Nghĩa khoa học, tính mới, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các khu công nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 38)

D. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

F.nghĩa khoa học, tính mới, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

- Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động trong ngành sản xuất gạch men tại các KCN Đồng Nai.

- Góp phần tạo cơ sở cho việc nghiên cứu về hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động các ngành công nghiệp khác trong cả nước.

2. Tính mới của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, đề tài nghiên cứu hiện trạng về môi trường lao động các công ty sản xuất gạch men chưa được thực hiện. Hầu hết các nghiên cứu hiện nay mới chỉ đề cập được ảnh hưởng của các yếu tố tác hại trong môi trường lao động liên quan đến các bệnh nghề nghiệp. Đề tài này nhằm mục đích đánh giá mức độ ô nhiễm tổng hợp do nhiều yếu tố, đánh giá rủi ro sức khoẻ trong ngành sản xuất gạch men và dự báo mức độ ô nhiễm, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành sản xuất gạch men, nâng cao sức khỏe người lao động.

3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Môi trường lao động ngày càng ô nhiễm, sức khỏe công nhân ngày càng giảm sút. Đề tài này được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai, đưa ra các biện pháp can thiệp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động, góp phần nâng cao sức khỏe người lao động.

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, lao động và tình hình phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai [11] khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai [11]

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai

- Vị trí địa lý: Đồng Nai là vùng đất giàu tiềm năng, là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Đông Nam Bộ; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đó là những tỉnh có tiềm năng phát triển nhanh và mạnh về kinh tế.

Hiện tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành Phố Biên Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú.

Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51 và tuyến đường sắt

Bắc - Nam, gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước, đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây nguyên.

- Đất đai: Đồng Nai có diện tích tự nhiên 5.895 km2, chiếm 1,79% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,6% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Là một tỉnh có địa hình trung du chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. Quỹ đất không chỉ thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra các vùng chuyên canh có tỷ suất hàng hóa cao, mà còn thuận lợi cho việc xây dựng các công trình xây dựng và công nghiệp.

- Khí hậu, thời tiết: Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, độ tích nhiệt quanh năm cao. Khác với các địa phương trong cả nước, Đồng Nai là khu vực có khí hậu ôn hòa, ít ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ, có hai mùa tương phản nhau (mùa mưa và mùa khô).

- Sông ngòi, nguồn nước: do nằm trong vùng chuyển tiếp nên Đồng Nai có mật độ sông suối dày, với trên 60 sông suối lớn nhỏ. Sông ngòi chảy qua Đồng Nai chiếm diện tích trên 15.000 ha, tạo nên nhiều ưu thế cho đời sống dân cư.

Nguồn nước mặt rất phong phú, chủ yếu là nguồn nước sông Đồng Nai, diện tích nước mặt khoảng 16,7 nghìn ha. Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú, trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt, phân bố đều trên cả 3 vùng (phía Bắc, phía Tây và phía Đông của tỉnh).

- Khoáng sản ở Đồng Nai tương đối phong phú về chủng loại với 214 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng. Đồng Nai còn có thế mạnh về khoáng sản vật liệu xây dựng, là trung tâm sản xuất với sản lượng cung cấp cho 50% nhu cầu của thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long.

Nhìn tổng thể, nguồn tài nguyên, khoáng sản tương đối phong phú là điều kiện thuận lợi để Đồng Nai phát triển công nghiệp, dịch vụ theo hướng đa dạng hóa. Tuy nhiên, giá trị, trữ lượng và chất lượng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh không cao.

- Rừng: là tài nguyên quan trọng, là một trong những thế mạnh của tỉnh. Đồng Nai có rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và rừng trồng mới. Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú và đa dạng, có nhiều lâm thổ sản quý hiếm.

Rừng Đồng Nai có diện tích 178.617 ha (chiếm 30,5% diện tích tự nhiên của tỉnh), trong đó 130.442 ha là rừng tự nhiên và 48.175 ha là rừng trồng. Rừng không chỉ là bảo tàng tự nhiên về sinh vật, điều hòa khí hậu mà còn có giá trị kinh tế cao.

1.1.2 Dân số, lao động

- Dân số: so với cả nước, Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 5 về đông dân số (sau các địa phương: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An); đứng thứ 2 so với miền Đông Nam Bộ (sau thành phố Hồ Chí Minh). Dân số tập trung đông nhất là ở thành phố Biên Hòa (hiện lên đến 699.000 người).

- Lao động: Đồng Nai có dân số hơn 2,4 triệu người, dân số tương đối trẻ, tỷ lệ lao động cao. Số người từ 15 – 59 tuổi chiếm trên 55% dân số toàn tỉnh, riêng số 15 – 30 tuổi chiếm khoảng 30%. Hiện Đồng Nai có hơn 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động, đây là nguồn lực rất quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

1.1.3Tình hình phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai

Theo số liệu của Ban quản lý các KCN tỉnh, hiện nay tại Đồng Nai có 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 9.838 ha; đến hết quý I năm 2013 đã thu hút được tổng vốn đầu tư FDI là khoảng 277,9 triệu USD và 1.240,9 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước [1]. Các nhóm KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được phân bố hiện nay như sau:

- Nhóm KCN thuộc địa bàn Biên Hòa - Vĩnh Cửu: hiện có 5 KCN đang hoạt động là KCN Biên Hoà I, Biên Hoà II, Amata, Loteco, KCN Agtex Long Bình có chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thuộc thành phố Biên Hòa và KCN Thạnh Phú với tổng diện tích các KCN 1.337 ha.

- Nhóm KCN thuộc địa bàn Nhơn Trạch:hiện có 9 KCN đang hoạt động với tổng diện tích 3.342 ha gồm các KCN Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III, Nhơn Trạch V, Nhơn Trạch VI, Nhơn Phú, Lộc Khang, Vinatex, KCN Ông Kèo.

- Nhóm KCN trên địa bàn Long Thành: đang có 6 KCN hoạt động, tổng diện tích 1.364 ha, gồm các KCN Gò Dầu, KCN Long Thành, An Phước và Tam Phước, KCN Lộc An - Bình Sơn và Long Đức.

- Nhóm KCN hành lang kinh tế Trảng Bom - Long Khánh - Xuân Lộc: 5 KCN tập trung với tổng diện tích là 2.373 ha, bao gồm các KCN Hố Nai, Sông Mây, Xuân Lộc và KCN Bàu Xéo 500 ha, KCN Long Khánh 300 ha,…

- Nhóm KCN hành lang kinh tế Thống Nhất - Định Quán - Tân Phú: có 4 KCN là Định Quán, Tân Phú và Dầu Giây, Giang Điền với tổng diện tích 438 ha.

Trong 31 KCN tỉnh Đồng Nai các công ty sản xuất tập trung chủ yếu ở nhóm KCN thuộc địa bàn Nhơn Trạch và nhóm KCN hành lang kinh tế Trảng Bom - Long Khánh - Xuân Lộc, nhóm KCN thuộc địa bàn Biên Hòa - Vĩnh Cửu. Mặc dù, hiện nay tại Đồng Nai có khoảng 11 công ty sản xuất gạch men nhưng số lượng người lao động chiếm khá lớn, khoảng 7.200 lao động. Như vậy, ngành sản xuất gạch men tạo việc làm cho người lao động, góp phần trong việc ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.2 Tổng quan về ngành sản xuất gạch men Việt Nam 1.2.1 Lịch sử hình thành công nghiệp gạch men Việt Nam 1.2.1 Lịch sử hình thành công nghiệp gạch men Việt Nam

