế quận Ninh Kiều có những chuyển biến không khả quan, kết quả thu chưa đạt so với dự toán, cũng như một số ngành nghề trên địa bàn có tổng thu trong năm nhỏ hơn so với cùng kỳ, ngành sẩn xuất chỉ đạt 75,64%, kinh doanh ăn uống đạt 97,18%, kinh doanh thương nghiệp đạt 98,57%, và kinh doanh dịch vụ đạt 95,94%. Mặc dù Chi cục đã đề ra hướng đi ngay những ngày đầu năm thế nhưng với những chuyển biến của kinh tế, và những thay đổi chính sách của Nhà nước đã tác động đến nguồn thu trên. Sự cố gắng của cán bộ chỉ đạt được ở khối ngành vận tải nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
34
-So với cùng kỳ năm 2012, tổng số thu của Chi cục 6 tháng đầu năm 2013 tăng 9,8%, trong đó có các ngành nghề có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ, trong đó đáng chú ý là thu từ sản xuất tăng hơn so với cùng kỳ 33,5%, các ngành còn lại có xu hướng tăng như kinh doanh ăn uống, kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ và vận tải. Để đạt được kết quả trên là do công tác thực hiện của toàn ngành trên địa bàn, tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế; tăng cường kiểm tra, rà soát đối tượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phát hiện kịp thời những trường hợp không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý.