Hoàn thiện hệ thống ngân hàng:

Một phần của tài liệu thực trạng của vấn đề với những diễn biến trong thời gian gần đây, những thành công cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó (Trang 43 - 45)

I- Những yêu cầu chung :

2. Hoàn thiện hệ thống ngân hàng:

2.1. Tăng khả năng cạnh tranh trong hệ thống NHTM:

Việc cải cách hệ thống ngân hàng cũng phải tạo điều kiện thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng thơng mại.

Đối với NHTMQD, việc cải tổ hệ thống phải thực hiện theo hớng giảm mức độ độc quyền. Trớc năm 1997, hệ thống ngân hàng Việt Nam bị chi phối bởi 4 ngân hàng lớn: Ngoại thơng, công thơng, nông nghiệp và đầu t. Thị phần tiền gửi và tín dụng của riêng 4 ngân hàng này đã chiếm tới 70% thị trờng tín dụng. Những năm gần đây, thị phần của 4 ngân hàng này đã giảm xuống nhiều, cùng với đó là cấu trúc thị trờng đợc cải thiện rõ rệt. Vì thế, NHTƯ cần tiếp tục việc giảm mức độ độc quyền đối với các NHTM quốc doanh nhằm tăng hiệu quả hoạt động của thị trờng.

Đối với các NHTM cổ phần, tiếp tục thực hiện việc củng cố, có thể bằng các biện pháp mạnh nh là cơ cấu lại toàn bộ các ngân hàng có mức độ rủi ro không trả nợ đợc cao, sát nhập hoặc giải thể các NHTMCP làm ăn không hiệu quả, giới hạn phạm vi hoạt động của những ngân hàng có yếu kém trong hoạt động hay không đủ vốn pháp định. Chỉ có nh vậy mới củng cố lòng tin của công chúng và giúp cho các NHTMCP phát triển vững mạnh và an toàn và tăng tính cạnh tranh của các NHTMCP trên thị trờng tín dụng.

Đối với các NHTM có vốn nớc ngoài, cần tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng này tham gia vào quá trình cạnh tranh trên cơ sở tiêu chí sinh lời. NHTƯ nên cho phép các NHTM có vốn nớc ngoài cung cấp các dịch vụ chuyên ngành từ nớc ngoài để tăng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, đồng thời cũng giúp cho hoạt động tín dụng đối với các DN có vốn nớc ngoài hoặc các doanh nghiệp XNK thuận lợi hơn trong làm ăn.

Thành lập các NH chính sách, tách bạch cụ thể giữa chức năng cho vay chính sách và cho vay thơng mại của các ngân hàng.

2.2. Nâng cao năng lực của NHTƯ:

Trong điều kiện mới, để quản lý và điều hành chính sách tiền tệ, chúng ta đang cố gắng chuyển từ các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp. Việc chuyển đổi này khong những cần có mong muốn mà chúng ta phải có đủ những điều kiện nhất định. Đó chính là năng lực kĩ thuật của NHTƯ. Để sử dụng các công cụ gián tiếp đòi hỏi NHTƯ phải dự tính tơng đối chính xác đợc cung-cầu về tiền tệ, dự trữ của các NHTM cũng nh tình trạng thanh khoản và tình trạng hối đoái của các NHTM. Không những chỉ có nh vậy, NHTƯ còn phải đánh giá đợc những ảnh hởng đến khối lợng tiền của những quyết định do mình đa ra. Bởi vậy, NHTƯ cần phải tham gia tích cực vào thị trờng một cách liên tục, nhận biết kịp thời những thay đổi và dự đoán đợc xu hớng biến động của thị trờng, từ đó có những quyết định chính xác về mức độ, khối lợng,thời gian& thời điểm can thiệp.

Để thực hiện đợc những điều trên, NHTƯ cần phải đổi mới theo hớng nh sau:

-Giảm dần sự can thiệp của Chính phủ vào các quyết định của NHTƯ. Điều này không có nghĩa là xoá bỏ mà nên chăng trao cho NHTƯ một số quyền tự chủ nhất định trong việc đa ra các quyết định của mình, ví dụ nh các quyết định về lãi suất, cho vay, quản lý tài sản,nhân sự...

-Xây dựng một bộ máy gồm các chuyên gia nghiên cứu thị trờng, các chuyên gia tài chính-tiền tệ ngân hàng để theo dõi, đa ra các phân tích về diễn biến tình hình tiền tệ, lạm phát, từ đó có thể thực hiện sự can thiệp kịp thời và đúng mức đối với thị trờng tiền tệ. Bên cạnh đó là việc đầu t cho công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại nhằm hỗ trợ cho các nghiệp vụ mới, đòi hỏi kĩ thuật cao.

-Luôn cập nhập thông tin về các hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là tình trạng thanh khoản và khả năng thanh toán của các ngân hàng. Quản lý chặt chẽ các biến động trong khoản mục tại bảng cân đối của NHTƯ.

-Xây dựng chính sách quản lý nợ công cộng và thông qua việc phát hành trái khoán của chính phủ để bù đắp ngân sách, tiến tới cắt giảm tài trợ thâm hụt ngân sách.

-Tiếp tục ban hành các cơ chế, thể lệ hợp thức mang đầy đủ tính pháp lý để hoàn thiện chính sách tiền tệ nh: cơ chế phát hành tín phiếu của các công ty tài chính, cơ chế phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các NHTM, cơ chế góp vốn cổ phần của cổ đông nớc ngoài vào các tổ chức kinh doanh tín dụng, cơ chế hoạt động của các công ty cho thuê tài chính, xúc tiến hình thành các công ty mua bán nợ để xử lý các khoản nợ xấu của các NHTM.

-Nghiêm khắc xử lý các trờng hợp làm trái pháp luật trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Mở rộng phân cấp, phân quyền đối với các tổ chức thanh tra, giám sát tài chính- ngân hàng, đảm bảo sự minh bạch trong chế độ thông tin, báo cáo tài chính kế toán.

Một phần của tài liệu thực trạng của vấn đề với những diễn biến trong thời gian gần đây, những thành công cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w