1 Thời báo Tài chínhViệt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sà (Trang 31)

1. 3 Vai trò của thông tin tài chính trên báo chí hiện nay

2.1. 1 Thời báo Tài chínhViệt

Thời báo Tài chính Việt Nam có quy mô tƣơng đối lớn. Hiện TBTCVN có trụ sở Tòa soạn ở 34 Tuệ Tĩnh - Hà Nội. Chi nhánh tại 138 Nguyễn Thị Minh Khai - TP. Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Bắc miền Trung tại số 3 - Đại lộ Lê Nin - Nghệ An.

Tổ chức bộ máy: Gồm 1 Tổng biên tập, 1 Phó Tổng biên tập với 6 phòng, ban: Phòng Thƣ ký Tòa soạn, Phòng Phóng viên Kinh tế, Phòng Phóng viên Thị trƣờng - Doanh nghiệp, Phòng Báo Điện tử, Phòng Trị sự, Phòng Phát hành - Quảng cáo và Tổ chức sự kiện, Phòng Bạn đọc.

Thời báo Tài chính Việt Nam xuất bản số đầu tiên vào ngày 2/9/1993. Số lƣợng phát hành chƣa lớn: 1,2 vạn bản/số. Hiện TBTCVN có 3 ấn phẩm: Tuần báo phát hành tuần 3 số (vào các ngày thứ 2, 4, 6), Đặc san hàng tháng và Báo Điện tử. Trong phạm vi luận văn này, ngƣời viết khảo sát trên tờ tuần báo (16 trang/kỳ).

Tờ báo là cơ quan ngôn luận của ngành Tài chính, đồng thời là diễn đàn của toàn dân, của mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế. Tờ báo đã và đang hƣớng tới đối tƣợng bạn đọc đông đảo là đội ngũ cán bộ tài chính, doanh nghiệp và những ai quan tâm đến hoạt động kinh tế - tài chính. Thời báo Tài chính Việt Nam vừa mới cho ra đời báo mạng điện tử và trong thời gian tới hƣớng đến phát triển thành nhật báo.

Là “ngƣời phát ngôn” của ngành Tài chính nên thông tin về tài chính là thông tin chủ đạo trên TBTCVN. Có thể tạm phân chia những nội dung chính trong lĩnh vực tài chính đƣợc Thời báo Tài chính Việt Nam tập trung phản ánh, đó là: Lĩnh vực tài chính công (chính sách tài chính, thuế, hải quan, tài chính đối ngoại, quản lý kho quỹ); Chứng khoán (chính sách về chứng khoán và hoạt động của thị trƣờng chứng khoán); Tiền tệ - ngân hàng (lãi suất, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ…); Bất động sản (quản lý đất đai, diễn biến thị trƣờng nhà đất…)…

32

Những năm gần đây, đặc biệt là từ 2009, tờ báo đƣợc trình bày theo xu hƣớng hiện đại. Tờ báo hiện nay gồm 16 trang, đƣợc tổ chức các chuyên trang sau:

Trang 1, 2, 3: Thời sự

Trang 4, 5: Tài chính và Hội nhập Trang 6, 7: Kinh tế - Phát triển Trang 8, 9: Chứng khoán - Tiền tệ Trang 10, 11: Văn hóa - Xã hội

Trang 12, 13: Doanh nghiệp và Doanh nhân Trang 14: Chuyên đề

Trang 15: Thời sự Quốc tế Trang 16: Quảng cáo

2.1.2. Giới thiệu khái quát về Sài Gòn Đầu tư Tài chính

Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính là ấn phẩm của Báo Sài Gòn Giải phóng, phát hành Thứ Hai và Thứ Năm hàng tuần, gồm 24 trang, in màu toàn bộ. Trụ sở báo tại 49 Võ Văn Kiệt, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Cơ cấu trang mục gồm có trang 1 rút những tin, bài chính; trang 2, 23, 24 đăng quảng cáo. Trang 3 bao gồm mục lục và bài “Tiêu điểm”. Trang 4 - 5 là các tin tức. Trang 6 - 7 mang tên “Chủ điểm - Sự kiện”. Trang 8 - 9 là Tài chính - Ngân hàng. Trang 10 - 11 là Chứng khoán - Cơ hội đầu tƣ. Trang 12 - 13 - 14 - 15: Thông tin thị trƣờng - dịch vụ - doanh nghiệp. Trang 16 - 17: Xây dựng - Bất động sản. Trang 18 - 19: Doanh nghiệp - Phát triển. Trang 20 - 21: Nhìn ra thế giới. Trang 22: Phóng sự - Ghi chép.

2.1.3. Giới thiệu khái quát về Chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ của Báo Lao động

Trụ sở chính báo Lao động tại số 51, phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hiện nay, Báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử. Lao động đƣợc đánh giá là một trong những tờ báo tiên phong trong đấu tranh chống tiêu cực.

Từ năm 1990, Báo có 8 trang với gần 50 chuyên mục, phản ánh đầy đủ các mặt đời sống kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn quốc bằng phong cách riêng của

33

tờ báo giai cấp công nhân. Báo ra 3 số/tuần, đã phần nào nhanh chóng cung cấp tin tức cho bạn đọc. Đầu tƣ - Tiền tệ là chuyên trang của Báo Lao động.

Chuyên trang này có chuyên mục Thị trƣờng chứng khoán, chuyên mục Doanh nghiệp. Ngoài ra còn có những bài viết về thị trƣờng bất động sản; giá cả của các mặt hàng tiêu dùng và đồ gia dụng; tin kinh tế thế giới…

2.2 – Nội dung thông tin tài chính trên Thời báo Tài chính Việt Nam, Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính và chuyên trang Đầu tƣ – Tiền tệ báo Lao động Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính và chuyên trang Đầu tƣ – Tiền tệ báo Lao động

Qua khảo sát tin, bài về lĩnh vực tài chính trên Thời báo Tài chính Việt Nam (trong thời gian 1 năm, từ 3/2012 - 3/2013 bao gồm 157 số báo); dẫn chứng, chứng minh về chất lƣợng nội dung thông tin tài chính của TBTCVN, có sự tham khảo, so sánh, đối chiếu với ấn phẩm Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính và chuyên trang Đầu tƣ - Tiền tệ, từ đó giúp nhận diện đƣợc thành công và hạn chế của thông tin lĩnh vực này trên các ấn phẩm báo chí, tác động đến việc xây dựng và thực thi các chính sách tài chính vào đời sống và công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc.

- Nghiên cứu số lượng tin, bài (trung bình)/số báo về lĩnh vực tài chính của TBTCVN từ 3/2012 đến 3/2013 ta thấy: Mỗi số báo Thời báo Tài chính Việt Nam có 16 trang, trong đó có 10 trang (từ trang 1 đến trang 9 và thêm trang 14) có nội dung chủ đạo thuộc lĩnh vực tài chính.

Với 10 trang có nội dung tài chính nói trên, trung bình mỗi số có 8 bài, 30 tin, trên tổng số 12 bài, 45 tin của cả số báo. Nhƣ vậy với 157 số báo, lƣợng tin bài thuộc lĩnh vực tài chính có khoảng trên dƣới 1.250 bài và 4.700 tin, trên tổng số khoảng 1.880 bài và hơn 7.000 tin đƣợc đăng tải trong thời gian 1 năm. (Xem bảng 2.1)

Mỗi số báo, trang 1, 2, 3 là hoạt động nổi bật của Nhà nƣớc và của ngành về tài chính nói chung; trang 4 luôn là trang về các hoạt động của ngành Thuế; thêm vào đó, tin về hoạt động của ngành Thuế có thể nằm thêm ở các trang 2,3,5. Lĩnh vực Hải quan có thể coi là nội dung đƣợc phản ánh đậm nét, chỉ sau lĩnh vực Thuế. Tin, bài về Hải quan luôn nằm ở trang 5, đôi khi vào trang 2,3 và 4. Trang 6, 7, 8, 9 cũng có khoảng 80% là nội dung tài chính, cụ thể là các hoạt động quản lý tại ngành Kho bạc, ngành Dự trữ, các vụ, cục thuộc Bộ, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam, chứng khoán, ngân hàng... Tại trang 14, mỗi tuần dành 1 trang cho lĩnh vực bảo hiểm.

34

- Nghiên cứu số lượng tin, bài (trung bình)/số báo về lĩnh vực tài chính trên Sài Gòn Đầu tư Tài chính từ 3/2012 đến 3/2013 ta thấy: Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính ra 1 tuần 2 số báo, mỗi số gồm 24 trang, với trung bình 10 bài và 50 tin/số.

