Kiến thức của học sinh về xây dựng cộng đồng an toàn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức về phòng chống và sơ cứu bỏng của học sinh cấp II Nguyễn Cư Trinh - Thành phố Huế” (Trang 37 - 39)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.8. Kiến thức của học sinh về xây dựng cộng đồng an toàn

Qua bảng 3.17, chúng tôi thấy số ý kiến của đa số học sinh là việc xây dựng một cộng đồng an toàn cần có sự tham gia của tất cả mọi người sống trong cộng đồng đó là 86,67%. Đây là một nhận thức đúng vì xây dựng một cộng đồng an toàn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành luật pháp của tất cả các thành viên đang sống trong cộng đồng đó.

Tuy nhiên vẫn còn 8,0% số ý kiến cho rằng việc xây dựng cộng đồng an toàn là công việc của chính quyền địa phương và 5,33% cho rằng là trách nhiệm của tổ chức đoàn thể. Đây là những ý kiến chưa đúng cần tăng cường tuyên truyền để học sinh hiểu hơn tầm quan trọng của việc xây dựng một

công đồng an toàn.Muốn xây đựng một cộng đồng an toàn về phồng chống bỏng là phải ban hành đạo luật từ Trung ương đến địa phương và tăng cường thực thi luật. Đạo luật có thể nhằm vào hành vi của trừng cá nhân, buộc phải tuân theo những nguyên tắc của phòng chống bỏng, tập huấn, hướng dẫn, lồng ghép các hoạt động của các tổ chức trong cộng đồng như: thanh niên tình nguyện, hội phụ nữ, mạng lưới cộng tác viên, các câu lạc bộ sức khỏe để tuyên truyền về phòng tránh bỏng. Tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận chuyên đề cho các gia đình, cụm dân cư, các cơ sở tập trung trẻ em, các trường học trong địa phương để hướng dẫn kiến thưc phổ thông về phòng tránh tai nạn bỏng

KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu kiến thức của 300 học sinh đang học tại các khối lớp 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009 của trường cấp II Nguyễn Cư Trinh về phòng chống và sơ cứu tai nạn do bỏng, chúng tôi có kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức về phòng chống và sơ cứu bỏng của học sinh cấp II Nguyễn Cư Trinh - Thành phố Huế” (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w