Nội dung thông tin về các thị trƣờng trên Thời báo Tài chínhViệt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sà (Trang 50 - 69)

1. 3 Vai trò của thông tin tài chính trên báo chí hiện nay

2.2.3 Nội dung thông tin về các thị trƣờng trên Thời báo Tài chínhViệt Nam.

Phong, Thanh niên, Tuổi trẻ... Do đó, sự phản ánh chƣa thoát khỏi hạn chế thông tin một chiều, thiếu khách quan.

Nhƣ vậy, thông tin lĩnh vực tài chính công trên TBTCVN mới chú ý đồng hành, cổ vũ cho công tác xây dựng chính sách và điều hành, quản lý, mà chƣa có tính phản biện cao, cũng nhƣ còn hạn chế việc đƣa ra đƣợc các giải pháp. Về chất lƣợng, chiều sâu và tính khách quan của thông tin, TBTCVN còn cần tiếp tục cải tiến, phấn đấu để đáp ứng yêu cầu.

2.2.3. Nội dung thông tin về các thị trƣờng trên Thời báo Tài chính Việt Nam Việt Nam

Các thị trường được đề cập đến trong luận văn tập trung vào thị trường trái phiếu và vay nợ nước ngoài, thị trường giá cả, thị trường chứng khoán, thị trường vàng, ngân hàng, bất động sản.

2.2.3.1. Thông tin cụ thể, minh bạch về thị trường trái phiếu và nợ nước ngoài

Thị trƣờng trái phiếu và nợ nƣớc ngoài là nguồn tài chính rất quan trọng cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, chủ yếu tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, tác động tới quốc kế, dân sinh.

Chỉ thị 1792/CT/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn ngân sách nhà nƣớc và vốn trái phiếu chính phủ, ban hành tháng 11/2011 có thể coi là cuộc cách mạng trong lĩnh vực nhạy cảm là phân bổ vốn trái phiếu chính phủ. Chỉ thị nêu rõ, tập trung bố trí cho các công trình, dự án cấp bách và ràng buộc trách nhiệm hành chính và pháp lý của ngƣời có thẩm

51

quyền ra quyết định đầu tƣ. Đó là những thông tin đƣợc đƣa ra từ bài viết: “Phân bổ vốn trái phiếu chính phủ 2012: Tuyên chiến với bệnh dàn trải” (27/6/2012).

Về lĩnh vực quản lý, phát triển thị trƣờng trái phiếu, TBTCVN còn có những bài viết: “Doanh nghiệp vi phạm trong phát hành trái phiếu: Sẽ có chế tài xử phạt” (25/2/2013); “Lộ trình phát triển thị trƣờng trái phiếu đến năm 2020: Lấy trái phiếu chính phủ làm nền tảng” (11/3/2013).

Trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất hấp dẫn, tính thanh khoản cao nên nhiều tổ chức tín dụng đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để đầu tƣ. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, thì đây là khoản đầu tƣ có nhiều rủi ro trong khi đó các ngân hàng lại chƣa có phƣơng án trích dự phòng rủi ro; nhất là khi doanh nghiệp phá sản thì ngân hàng lại coi nhƣ “ôm” một khoản nợ, khó thu hồi. Đến hết tháng 8/2012 tổng dƣ nợ TPDN tại các tổ chức tín dụng là hơn 160.000 tỷ đồng, một số ngân hàng lớn có tới hơn 20.000 tỷ đồng, các tổ chức vừa và nhỏ thì có dƣ nợ TPCP trung bình là 1.000 tỷ đồng.

Trong bài “Đầu tƣ vào kênh trái phiếu doanh nghiệp: Lợi nhuận có kèm rủi ro?” (12/11/2012) đã dẫn ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam: “Thời điểm này việc phát hành TPDN là không dễ dàng, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn đối với các doanh nghiệp lớn thì có dễ dàng hơn một chút. Nhưng suy cho cùng, vì vay vốn ngân hàng khó khăn nên DN mới tính đến việc phát hành trái phiếu. Nhưng những loại trái phiếu đó cũng chỉ bán cho số ít các nhà đầu tư mà chủ yếu vẫn là các ngân hàng”.

Về quản lý vay nợ nƣớc ngoài, TBTCVN đã có những bài viết: “Quản lý vay nợ nƣớc ngoài: Hấp thụ tốt hơn vốn vay ƣu đãi từ WB” (3/8/2012); “Gần 6,5 tỷ USD vốn cam kết ODA: Sử dụng thế nào?” (17/12/2012); “Quản lý nợ công: Chặt chẽ, nghiêm ngặt và tự chịu trách nhiệm” (8/8/2012)…

Bài viết “Quản lý nợ công: Chặt chẽ, nghiêm ngặt và tự chịu trách nhiệm” đã cho biết: “Hiện vốn vay của Việt Nam chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài giai đoạn 2011- 2020; trong đó, Bộ Tài chính bày tỏ quan điểm, việc huy động vốn vay và trả nợ công, nợ nước ngoài cần phải thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt, có mục tiêu rõ ràng, cụ thể và đảm bảo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm”.

Để đảm bảo sử dụng hiệu quả và kiểm soát đƣợc nợ công, Chính phủ sẽ công khai, minh bạch thông tin về nợ thông qua chế độ báo cáo, đánh giá về tình hình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ nƣớc ngoài của

52

quốc gia theo định kỳ hoặc đột xuất phù hợp với quy định của pháp luật. Những nội dung về nợ công là khá nhạy cảm và nhận đƣợc nhiều thông tin không đồng nhất từ nhiều nguồn, nhƣng trên TBTCVN vẫn khẳng định, quan điểm chính thống từ Bộ Tài chính là nợ công của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát.

2.2.3.2. Theo sát diễn biến của thị trường chứng khoán

Khảo sát về số lƣợng cho thấy, TBTCVN dành 2 trang 8 và 9 mỗi số, mang tên Chứng khoán - Tiền tệ để đƣa các thông tin về Thị trƣờng Chứng khoán (TTCK) và ngân hàng. Đây là trang đƣợc trình bày nổi bật với nhiều chuyên mục hay, một điểm nhấn của TBTCVN.

Thông tin chính sách: Mỗi tuần có 1 đến 2 bài về chính sách thị trƣờng chứng khoán. Bên cạnh đó là khoảng 2 - 3 tin về các công ty chứng khoán, giao dịch cổ phiếu.

Thông tin thị trƣờng: Mỗi tuần có 1 bài tổng kết hoạt động của thị trƣờng chứng khoán trong tuần; 1 bài phân tích, bình luận về một sự kiện hoặc động thái mới của thị trƣờng; khoảng 5 tin về các công ty chứng khoán hoặc các mã niêm yết.

Trang Chứng khoán - Tiền tệ mỗi số đều có chuyên mục “Nhà đầu tƣ cần biết”, mỗi tuần 1 chuyên mục “Sau giờ khớp lệnh” vào số ra ngày thứ Sáu, 1 chuyên mục “Khuyến nghị bên sàn giao dịch” vào số ra thứ Hai. Các chuyên mục này chính là “đất” để chuyển tải những bài bình luận, phân tích chuyên sâu về TTCK, mang lại bản sắc, phong cách riêng cho trang báo. Trong trang này thƣờng đăng 1 bài về chứng khoán và 1 bài về ngân hàng, 1 số tin về 2 nội dung này và chỉ số giao dịch 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Thị trƣờng chứng khoán 2012 trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nƣớc và thế giới đặt ra vấn đề cấp bách phải tái cơ cấu. Với việc mở cửa hoàn toàn thị trƣờng theo cam kết WTO và đề án Tái cấu trúc TTCK đƣợc thông qua, sẽ là cơ sở để tái cấu trúc TTCK. Đây cũng là cơ hội cải tổ mạnh mẽ TTCK, thu hẹp số lƣợng công ty CK, nâng cao năng lực quản trị, chất lƣợng dịch vụ của công ty CK.

Tổng kết các sự kiện nổi bật của năm 2012 trên TTCK, ngƣời ta thấy, sự lình xình đi ngang của thị trƣờng là thông tin chủ đạo. Tâm lý chung của các nhà đầu tƣ là sự chờ đợi, nghe ngóng. Tuy có lúc thăng, lúc trầm nhƣng thị trƣờng chứng khoán vẫn chƣa có đƣợc sự bứt phá đáng kể. Nguyên nhân là sự khó khăn

53

của các DN vẫn đeo đẳng: Nợ xấu, hàng tồn, xuất khẩu đình trệ, thiếu vốn; đồng thời ngân hàng cũng đang ở thế bí do nợ xấu, tăng trƣởng tín dụng chậm.

Dƣới vẻ bề ngoài trầm mặc đó, bên trong nội tình, những “đáy” mới đã đƣợc xác lập; có những cú sốc khiến thị trƣờng “bốc hơi” hàng tỷ USD; nhiều “ông chủ” công ty CK “ngã ngựa” và cũng nhiều công ty CK phải ngậm ngùi “giã từ cuộc chơi”. Xuất hiện hàng loạt cổ phiếu giá rẻ dƣới 5.000 đồng, có mã chƣa tới 1.000 đồng - ngƣời ta đã có câu so sánh: “Một cổ phiếu không mua nổi mớ rau”. Trong khi, ở giai đoạn đỉnh cao, HNX-Index từng có lúc vƣợt mốc 300 điểm (ngày 2/1/2008).

Bên cạnh những dấu ấn không vui đó, cũng ghi nhận những sự phát triển của thị trƣờng. Đó là việc ra đời các quỹ mở, là cơ hội để nhà đầu tƣ nƣớc ngoài gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu.

Phản ánh về chiều hƣớng đi xuống, giao dịch trầm lắng và những thất bát trên TTCK, Thời báo Tài chính Việt Nam đã có những bài viết nhƣ: “Đại hội cổ đông trực tuyến: Pháo tịt ngòi” (23/3/2012); “Khi lãnh đạo doanh nghiệp là ảo thuật gia" (30/3/2012); " Buôn chứng" ăn theo M & A: Cẩn thận kẻo "tai ƣơng" (6/4/2012); “Đại hội cổ đông tại các công ty chứng khoán: "Khàn giọng" vì "bào chữa" cho lỗ tự doanh” (13/4/2012); “Đại hội cổ đông... "trốn" nhà đầu tƣ nhỏ” (20/4/2012); “Mua cổ phiếu dƣới mệnh giá: Cẩn thận của rẻ là của ôi" (18/5/2012); “Nhiều tin xấu, thị trƣờng cuối tuần mất điểm” (24/9/2012); “Rụt rè mua cổ phiếu theo kết quả kinh doanh” (19/10/2012); “Tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng chứng khoán: Khó có giải pháp tức thời” (31/12/2012)…

Đây là những bài phản ánh, phân tích, bình luận dƣới góc nhìn của phóng viên; bài phỏng vấn chuyên gia, ý kiến từ phía nhà quản lý, nhà đầu tƣ về diễn biến của thị trƣờng, cùng những khuyến nghị có tính chất tham khảo, dẫn dắt thị trƣờng.

Cụ thể nhƣ “Đằng sau những quyết định bán rẻ cổ phiếu” (27/6/2012) là bài viết nêu lên việc nhiều DN niêm yết công bố kế hoạch chào bán cổ phiếu dƣới mệnh giá khiến giới đầu tƣ khá bất ngờ, và đƣa ra những khuyến cáo của chuyên gia, rằng cổ đông cần phải xác định đƣợc mức giá trị nội tại của công ty đó để có đƣợc những ứng xử hợp lý.

Thị trƣờng tài chính, chứng khoán thực sự náo động khi có tin đồn ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), cổ đông sáng lập Ngân hàng Á Châu bị bắt. Thị trƣờng chứng khoán bị sụt giảm nghiêm trọng về điểm số cũng nhƣ giá trị vốn hóa khi các nhà đầu tƣ bán tháo cổ phiếu trong 3 ngày liền. Đó là những thông

54

tin đƣợc chuyển tải qua bài viết “Thị trƣờng chứng khoán qua 3 ngày náo loạn: Toàn thị trƣờng bốc hơi trên 50 nghìn tỷ đồng” (24/8/2012). Sau đó, TBTCVN tiếp tục đƣa tin về việc thị trƣờng dần hồi phục: “Thị trƣờng chứng khoán lấy lại điểm tựa cân bằng” (5/9/2012).

Một số bài viết theo sát đƣợc những biểu hiện tích cực; những chuyển biến trong quản lý, giám sát; những bƣớc phát triển của TTCK năm qua nhƣ: “Rút ngắn chu kỳ thanh toán trong giao dịch chứng khoán” (29/8/2012); “Tăng cƣờng giám sát giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán” (12/9/2012); “Rộng đƣờng cho công ty chứng khoán 100% vốn ngoại” (3/10/2012)…

Có ý kiến cho rằng, niềm tin trên thị trƣờng chứng khoán thời gian qua bị suy giảm có một phần không nhỏ xuất phát từ nguyên nhân hoạt động kinh doanh của nhiều công ty chứng khoán (CTCK) chƣa thực sự lành mạnh. Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc (UBCK) đã không ngừng có những biện pháp hợp lý nhằm tái cấu trúc lại hệ thống CTCK theo hƣớng lấy hiệu quả, chất lƣợng dịch vụ làm trọng. Bài viết “Nâng cao chất lƣợng các Công ty Chứng khoán” (2/11/2012) đã thể hiện những động thái quyết liệt của cơ quan quản lý, quá trình tái cấu trúc hệ thống CTCK.

Năm 2013, câu hỏi treo lơ lửng trƣớc các nhà quản lý và các nhà đầu tƣ là “Chứng khoán bao giờ phục hồi?”. TBTCVN đã có loạt bài ngay từ đầu năm (1/2013), phân tích những khó khăn, thuận lợi và đƣa ra những triển vọng của TTCK. Trong bài “Thị trƣờng CK năm 2013: Tiền đề cho sự phát triển trong giai đoạn mới” (9/1/2013) đã đƣa ra khẳng định: “Xốc lại niềm tin vẫn quan trọng hàng đầu, sau cả một thời gian niềm tin bị mất mát. Nhà đầu tư đang kỳ vọng rất nhiều vào các tín hiệu, chính sách từ Chính phủ và các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết nợ xấu, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giải phóng hàng tồn kho, hay tìm lối thoát cho thị trường bất động sản”…

Ngay sau đó, TBTCVN đã đăng tải loạt 7 bài với chủ đề “Nhiều kỳ vọng cho TTCK năm 2013 khởi sắc” (11 - 25/1/2013). Loạt bài trên đã đƣa ra các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho TTCK; đánh giá tác động tích cực của những quỹ mở vào thị trƣờng; việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm của TTCK … Trong loạt bài, tác giả đã dẫn những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho TTCK nhƣ: Tiếp tục kiến nghị không đƣa chứng khoán vào nhóm phi sản xuất; tháo gỡ khó khăn cho DN phát hành cổ phiếu dƣới mệnh giá; thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; các giải pháp về thuế hỗ trợ thị trƣờng…

55

2.2.3.3 Phân tích, dự báo thông tin ngân hàng, thị trường vàng, ngoại tệ

Năm 2012 đƣợc coi là mộtnăm hoạt động kinh doanh không thành công của ngân hàng, hay còn gọi là một năm làm ăn thất bát. Hầu hết nhà băng không đạt chỉ tiêu lợi nhuận, thậm chí thua lỗ. Nguyên nhân chủ yếu do lỗ trong kinh doanh vàng và nợ xấu tích lũy từ nhiều năm trƣớc, chi phí dự phòng lớn. Vì thế, nhiều nơi phải cắt giảm nhân sự, cắt giảm lƣơng, thƣởng.

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN), tăng trƣởng tín dụng của hệ thống năm 2012 đạt chƣa bằng 1/2 so với chỉ tiêu. Bên cạnh đó, là sự biến mất của những thƣơng hiệu lớn, do sáp nhập để tái cơ cấu ngân hàng. Nguyên nhân của xu hƣớng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng, từ việc đầu tƣ ngoài ngành tràn lan và việc quản lý, kiểm soát cho vay của các ngân hàng không chặt chẽ.

TBTCVN đã có nhiều loạt bài phân tích kỹ lƣỡng, tỷ mỷ về mua bán, sáp nhập DN: Đƣa ra những vụ việc cụ thể, phân tích tại sao phải sáp nhập, hiệu quả của việc sáp nhập và tƣơng lai của các DN sau sáp nhập, qua những bài bình luận, trả lời phỏng vấn của chuyên gia. Chẳng hạn nhƣ bài báo: “SHB hoàn tất bƣớc nhảy 5 năm trong 3 tháng” (10/8/2012); “Sáp nhập HBB vào SHB - Một hành trình minh bạch” ( 17/10/2012): Phân tích sự kiện sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội Habubank vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB.

Vấn đề nợ xấu ngân hàng làm đau đầu không chỉ các ông chủ nhà băng mà còn luôn làm nóng bàn nghị sự Quốc hội, Chính phủ. Con số nợ bao nhiêu là chính xác? Tại sao có khối nợ lớn đó? Phải xử lý ra sao? Ai đứng ra xử lý? Tiền ở đâu để mua nợ? Ngân hàng có nhiệt tình bán khối nợ xấu đó hay không?... Rất rất nhiều vấn đề, nhƣ mớ bòng bong bao quanh khối nợ xấu đó cần phải giải. TBTCVN theo dòng chảy của vấn đề mà triển khai rất nhiều bài, loạt bài về vấn đề nợ xấu, một cách đầy đủ và trên nhiều góc độ, đƣa ra ý kiến nhiều chiều của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc, đồng thời theo sát tiến trình xử lý nợ xấu này.

Các nội dung trên đã thể hiện qua rất nhiều bài viết nhƣ: “Nợ xấu ngân hàng, xử lý thế nào?” (2/7/2012); “Lợi nhuận ngân hàng và việc phân loại nợ xấu” (6/8/2012); “Tiến tới đƣa tỷ lệ nợ xấu đến ngƣỡng an toàn” (22/8/2012); “Xử lý nợ xấu: Hạn chế tối đa sử dụng nguồn tài chính nhà nƣớc” (10/9/2012); Loạt 2 bài “Xử lý nợ xấu: Giải pháp nào khả thi?” (24/9/2012); “DATC với vai

56

trò xử lý nợ xấu” (26/9/2012); Loạt bài: “Nợ xấu thách đấu các võ sỹ” (10/11/2012); “Có thể xử lý đƣợc 4 - 5% nợ xấu trong năm 2013” (9/1/2013)…

Để giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng, một giải pháp đƣợc đƣa ra làphát triển thị trƣờng mua bán nợ. Xung quanh việc thành lập DN mua bán nợ xấu thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN), với số vốn 100 nghìn tỷ đồng, nhiều chuyên gia không đồng tình, cho rằng: DN này cốt chỉ làm đẹp báo cáo tài chính của các NH mà không thể tiết giảm nợ xấu, do sự chuyển đổi nợ xấu từ các NH sang chủ thể khác cùng hệ thống. Mặt khác, chủ sở hữu DN trên là NHNN thì nguồn vốn sẽ từ đâu? Đây có phải là cách lấy tiền từ ngân sách nhà nƣớc để cứu các NH thƣơng mại?...

Nội dung trên đƣợc đề cập trong bài báo “Giải pháp phát triển thị trƣờng mua bán nợ” (17/12/2012) của TBTCVN. Và năm 2013, Nhà nƣớc đã cho ra đời Công ty Mua bán nợ các tổ chức tín dụng (VAMC).

Song song với vấn đề nợ xấu, hoạt động ngân hàng còn đƣợc phơi bày

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sà (Trang 50 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)