Xuất phát từ nhu cầu xây dựng nói chung và của người tiêu dùng nói riêng, ngành vật liệu xây dựng đã sớm ra đời và có mặt tại thị trường Việt Nam từ đầu những năm 1920. Các sản phẩm vật liệu xây dựng nói chung lúc bấy giờ chỉ đơn thuần là những sản phẩm được nhập khẩu từ các nước phương Tây, chỉ riêng một số sản phẩm vật liệu xây dựng cơ bản thì được sản xuất trong nước như gạch xây dựng Tuynen (gạch ống), xi măng, cát, đá,… Lúc này các sản phẩm vật liệu xây dựng chỉ sơ sài và ít chủng loại, dần dần do nhu cầu ngày một nâng cao, các thương gia, nhà

buôn mới bắt đầu hướng đến vấn đề nhập khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp hơn. Sản phẩm gạch lát nền bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ thời gian này, những sản phẩm đầu tay là gạch nung (gạch tàu) được nhập khẩu từ Trung Quốc và các loại đá thiên nhiên như đá rửa, đá mài, granite,… từ các nước phương Tây. Nhận thấy nhu cầu vật liệu xây dựng ngày càng phát triển lớn mạnh, đồng thời nhận thấy các sản phẩm nhập khẩu giá thành quá đắt, các thương gia, nhà buôn bắt đầu bắt tay vào đầu tư sản xuất ngay chính trong nước.

Năm 1930, sản phẩm lót nền đầu tiên được sản xuất và đưa vào thị trường tiêu thụ với kích thước 20x20cm, độ dày 7 - 10cm được người tiêu dùng tiếp nhận và sử dụng rộng rãi từ đây. Sau doanh nghiệp Đời Tân là nhà tiên phong về sản xuất gạch lót nền trong nước (còn gọi là gạch bông) là liên tiếp các doanh nghiệp khác ra đời như Thanh Danh, Đồng Tâm vào những năm 1938 - 1939, Thanh Bình năm 1942,…Bên cạnh đó, các sản phẩm nhập khẩu vẫn song song có mặt tại thị trường Việt Nam. Đến năm 1945, một sản phẩm lát nền cao cấp khác xuất hiện đột phá về kỹ thuật, mỹ thuật, chất liệu, họa tiết, hoa văn, kích thước lớn hơn (30x30cm, 40x40cm) được sản xuất từ Ý và cho đến ngày nay người ta vẫn thường gọi là gạch men (ceramic). Đồng hành với sự xuất hiện sản phẩm gạch men cũng xuất hiện sự phân cấp trong các sản phẩm gạch ốp lát. Các sản phẩm gạch bông chỉ được sử dụng cho các công trình nhà dân, khu dân cư, nhà phố,…Các sản phẩm cao cấp nhập khẩu được sử dụng cho các công trình khách sạn, nhà hàng, villa,…Quan niệm về sản phẩm gạch ốp lát lúc bấy giờ chưa được người dân, người tiêu dùng biết đến nhiều mà chỉ tập trung về nhận thức ở giới kiến trúc sư xây dựng. Đến nay, nhận thức của người tiêu dùng đã nâng cao hơn, hiểu biết nhiều hơn và các sản phẩm gạch ốp lát cũng đa dạng, phong phú hơn về chất liệu, kiểu dáng, giá cả,… đồng thời cũng xuất hiện rất nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gạch ốp lát tại thị trường Việt Nam nói chung và thị trường miền Nam Việt Nam nói riêng.

1.2.2 Tình hình sản lƣợng và năng lực sản xuất sản phẩm gạch men

Theo Hiệp hội Gốm sứ Xây dựng Việt Nam, Việt Nam chính thức vượt Indonesia trở thành nhà sản xuất gạch ốp lát lớn nhất Đông Nam Á, cao thứ 6 thế giới với công suất lắp đặt hiện tại là 350 triệu m2/năm, phát huy công suất khoảng 300 triệu m2/năm.

Theo số liệu của Cục thống kê đo lường TP.HCM từ năm 1995 - 2003, các doanh nghiệp sản xuất gạch men tại phía Nam đã cung cấp gần 50% sản lượng trên cả nước và sản lượng tiêu thụ cũng chiếm gần 50% tổng sản lượng cả nước.