Bên cạnh những nội dung về tài chính có điểm song trùng với Thời báo Tài chính Việt Nam nhƣ những chính sách mới về thuế, phí; các sự kiện, tin “nóng” về lĩnh vực thuế, hải quan, vay nợ nƣớc ngoài, chứng khoán, bất động sản, tiền tệ, vàng, diễn biến thị trƣờng giá cả…, Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính còn đƣa nhiều thông tin về đầu tƣ, xây dựng, các thị trƣờng dịch vụ, tài chính quốc tế, thông tin doanh nghiệp và những thông tin mang tính chỉ dẫn…

Trong 1 số báo, số lƣợng tin về tài chính khoảng 25 tin, số lƣợng bài về lĩnh vực này khoảng 5 bài. Nhƣ vậy trong 1 năm đăng khoảng 2.500 tin và 500 bài viết về lĩnh vực tài chính trên Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính, trên tổng số khoảng 5.000 tin và 1.000 bài viết trên toàn số báo cả năm về nhiều lĩnh vực. (Xem bảng 2.1)

- Nghiên cứu số lượng tin, bài (trung bình)/số báo về lĩnh vực tài chính trên chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ từ 3/2012 đến 3/2013 ta thấy: Chuyên trang ra mỗi tuần 3 kỳ, là phụ trƣơng báo Lao động. Mỗi kỳ trang này đăng 1 bài và khoảng 10 tin về lĩnh vực tài chính, còn lại là những thông tin về lĩnh vực khác. Nhƣ vậy trong 1 năm chuyên trang này đăng khoảng 150 bài và 1.500 tin về tài chính, trên tổng số khoảng 300 bài và 3.000 tin trên cả chuyên trang. (Xem bảng 2.1) Tên các ấn phẩm Tổng số tin Tin về tài chính Tổng số bài Bài về tài chính Thời báo TCVN 7.000 4.700 1.880 1.250 Sài Gòn Ðầu tƣ Tài 5.000 2.500 1.000 500

35

Bảng 2.1. Số lượng tác phẩm về tài chính trên TBTCVN, Sài Gòn Đầu tư Tài chính và chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ

Theo bảng 2.1, ta thấy từ 3/2012 đến 3/2013, trên Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính có đăng khoảng 2.500 tin và 500 bài viết về lĩnh vực tài chính trên tổng số khoảng 5.000 tin và 1.000 bài viết trên toàn bộ hơn 100 số báo cả năm về nhiều lĩnh vực, đạt tỷ lệ 50%. Trên chuyên trang Đầu tƣ - Tiền tệ báo Lao động từ 3/2012 đến 3/2013 đăng khoảng 150 bài và 1.500 tin về tài chính, trên tổng số khoảng 300 bài và 3.000 tin trên cả chuyên trang, đạt tỷ lệ 50%.

Cũng theo bảng 2.1, ta thấy thông tin tài chính là nội dung chủ yếu trên tờ Thời báo Tài chính Việt Nam, đúng với tôn chỉ mục đích và tên gọi của tờ báo. Qua khảo sát cho thấy, tin, bài về nội dung tài chính chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 67%) trên TBTCVN, còn 2 tờ báo kia, bên cạnh nội dung về tài chính, còn có khoảng 50% nội dung về đầu tƣ (nội dung này có sự giao thoa với tài chính).

2.2.1. Nội dung thông tin tài chính công trên Thời báo Tài chính Việt Nam Nam

2.2.1.1. Tuyên truyền sâu rộng về các chính sách tài chính

- Những chính sách tài chính lớn từ 3/2012 đến 3/2013

Năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013 nổi lên những chính sách tài chính có tác động rất lớn tới xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng. Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ thu – chi theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, trong điều kiện nguồn thu thì có giới hạn nhƣng nhu cầu về chi cho năm sau (2013) còn lớn hơn, bên cạnh đó lại phải giãn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, rất khó để cân đối nguồn tăng chi. Vấn đề ở chỗ, phải làm sao để doanh nghiệp phục hồi, làm sao để nền kinh tế tăng trƣởng trở lại, kiểm soát đƣợc lạm phát? Chỉ có nhƣ thế, chiếc “bánh” ngân sách mới lớn hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu chi ngân sách.

Trong bối cảnh đó, những chính sách tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đã đƣợc đƣa vào Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các văn bản của ngành Tài chính để nhanh chóng triển khai. Đó là:

chính

36

- Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc (NSNN) năm 2013; số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu.

- Từ năm 2012 đến 3/2013, Bộ Tài chính đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua 4 dự án luật và 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Quản lý thuế, Luật Thuế Thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung; Luật Giá, Luật Dự trữ quốc gia và Nghị quyết 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, trong phạm vi thẩm quyền, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tƣ và thông tƣ liên tịch, quyết định của Bộ trƣởng, hƣớng dẫn triển khai, áp dụng hàng loạt chính sách tài chính trong thực tiễn đời sống.

+ Tuyên truyền kịp thời và sâu rộng về các chính sách tài chính

TBTCVN đã đăng tải, tuyên truyền kịp thời, sâu rộng về các chính sách tài chính vĩ mô. (Các tin, bài viết về nội dung này thƣờng nằm ở trang 1,2,3 và 6,7 của các số báo). Về nội dung này, TBTCVN xây dựng chuyên mục “Hỏi - đáp chính sách thuế”, thƣờng xuyên xuất hiện ở trang 5.

TBTCVN đã bám sát các định hƣớng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính để đƣa thông tin. Các bài viết về nội dung này có thể điểm ra nhƣ: “Duy trì tăng trƣởng, kiềm chế lạm phát” (23/5/2012); “Phát triển mô hình đối tác công - tƣ PPP” (23/5/2012); “Nỗ lực, chủ động thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách” (4/7/2012); Chính sách tài chính luôn tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời dân và doanh nghiệp” (6/7/2012); “Kiềm chế lạm phát: Chính sách tài khóa và tiền tệ cùng một nhịp bƣớc” (17/9/2012); “9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013” (16/1/2013); “Nghị quyết 02/NQ-CP: Nhiều giải pháp tài chính hỗ trợ thị trƣờng” (18/1/2013); “Dồn lực cơ cấu lại nền kinh tế: Hƣớng đến tăng trƣởng bền vững” (18/2/2013); “Một áp lực chứa đựng 6 thách thức” (25/2/2013); “Sửa đổi, hoàn thiện Luật Ngân sách nhà nƣớc: Quản lý, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả” (29/3/2013)…

Đi sâu vào nội dung chi tiết, trong năm qua TBTCVN đã tuyên truyền đậm nét vào Nghị quyết 01/NQ-CP củaChính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2013. Cụ thể, với bài viết: “9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013” (16/1/2013), TBTCVN nêu rõ:

“Mục tiêu chính của các giải pháp là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo

37

đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.

TBTCVN đã thông tin các giải pháp tài chính do Bộ Tài chính đề xuất từ trung tuần tháng 12/2012 nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trƣờng, giải quyết nợ xấu đã đƣợc Chính phủ thống nhất ban hành tại Nghị quyết 02 qua bài viết: “Nghị quyết 02/NQ-CP: Nhiều giải pháp tài chính hỗ trợ thị trƣờng” (18/1/2013). Đây đƣợc coi là nhóm giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó, nổi lên là có nhiều giải pháp tài chính nhƣ giãn, giảm, hoãn nhiều loại thuế, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm.

Những tin, bài đăng trên TBTCVN đã chuyển tải đầy đủ và cụ thể, rõ ràng nội dung các văn bản chính sách tài chính có tác động lớn tới cả xã hội, doanh nghiệp và ngƣời dân… Từ đó giúp cho các doanh nghiệp nắm vững các quy định của Nhà nƣớc để không vi phạm pháp luật, mặt khác qua các chính sách hỗ trợ, ƣu tiên từ chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc để linh hoạt trong quá trình kinh doanh, đạt năng suất cao.

Những thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp (DN), từ đời sống xã hội đƣợc thể hiện trên các tin, bài của báo rất hữu dụng không chỉ với những quan chức, những nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ mà còn đối với nhiều tầng lớp nhân dân, khi mà hàng ngày họ đều tham gia vào đời sống kinh tế của đất nƣớc. Thông qua những thông tin chính sách đó, từng cá nhân, tổ chức, các nhà đầu tƣ, những ngƣời tham gia hoạt động kinh tế có thể

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sà (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)