Áp dụng mô hình đánh giá mức độ ô nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các khu công nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 33 - 36)

D. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

7.Áp dụng mô hình đánh giá mức độ ô nhiễm

Mô hình tính toán mức độ ảnh hưởng của môi trường không khí tới sức khỏe con người được đề xuất bởi Viện Bảo hộ Lao động dưới sự lãnh đạo của GS. Đào Ngọc Phong, trường Đại học Y Hà Nội [12].

Nguyên lý của phương pháp này là xác định mức độ ô nhiễm môi trường lao động dựa trên 2 yếu tố lựa chọn chính là: yếu tố gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe người lao động. Đối với yếu tố môi trường, thông qua số liệu quan trắc lựa chọn ra các chỉ tiêu ô nhiễm so với tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu này sẽ được tính toán tích hợp với hệ số tỷ lệ ảnh hưởng (a). Tỷ lệ ảnh hưởng này phụ thuộc vào kết quả khám sức khỏe định kỳ và tỷ lệ người mắc bệnh thông qua điều tra lại để xác định tỷ lệ bệnh do yếu tố ô nhiễm môi trường lao động gây ra.

Kết quả tích hợp của từng chỉ tiêu ô nhiễm với hệ số tỷ lệ ảnh hưởng (a) sẽ cho ra các hệ số trọng lượng (G). Từ đây sẽ có 02 trường hợp:

(1). Thông qua kết quả tính G của từng yếu tố, chọn ra yếu tố ô nhiễm chính (Gc). So sánh Gc với tổng hệ số Gi (i- số lượng chỉ tiêu còn lại). Nếu ∆G = Gc - ∑Gi >0, Gc được chọn là yếu tố đánh giá phân loại mức độ môi trường lao động –

xác định số lần vượt so với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động (tương đương trị số mức độ phản ứng của người lao động (R) trong bảng 3).

(2). Nếu ∆G = Gc - ∑Gi <0, ta phải tính toán lại R tổng bằng Rc của yếu tố chính và phần dư của các yếu tố còn lại (∆G /∑ai) . Sau đó so sánh phân loại mức độ môi trường lao động theo R trong bảng 3.

Quy trình tính toán lý thuyết

Quá trình được thực hiện 5 bước như sau:

Bƣớc 1: Xác định tỷ lệ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới cảm nhận của người bị tác động.

Tỷ lệ ảnh hưởng ký hiệu là a, là tỷ lệ của những người cảm nhận (theo xác định y học có triệu chứng mệt mỏi, ốm đau, mắc bệnh…) trên số người điều tra cảm thấy là mình bị ảnh hưởng do các yếu tố môi trường gây ra. Để xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ này chúng ta phải tiến hành đo các thông số của các yếu tố môi trường như: bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, chế độ nhiệt ẩm. Đồng thời phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới sức khỏe người lao động thông qua sự cảm nhận chủ quan của người lao động (qua phiếu điều tra cá nhân) và qua thể trạng thực sự của họ (qua khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế).

Bƣớc 2: Xác định trọng lượng ô nhiễm của các yếu tố gây ô nhiễm. Ở đây đưa ra khái niệm về đại lượng quy ước gọi là “trọng lượng ô nhiễm Gi” là tích của tỷ lệ ảnh hưởng các yếu tố thành phần ai với mức độ phản ứng Ri do yếu tố gây ra đối với người lao động.

Gi = ai . Ri (1)

Trong đó Gi: trọng lượng ô nhiễm, Ri mức độ phản ứng Đối với hơi khí độc: Gk = ak . Rk

Đối với tiếng ồn: Gn = an . Rn Đối với nhiệt - ẩm : Gv = av . Rv Đối với bụi: Gb = ab . Rb

Qua Gi có thể so sánh được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cùng tham gia tác động.

Bảng 3: Mức độ phản ứng R qua chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường lao động Loại MT lao động Mức độ ô nhiễm Các yếu tố có hại Mức phản ứng của NLĐ Hơi khí độc (số lần vượt TCCP) Bụi (số lần vượt TCCP) Tiếng ồn (số dBA vượt TCCP) Nhiệt ẩm (chỉ số ∑H) K B N V R

0 Hợp vệ sinh Dưới tiêu chuẩn cho phép >14-16 1 1 Ô nhiễm ít >1-1,5 >1-3 >1-3 >16-17,5 2 2 Ô nhiễm vừa >1,5 – 2,5 >3-5 3-5 >17,5-19 3 3 Ô nhiễm nhiều >2,5-4 >5-10 5-10 >19-20,5 4 4 Ô nhiễm rất nhiều >4-6 >10-30 10-20 >20,5-22 5 5 Ô nhiễm nghiêm trọng >6 >30 20 >22 6 MT: môi trường

TCCP: tiêu chuẩn cho phép NLĐ: người lao động

Bƣớc 3: Tính trọng lượng ô nhiễm dư ∆G

Khi trong môi trường lao động có từ 2 yếu tố gây ô nhiễm trở lên, lấy yếu tố có mức độ ô nhiễm cao nhất (theo 5 mức độ) làm yếu tố chính, ký hiệu tỷ lệ ảnh hưởng và mức độ phản ứng các yếu tố đó là ac và Rc. Các yếu tố còn lại với mức độ gây ô nhiễm thấp hơn gọi là yếu tố phụ và ký hiệu tương ứng là ai và Ri. Nếu hai yếu tố có mức độ ô nhiễm cao bằng nhau, các mức khác nhỏ hơn thì ta chọn trong số hai yếu tố đó yếu tố nào có tỷ lệ ảnh hưởng a lớn hơn là yếu tố chính. Tính hiệu

của tổng trọng lượng ô nhiễm của các yếu tố còn lại G với trọng lượng ô nhiễm của yếu tố chính Gc:

∆G = ∑G - Gc (2)

∑G: tổng trọng lượng ô nhiễm các yếu tố Gc: trọng lượng ô nhiễm yếu tố chính.

Trong trường hợp ngược lại tức là Gc> ∑G thì bài toán dừng lại ở đây và mức độ ô nhiễm tổng hợp bằng mức độ ô nhiễm yếu tố chính.

Bƣớc 4: xác định trị số R của phần dư đó so với tổng tỷ lệ ảnh hưởng thành phần (trừ tỷ lệ ảnh hưởng của yếu tố chính).

Rdư = ∆G /∑ai (3)

Bƣớc 5: xác định trị số R tổng hợp của tất cả các yếu tố tác động Rtổng = Rc + Rdư (4)

Từ Rtổng tra bảng 3 suy ra mức độ ô nhiễm chung của môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các khu công nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 33 - 36)