Tiêuchuẩn nănglực và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề (Trang 27 - 29)

Năng lực được xác định và mô tả bằng các TCNL, đó là những chuẩn mực theo từng ngành nghề được quy định để đo lường chất lượng thực hiện các nhiệm vụ, công việc trong môi trường lao động. Các tiêu chuẩn này mô tả kiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử và thái độ mà một người phải có để chứng

tỏ mình có đủ năng lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, công việc cụ thể ở nơi làm việc. Đồng thời TCNL cũng chỉ báo bối cảnh, điều kiện thực hiện công việc và mức độ trách nhiệm, tự chủ khi thực hiện công việc đó.

Theo tác giả, TCNL có thể hiểu là “những chuẩn mực đã được thiết lập

sẵn về năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ trong một nghề”.

Bảng 1.1: Định dạng đơn vị tiêu chuẩn năng lực

Ở Việt Nam, TCKNN là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ

Đơn vị, mã số và tên đơn vị: thể hiện chức năng chính của đơn vị năng lực

Mô tả: mô tả tóm tắt về năng lực bao gồm hoạt động chính và kết quả cuối cùng phải đạt

Thành tố năng lực

mô tả các hoạt động phải thực hiện để hoàn thành đơn vị năng lực (bắt đầu bằng động từ).

Tiêu chí thực hiện

thể hiện mức độ đạt được của mỗi thành tố năng lực, có thể quan sát và đo lường được (bắt đầu bằng danh từ với cấu trúc câu bị động). 1. 1.1 1.2 ... 2. 2.1 2.2 ... 3. 3.1 ...

Hướng dẫn chứng cứ đánh giá: nêu các hướng dẫn lựa chọn chứng cứ hỗ trợ cho việc đánh giá và cách thức đánh giá để xác định một cá nhân có năng lực thực hiện công việc trong một môi trường làm việc cụ thể.

Kỹ năng và kiến thức thiết yếu: nêu rõ các kỹ năng quan trọng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Tuyên bố phạm vi: diễn đạt rõ ràng phạm vi áp dụng năng lực, bao gồm bối cảnh, sự vận hành và điều kiện làm việc theo tiêu chí thực hiện.

năng của từng nghề [18]. Bậc kỹ năng nghề được xác định dựa trên 3 nhóm tiêu chí chủ yếu, đó là: i) Phạm vi, độ khó và độ phức tạp của công việc; ii) Mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; iii) Mức độ phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc. Như thế, nội hàm của TCKNN không hoàn toàn theo nghĩa hẹp “kỹ năng” mà có ý nghĩa của “năng lực” nhiều hơn song do cách tiếp cận phân tích từng công việc đơn lẻ nên cấu trúc định dạng của TCKNN khác với TCNL, chẳng hạn như không xác định các thành tố năng lực và chỉ báo bối cảnh ứng dụng cũng như điều kiện đánh giá.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề (Trang 27 - 29)