Giải pháp 1: Chuyển hóa tiêu chuẩnnăng lực sang chương trìnhđào

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề (Trang 77 - 79)

3.1.1.1. Mục đích: Các mô đun trong chương trình được xây dựng từ các đơn vị TCNL nhằm cụ thể hóa mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra.

3.1.1.2. Nội dung:

* Các tiêu chuẩn thực hiện công việc trong các bộ TCKNN hiện nay thường gắn với từng công việc đơn lẻ của nghề (Bảng 3.1) sẽ được chuyển đổi sang định dạng TCNL (Bảng 1.1, Chương 1). Trong tương lai, các TCNL theo nhóm năng lực chung và nhóm năng lực chuyên biệt nên được xây dựng ngay từ ban đầu và sẽ không cần đến giải pháp thực hiện bước chuyển có tính chất tiền đề này.

* Vấn đề cần quan tâm khi chuyển đổi tiêu chuẩn thực hiện công việc trong TCKNN sang TCNL là khâu xác định các thành tố năng lực hay còn gọi là năng lực thành phần (chỉ báo các hoạt động phải thực hiện để hoàn thành đơn vị năng lực) và phạm vi ứng dụng của đơn vị TCNL đó. Mức độ đạt được của mỗi thành tố năng lực thể hiện bằng các tiêu chí thực hiện có thể quan sát

và đo lường được. Phần phạm vi ứng dụng của đơn vị TCNL sẽ nêu rõ bối cảnh, sự vận hành và điều kiện làm việc theo tiêu chí thực hiện.

Bảng 3.1: Nội dung tiêu chuẩn thực hiện công việc trong TCKNNQG

* Tiếp theo, các mô đun đào tạo cần phải xác định rõ ràng chuẩn đầu ra tương ứng với các đơn vị TCNL. Việc chuyển hóa từ TCNL sang chương trình đào tạo được thực hiện theo mô hình chuyển hóa (Hình 3.1).

Tiêu chuẩn thực hiện công việc Tên công việc:

Mã số công việc:

I. Mô tả công việc: ghi khái quát về công việc và các bước chính thực hiện công việc

đó, ghi rõ, ngắn gọn và bắt đầu bằng một động từ chỉ hành động.

II. Các tiêu chí thực hiện: xác định và mô tả chi tiết các tiêu chí cần phải đạt được

khi thực hiện các bước công việc về quy trình, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, thái độ nghề nghiệp, an toàn lao động, thời gian thực hiện. Các tiêu chí phải lượng hoá hoặc tính toán xác định được.

III. Các kỹ năng và kiến thức thiết yếu: Nêu rõ các kỹ năng quan trọng và kiến thức lý

thuyết cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

IV. Các điều kiện thực hiện công việc: nêu rõ tất cả các tài liệu kỹ thuật như sổ tay,

phiếu công nghệ, các thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu và các yêu cầu khác cần có để thực hiện công việc, nêu rõ đặc tính kỹ thuật của một số trang thiết bị nếu cần thiết.

V. Tiêu chí và cách thức đánh giá kỹ năng

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Nêu rõ tính chất, dấu hiệu thể hiện kỹ năng làm căn cứ đánh giá tiêu chuẩn thực hiện.

Nêu rõ phương pháp, công cụ được sử dụng để đánh giá các tiêu chí.

Nguồn: Quyết định 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về Ban hành Quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành TCKNNQG

Hình 3.1: Mô hình chuyển hóa TCNL sang chương trình đào tạo

Trong đó, các thành tố năng lực chính là các chuẩn đầu ra của mô đun, các tiêu chí thực hiện sẽ chuyển thành các tiêu chí đánh giá, hướng dẫn chứng cứ năng lực và phạm vi, bối cảnh ứng dụng TCNL sẽ là cơ sở xác định tài liệu dạy học cần xây dựng và các phương pháp đánh giá cần lựa chọn cũng như các điều kiện đánh giá.

3.1.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp: Việc chuyển từ TCKNN hiện có sang TCNL cần sự tham gia của các các chuyên gia trong nghề. Giáo viên được hướng dẫn về phát triển chương trình theo năng lực.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề (Trang 77 - 79)