0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Kiến thức của học sinh về việc sơ cứu ban đầu bệnh nhân bỏng

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG VÀ SƠ CỨU BỎNG CỦA HỌC SINH CẤP II NGUYỄN CƯ TRINH - THÀNH PHỐ HUẾ” (Trang 32 -33 )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Kiến thức của học sinh về việc sơ cứu ban đầu bệnh nhân bỏng

Qua bảng 3.6, chúng tôi thấy có rất nhiều cách xử trí ngay sau bỏng, nhưng điều cần chú ý cách xử trí đúng là dội hoặc ngâm ngay vết bỏng bằng nước sạch chỉ chiếm 82,66% Đặc biệt cách xử trí vết bỏng bằng cách bôi kem đánh răng chiếm 224 ý kiến của trẻ (74,66%), dội nước mắm (7,66%), đắp bùn ướt (7%), bôi mỡ trăn (12,66%), bôi dung dịch hoặc thuốc kháng sinh (24,66%). Đây là những cách xử trí sai lầm, có lẽ do học sinh được nghe lại kinh nghiệm từ người khác chứ không được tiếp cận với kiến thức khoa học, điều này cho thấy số học sinh được huấn luyện về sơ cứu ban đầu là rất thấp, tất cả các xử trí sai lầm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh phí và kết quả điều trị cho nạn nhân sau này. Thực tế theo nghiên cứu của Hồ Thị Xuân Hương (2004) xử lý đúng cách tai nạn bỏng kỳ đầu tại gia đình chỉ chiếm 19,26%, còn lại 80,74% là xử trí sai, Nguyễn Như Lâm (2001) làm lạnh ngay sau bỏng chỉ được áp dụng ở 28,20%, trường hợp có đến 20,14% bệnh nhân được xử trí bằng dùng kem đánh răng, nước mắm hoặc vôi tôi bôi lên vết bỏng [7], [16].

4.2.3. Kiến thức của học sinh về việc sử dụng thuốc đông y chữa bỏng Qua bảng 3.7, cho thấy kiến thức của học sinh về việc dùng thuốc đông y phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc, tuy nhiên số dùng theo kinh nghiệm vẫn còn cao chiếm tới 23,3% và không sử dụng là 12,0%. Nghiên cứu của Nguyễn Như Lâm (2001) cho thấy việc sử dụng lá cây các loại để đắp lên vết bỏng là 6,26%. Cũng theo nghiên cứu của tác giả này năm 2006 là 2,02%; Nguyễn Đăng Danh và Vũ Văn Tâm là 12,4%; Đỗ Thanh Long (2006) tỷ lệ dùng thuốc Đông y sai chỉ định là 5,15% [16], [18], [15], [5]. Việc sử dụng thuốc Đông y không đúng phương pháp thường dẫn tới hậu quả nhiễm trùng nặng

vùng bị bỏng mặt khác do màu sắc của các thuốc này làm cho việc chẩn đoán và vệ sinh vết thương ở các cơ sở điều trị gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG VÀ SƠ CỨU BỎNG CỦA HỌC SINH CẤP II NGUYỄN CƯ TRINH - THÀNH PHỐ HUẾ” (Trang 32 -33 )

×