Bảng 1.1: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm gạch men từ 1995 - 2003

Đơn vị tính: m2 Năm Sản lượng tiêu

thụ cả nước Sản lượng tiêu thụ phía Nam Tỷ trọng (%) 1995 20.000.000 11.000.000 55 1996 28.000.000 14.000.000 50 1997 34.000.000 18.000.000 53 1998 42.000.000 21.000.000 50 1999 49.000.000 26.000.000 53 2000 56.000.000 28.000.000 50 2001 63.000.000 31.000.000 49 2002 69.000.000 33.000.000 48 2003 71.000.000 36.000.000 51

Nguồn: Cục thống kê đo lường TP.HCM, 2004

Việc tiêu thụ sản phẩm gạch men qua các năm tuy có tăng nhưng mức độ tăng là rất ít cho thấy việc chựng lại trong ngành xây dựng dân dụng. Mặc dù nhu cầu xây dựng cơ bản của người dân vẫn đang ở mức cao tuy nhiên sản lượng được sản xuất bởi các nhà sản xuất vẫn luôn cao hơn so với mức nhu cầu.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch men trên thị trường miền Nam hiện nay chia thành hai đẳng cấp rõ rệt. Các khu vực trung tâm, đô thị, người dân có thu nhập cao thường sử dụng các sản phẩm cao cấp chất lượng tốt như Mỹ Đức, White

Horse, American Home, Đồng Tâm. Những sản phẩm tầm trung, giá thấp như Thanh Thanh, Vitaly, Ý Mỹ, Hoàng Gia,… thường được tiêu thụ tại các vùng thôn quê tại các tỉnh phía Nam. Sản phẩm gạch men là sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thẩm mỹ, phụ thuộc điều kiện địa lý, khí hậu,… nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng phụ thuộc nhiều vào những yếu tố trên. Những sản phẩm nào đáp ứng đúng nhu cầu của vùng nào thì tiêu thụ nhanh còn nếu ngược lại thì sản phẩm không tiêu thụ được. Ví dụ: các tỉnh miền Tây chỉ ưa chuộng những sản phẩm có hoa văn, màu sắc rực rỡ và chủ yếu nghiêng về màu xanh còn những khu vực Đông Nam Bộ chỉ ưa chuộng những sản phẩm có màu sắc tương tự màu đất đỏ của vùng này. Vì vậy, việc tiêu thụ nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào việc các nhà sản xuất kinh doanh có sản xuất, phân phối sản phẩm đúng yêu cầu của người tiêu dùng hay không.

Thị trường gạch men nội địa đã bắt đầu dư cung từ năm 2007 khi các nhà sản xuất mọc lên như nấm để tận dụng lợi thế của các chính sách kích thích tăng trưởng. Hàng tồn kho gạch men toàn thế giới đã bắt đầu tăng kể từ năm 2009 do suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2013, hàng tồn kho gạch men của nước ta đã đạt tới 30% tổng sản lượng buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động xuống mức 70% tổng công suất. Nền kinh tế suy thoái (năm 2008), tỷ lệ lạm phát tăng cao (năm 2011), thị trường bất động sản đóng băng dẫn tới suy giảm các dự án xây dựng dân dụng, ảnh hưởng không nhỏ tới ngành Vật liệu xây dựng nói chung và gạch men nói riêng.

Chính yếu tố giá thành sản phẩm làm giảm sức cạnh tranh của gạch men nói riêng và ngành vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung ngay trên thị trường trong nước và cả khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

Nhu cầu trong nước không theo kịp năng lực sản xuất đã khiến nhiều nhà sản xuất gốm sứ xây dựng tìm đường xuất khẩu ở những thị trường lớn và tiềm năng như Mỹ, Anh, Đức, Canada. Tuy nhiên, vật liệu xây dựng của Việt Nam mới tiêu thụ được một khối lượng nhỏ. Thực tế là số lượng các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu vật liệu xây dựng hiện nay chưa nhiều. Đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu phần lớn là do các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc các doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài.

Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia thì hoạt động xuất khẩu gốm sứ xây dựng Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn khi cạnh tranh với Trung Quốc và các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các khu công nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 38)