Giải pháp 3: Đánh giá theo nănglực cho nhóm dựa trên phân

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề (Trang 83 - 84)

phân công lao động và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nghề

3.1.3.1. Mục đích: Tổ chức đánh giá cho nhóm nhằm đánh giá sự thể hiện năng lực về sự phối hợp, mức độ trách nhiệm trong thực hiện công việc, đồng thời khích lệ các hành vi ứng xử xã hội theo những chuẩn mực hoạt động nghề.

3.1.3.2. Nội dung:

- Một nhóm phải có đủ số người để giải quyết các vấn đề được giao tùy thuộc vào sự phân công lao động và quy trình tổ chức sản xuất. Nếu trong tiêu chuẩn thực hiện công việc chưa xác định số lượng thành viên nhóm thì giáo viên và nhà trường cần phải tham vấn ý kiến với các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn hoạt động trong nghề đó.

- Ngoài việc xác định số lượng thành viên nhóm giáo viên cần xác định cả số lượng nhóm, bảo đảm rằng không gian và điều kiện làm việc của mỗi nhóm có thể quan sát và giám sát được.

- Việc thành lập nhóm sẽ theo mẫu hành động nghề nghiệp: Nhóm gồm một/một số cá nhân và những người trợ giúp hoặc nhóm gồm các thành viên cùng làm dưới sự chỉ huy của trưởng nhóm với trách nhiệm cao hơn, hoặc một số HSSV trong nhóm đóng vai khách hàng,…

3.1.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp: Việc xác định cấu trúc và số lượng thành viên nhóm theo phân công lao động và tổ chức sản xuất phải có sự tham gia của các chuyên gia trong nghề. Giáo viên được tập huấn, hướng dẫn về quy trình và kỹ thuật xây dựng công cụ đánh giá. Giáo viên phải bố trí thí sinh hoặc người dự phòng cho vai thành viên nhóm phòng trường hợp vì lý do nào đó mà có thí sinh không thể tiếp tục tham gia quá trình đánh giá.

3.2. ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w