- Học sinh biết sơ cứu nạn nhân ra khỏi đám cháy, để nạn nhân nơi thoáng khí, nới rộng áo quần, gọi cấp cứu 26,33%.
- Về sơ cứu bỏng, số học sinh nhận thức sai bằng các phương pháp dân gian như: bôi kem đánh răng, đắp bùn ướt, dội nước mắm…chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên học sinh cũng biết cách xử trí khi nạn nhân bị bỏng tại hiện trường bằng cách dội nước mát sạch chiếm tỷ lệ cao (82,66%).
- Học sinh biết hành động cần thiết khi xảy ra cháy như: thoát ra khỏi đám cháy, gọi cứu hỏa, cắt điện chiếm tỷ lệ cao (48,67%).
3. Kiến thức về phòng chống tai nạn do bỏng
Qua khảo sát về việc phòng chống tai nạn do bỏng của học sinh cấp II chúng tôi nhận thấy rằng:
- Số học sinh chưa được hướng về sơ cứu bỏng còn cao chiếm 58,67% trong tổng số học sinh được phỏng vấn. Điều này cho thấy công tác sơ cứu bỏng ở Việt Nam nói chung và các trường học nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ xử trí ngay sau bỏng chưa hợp lý vẫn còn cao (70-90%). Trong nhân
dân còn coi bỏng chỉ là tổn thương ngoài da, giữ trẻ ở nhà tự điều trị, chuyển tới cơ sở y tế muộn trong trạng thái nặng…Chính vì vậy, công tác dự phòng bỏng cần được tuyên truyền và giáo dục trong nhà trường nhằm hướng dẫn cho học sinh những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về tác hại, cách phòng tránh, biện pháp sơ cứu tai nạn do bỏng.
- Về phòng chống bỏng tại gia đình đa số học sinh đã biết được một trong các cách phòng chống: để phích nước nóng khỏi tầm tay trẻ em chiếm tỷ lệ cao (84,66%), biện pháp an toàn sử dụng điện chiếm (74,66%), để xa lửa và các chất dễ gây nổ, phát hiện và báo cáo các nguy cơ gây cháy nổ trong nhà, gia đình cần phải được hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy.
- Để xây dựng một cộng đồng an toàn, giáo dục cộng đồng an toàn và phòng tránh tai nạn cho cộng đồng là quá trình tổ chức, hướng dẫn cho học sinh có thái dộ tích cực, hành vi ứng xử đúng đắn, đa số các ý kiến của học sinh cho rằng cần có sự tham gia của tất cả mọi thành viên sống trong cộng cộng đồng chiếm tỷ lệ cao (86,67%). Cũng như nâng cao kiến thức về phòng chống tai nạn bỏng trong trường học.
KIẾN NGHỊ
Bỏng là một thương tích có thể dự đoán trước được và có thể phòng tránh được. Phòng tránh bỏng cho trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi học sinh cấp II là trách nhiệm của bố mẹ, thành viên gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
- Đối với nhà trường: Cần có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo chí trung ương và địa phương…), cần phổ biến cho học sinh hiểu rõ những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về tác hại, cách phòng tránh, biện pháp sơ cứu tai nạn do bỏng. Ngoài ra tùy theo đặc điểm bỏng ở học sinh, các vùng khác nhau để có sự hướng dẫn dự hòng phù hợp và xác thực.
Ví dụ: Học sinh thành thị thường hay bị bỏng nước sôi và bỏng điện, học sinh nông thôn còn gặp bỏng do vôi tôi, bỏng do cháy rơm rạ, bỏng do cám lợn nóng…
Tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận chuyên đề cho các phụ huynh và học sinh để hướng dẫn kiến thúc phổ thông về phòng tránh tai nạn bỏng.
- Đối với học sinh: Cán bộ y tế học đường lập kế hoạch tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường để lên lịch một tuần có hai giờ thảo luận lớp nhằm thông qua các nội dung tuyên truyền: Pano, áp phích, tranh ảnh, băng đĩa video…để học sinh nhận ra một số nguy hiểm có thể dẫn đến bỏng ở nhà, ở trường, trên đường đi, trong cộng đồng của các em. Giúp cho học sinh hiểu nguyên nhân gây bỏng và biết cách phòng tránh bỏng.
PHIẾU ĐIỀU TRA
KIẾN THỨC VỀ ĐỀ PHÒNG VÀ SƠ CỨU TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH DO BỎNGI. PHẦN HÀNH CHÍNH I. PHẦN HÀNH CHÍNH
Họ và tên:... Tuổi:...
Học sinh lớp: ...Giới : Nam Nữ