Để giải quyết được các mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nội dung sau:
Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai.
Thu thập số liệu về môi trường lao động tại 3 công ty lựa chọn nghiên cứu điển hình từ năm 2011 – 2013.
Phân tích diễn biến hiện trạng môi trường lao động tại 3 công ty lựa chọn nghiên cứu điển hình từ năm 2011 – 2013.
Tình hình sức khỏe công nhân tại 3 công ty lựa chọn nghiên cứu.
Đánh giá mối quan hệ giữa môi trường lao động và sức khỏe công nhân tại 3 công ty lựa chọn nghiên cứu điển hình.
Nội dung 2: Xác định mức độ ô nhiễm môi trường lao động do nhiều yếu tố tác động tại 3 công ty lựa chọn nghiên cứu điển hình (áp dụng mô hình đánh giá mức độ ô nhiễm theo tài liệu của GS. Đào Ngọc Phong, trường Đại học Y Hà Nội).
Nội dung 3: Đánh giá rủi ro sức khỏe người lao động đối với tác nhân gây rủi ro đặc trưng tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai theo mô hình HRA.
Nội dung 4: Dự báo mức độ ô nhiễm các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 dựa trên kế hoạch sản xuất của các công ty và hệ số phát thải ngành gạch men.
Nội dung 5: Đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đang sử dụng trong các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai.
Đánh giá việc thực hiện các công tác Y học lao động theo quy định của pháp luật, nhà nước.
Đánh giá ưu, nhược điểm các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong môi trường lao động tại 3 công ty lựa chọn nghiên cứu điển hình.
Nội dung 6: Đề xuất các biện pháp quản lý, kỹ thuật, bảo hộ lao động và y tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm, rủi ro sức khoẻ, nâng cao sức khỏe người lao động các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai.