D. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
E. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
1.Phƣơng pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin phục vụ đề tài.
2.Phƣơng pháp thu thập thông tin
Phương pháp này được áp dụng để thu thập các thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu.
3. Phƣơng pháp điều tra thực địa
Phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp (chủ yếu phỏng vấn những cán bộ quản lý trực tiếp người lao động, những cán bộ làm việc trong công tác bảo hộ lao động của công ty và người lao động).
4. Phƣơng pháp đo đạc các yếu tố hóa lý trong môi trƣờng lao động
Phương pháp xác định số mẫu, cách đo và xử lý số liệu theo thường quy kỹ thuật Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường Hà Nội [3].
* Các yếu tố vật lý:
- Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
+ Tại vị trí đo vi khí hậu đo 3 yếu tố (nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió). + Đo ngang ngực và đúng vị trí người lao động khi làm việc.
+ Vị trí vi khí hậu ở mỗi điểm được so với vi khí hậu ở ngoài trời tại thời điểm tương ứng.
- Tiếng ồn: đo ồn để cách mặt đất 1,4 m (nếu là chỗ công nhân đứng), hay ngang tầm tai người công nhân (nếu công nhân đang ngồi).
* Các yếu tố hoá lý: bụi hô hấp, bụi trọng lượng.
+ Bụi hô hấp (Ø< 5µm): lấy mẫu bụi tại vị trí làm việc thực hiện trong vùng hô hấp của công nhân, cách mũi miệng không quá 30cm.
+ Bụi trọng lượng (Ø≥ 5µm): lấy mẫu bụi ở công đoạn hay bộ phận hoặc khu vực sản xuất khác nhau. Ở cách lấy mẫu này, đầu lấy mẫu phải đặt ở tầm cao trung bình ngang tầm hô hấp của người lao động khi đang làm việc.
* Các yếu tố hóa học:
+ Hơi khí độc: thực hiện bằng phương pháp ống phát hiện nhanh. Đặt bơm hút khí theo chiều hô hấp của công nhân (xuôi) hay ngang tầm hô hấp nhưng thẳng góc với hướng chất độc bay ra (tránh ngược chiều).
* Giá trị các yếu tố môi trường trong quy định hiện hành (tiêu chuẩn vệ sinh lao động Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT).
Bảng 2: Thiết bị đo đạc môi trường lao động
Thông số Thiết bị đo
Đo vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) Testo 425 (Đức), Testo 400 (Đức) Đo ánh sáng Testo 545 (Đức) Đo tiếng ồn
(ồn chung và ồn phân tích giải tần) Rion NL -21 (Nhật)
Đo hơi khí độc
Bơm lấy mẫu khí Komyo (Nhật) và ống phát hiện hơi khí độc (Nhật), Máy đo khí CO2 – TESTO
535 (ĐỨC)
Đo bụi trọng lượng& hô hấp (giấy lọc Whatman, ϕ25mm) Máy SKC Quick take 3.0 (Mỹ),
5. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu
Xử lý số liệu trực tiếp trên thiết bị đo: ghi nhận kết quả khi thiết bị đo hiển thị số liệu ổn định.
Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007.
6. Phƣơng pháp phân tích, so sánh
Dựa vào các kết quả đo đạc tại hiện trường tiến hành so sánh, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường lao động.
Phương pháp này được sử dụng theo 2 cách tiếp cận:
+ So sánh dựa vào tiêu chuẩn vệ sinh lao động Quyết định 3733/2002/QĐ- BYT.
+ Đánh giá mối liên hệ giữa môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân.
7. Áp dụng mô hình đánh giá mức độ ô nhiễm
Mô hình tính toán mức độ ảnh hưởng của môi trường không khí tới sức khỏe con người được đề xuất bởi Viện Bảo hộ Lao động dưới sự lãnh đạo của GS. Đào Ngọc Phong, trường Đại học Y Hà Nội [12].
Nguyên lý của phương pháp này là xác định mức độ ô nhiễm môi trường lao động dựa trên 2 yếu tố lựa chọn chính là: yếu tố gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe người lao động. Đối với yếu tố môi trường, thông qua số liệu quan trắc lựa chọn ra các chỉ tiêu ô nhiễm so với tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu này sẽ được tính toán tích hợp với hệ số tỷ lệ ảnh hưởng (a). Tỷ lệ ảnh hưởng này phụ thuộc vào kết quả khám sức khỏe định kỳ và tỷ lệ người mắc bệnh thông qua điều tra lại để xác định tỷ lệ bệnh do yếu tố ô nhiễm môi trường lao động gây ra.
Kết quả tích hợp của từng chỉ tiêu ô nhiễm với hệ số tỷ lệ ảnh hưởng (a) sẽ cho ra các hệ số trọng lượng (G). Từ đây sẽ có 02 trường hợp:
(1). Thông qua kết quả tính G của từng yếu tố, chọn ra yếu tố ô nhiễm chính (Gc). So sánh Gc với tổng hệ số Gi (i- số lượng chỉ tiêu còn lại). Nếu ∆G = Gc - ∑Gi >0, Gc được chọn là yếu tố đánh giá phân loại mức độ môi trường lao động –
xác định số lần vượt so với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động (tương đương trị số mức độ phản ứng của người lao động (R) trong bảng 3).
(2). Nếu ∆G = Gc - ∑Gi <0, ta phải tính toán lại R tổng bằng Rc của yếu tố chính và phần dư của các yếu tố còn lại (∆G /∑ai) . Sau đó so sánh phân loại mức độ môi trường lao động theo R trong bảng 3.
Quy trình tính toán lý thuyết
Quá trình được thực hiện 5 bước như sau:
Bƣớc 1: Xác định tỷ lệ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới cảm nhận của người bị tác động.
Tỷ lệ ảnh hưởng ký hiệu là a, là tỷ lệ của những người cảm nhận (theo xác định y học có triệu chứng mệt mỏi, ốm đau, mắc bệnh…) trên số người điều tra cảm thấy là mình bị ảnh hưởng do các yếu tố môi trường gây ra. Để xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ này chúng ta phải tiến hành đo các thông số của các yếu tố môi trường như: bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, chế độ nhiệt ẩm. Đồng thời phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới sức khỏe người lao động thông qua sự cảm nhận chủ quan của người lao động (qua phiếu điều tra cá nhân) và qua thể trạng thực sự của họ (qua khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế).
Bƣớc 2: Xác định trọng lượng ô nhiễm của các yếu tố gây ô nhiễm. Ở đây đưa ra khái niệm về đại lượng quy ước gọi là “trọng lượng ô nhiễm Gi” là tích của tỷ lệ ảnh hưởng các yếu tố thành phần ai với mức độ phản ứng Ri do yếu tố gây ra đối với người lao động.
Gi = ai . Ri (1)
Trong đó Gi: trọng lượng ô nhiễm, Ri mức độ phản ứng Đối với hơi khí độc: Gk = ak . Rk
Đối với tiếng ồn: Gn = an . Rn Đối với nhiệt - ẩm : Gv = av . Rv Đối với bụi: Gb = ab . Rb
Qua Gi có thể so sánh được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cùng tham gia tác động.
Bảng 3: Mức độ phản ứng R qua chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường lao động Loại MT lao động Mức độ ô nhiễm Các yếu tố có hại Mức phản ứng của NLĐ Hơi khí độc (số lần vượt TCCP) Bụi (số lần vượt TCCP) Tiếng ồn (số dBA vượt TCCP) Nhiệt ẩm (chỉ số ∑H) K B N V R
0 Hợp vệ sinh Dưới tiêu chuẩn cho phép >14-16 1 1 Ô nhiễm ít >1-1,5 >1-3 >1-3 >16-17,5 2 2 Ô nhiễm vừa >1,5 – 2,5 >3-5 3-5 >17,5-19 3 3 Ô nhiễm nhiều >2,5-4 >5-10 5-10 >19-20,5 4 4 Ô nhiễm rất nhiều >4-6 >10-30 10-20 >20,5-22 5 5 Ô nhiễm nghiêm trọng >6 >30 20 >22 6 MT: môi trường
TCCP: tiêu chuẩn cho phép NLĐ: người lao động
Bƣớc 3: Tính trọng lượng ô nhiễm dư ∆G
Khi trong môi trường lao động có từ 2 yếu tố gây ô nhiễm trở lên, lấy yếu tố có mức độ ô nhiễm cao nhất (theo 5 mức độ) làm yếu tố chính, ký hiệu tỷ lệ ảnh hưởng và mức độ phản ứng các yếu tố đó là ac và Rc. Các yếu tố còn lại với mức độ gây ô nhiễm thấp hơn gọi là yếu tố phụ và ký hiệu tương ứng là ai và Ri. Nếu hai yếu tố có mức độ ô nhiễm cao bằng nhau, các mức khác nhỏ hơn thì ta chọn trong số hai yếu tố đó yếu tố nào có tỷ lệ ảnh hưởng a lớn hơn là yếu tố chính. Tính hiệu
của tổng trọng lượng ô nhiễm của các yếu tố còn lại G với trọng lượng ô nhiễm của yếu tố chính Gc:
∆G = ∑G - Gc (2)
∑G: tổng trọng lượng ô nhiễm các yếu tố Gc: trọng lượng ô nhiễm yếu tố chính.
Trong trường hợp ngược lại tức là Gc> ∑G thì bài toán dừng lại ở đây và mức độ ô nhiễm tổng hợp bằng mức độ ô nhiễm yếu tố chính.
Bƣớc 4: xác định trị số R của phần dư đó so với tổng tỷ lệ ảnh hưởng thành phần (trừ tỷ lệ ảnh hưởng của yếu tố chính).
Rdư = ∆G /∑ai (3)
Bƣớc 5: xác định trị số R tổng hợp của tất cả các yếu tố tác động Rtổng = Rc + Rdư (4)
Từ Rtổng tra bảng 3 suy ra mức độ ô nhiễm chung của môi trường.
8. Phƣơng pháp đánh giá rủi ro sức khỏe
Hình 1: Mô hình đánh giá rủi ro sức khỏe
1. Nhận biết mối nguy hại: Thu thập dữ liệu và định lượng:
Tập hợp và phân tích dữ liệu theo từng vấn đề.
Xác định sự ô nhiễm tiềm tàng dựa trên: - Đặc tính độc hại.
- Số lượng hiện diện tại nơi xem xét. - Đường dẫn và các con đường phơi nhiễm. - Các chỉ thị hóa học.
2. Đánh giá phơi nhiễm:
Phân tích các tuyến phát thải.
Nhận dạng và mô tả đặc điểm người nhận có khả năng.
Xác định sự di chuyển và các con đường phơi nhiễm.
Đánh giá mức độ phơi nhiễm sau này cho các tuyến phơi nhiễm đáng chú ý.
Tính toán liều lượng ô nhiễm cho tất cả các đường dẫn.
3. Đánh giá độc tính:
Nhận diện tất cả các định tính và định lượng độc chất sơ lược qua các chỉ thị hóa học.
Định lượng nguy hại của sự phơi nhiễm.
Nhận diện các nguồn không chắc chắn.
Định lượng mức độc hại qua các bằng chứng rõ ràng.
Xác định giá trị độc tính rõ ràng với các chỉ thị hóa học.
4. Đặc tính rủi ro:
Đánh giá khả năng gây nguy hại sức khỏe con người dựa trên: Rủi ro gây ung thư.
Rủi ro không gây ung thư.
Mô tả rủi ro:
Định lượng không chắc chắn. Tổng kết các thông tin rủi ro.
Bƣớc 1:
Nhận diện mối nguy hại: gồm sự thu thập các dữ liệu tổng hợp và xác định các điều kiện phơi nhiễm, các ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật có thể được sinh ra bởi các tác nhân gây ô nhiễm môi trường hay mối nguy hại.
Bƣớc 2:
Đánh giá độc tính: phân tích các thông tin định tính và định lượng về chất độc nhằm đánh giá mối liên quan giữa liều lượng và đáp ứng, mô tả quan hệ giữa liều lượng phơi nhiễm chất độc và ảnh hưởng có hại đối với sức khỏe.
Bƣớc 3:
Đánh giá phơi nhiễm: tiến hành quan trắc tại khu vực nghiên cứu để xác định được mức độ ô nhiễm, nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường, các tuyến phát thải. Từ đó nhận dạng và mô tả cộng đồng có khả năng phơi nhiễm, đánh giá mức độ phơi nhiễm cho các tuyến phơi nhiễm đáng chú ý và tính toán liều lượng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bƣớc 4:
Mô tả đặc tính rủi ro: là mô tả nguy cơ về mặt bản chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng sức khỏe tới cá nhân và cộng đồng. Nói chung, các đặc tính rủi ro được tóm tắt và tổng hợp phơi nhiễm và đánh giá độc tính để định tính và định lượng các mức độ rủi ro. Bước này cũng đánh giá lại chất lượng chung của quá trình đánh giá cũng như những giả định và kết luận đưa ra nhằm ước lượng rủi ro.
9. Phƣơng pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng để tham khảo các ý kiến của thầy hướng dẫn đề tài, các chuyên gia nghiên cứu về môi trường lao động, về y học lao động và bảo hộ lao động.
F. Ý nghĩa khoa học, tính mới, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
- Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động trong ngành sản xuất gạch men tại các KCN Đồng Nai.
- Góp phần tạo cơ sở cho việc nghiên cứu về hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động các ngành công nghiệp khác trong cả nước.
2. Tính mới của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, đề tài nghiên cứu hiện trạng về môi trường lao động các công ty sản xuất gạch men chưa được thực hiện. Hầu hết các nghiên cứu hiện nay mới chỉ đề cập được ảnh hưởng của các yếu tố tác hại trong môi trường lao động liên quan đến các bệnh nghề nghiệp. Đề tài này nhằm mục đích đánh giá mức độ ô nhiễm tổng hợp do nhiều yếu tố, đánh giá rủi ro sức khoẻ trong ngành sản xuất gạch men và dự báo mức độ ô nhiễm, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành sản xuất gạch men, nâng cao sức khỏe người lao động.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Môi trường lao động ngày càng ô nhiễm, sức khỏe công nhân ngày càng giảm sút. Đề tài này được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai, đưa ra các biện pháp can thiệp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động, góp phần nâng cao sức khỏe người lao động.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, lao động và tình hình phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai [11] khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai [11]
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
- Vị trí địa lý: Đồng Nai là vùng đất giàu tiềm năng, là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Đông Nam Bộ; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đó là những tỉnh có tiềm năng phát triển nhanh và mạnh về kinh tế.
Hiện tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành Phố Biên Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú.
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51 và tuyến đường sắt
Bắc - Nam, gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước, đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây nguyên.
- Đất đai: Đồng Nai có diện tích tự nhiên 5.895 km2, chiếm 1,79% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,6% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Là một tỉnh có địa hình trung du chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. Quỹ đất không chỉ thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra các vùng chuyên canh có tỷ suất hàng hóa cao, mà còn thuận lợi cho việc xây dựng các công trình xây dựng và công nghiệp.
- Khí hậu, thời tiết: Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, độ tích nhiệt quanh năm cao. Khác với các địa phương trong cả nước, Đồng Nai là khu vực có khí hậu ôn hòa, ít ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ,