Hình thứcthông tin tài chính trên Thời báo Tài chínhViệt Nam, Sài Gòn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sà (Trang 69)

1. 3 Vai trò của thông tin tài chính trên báo chí hiện nay

2.3 Hình thứcthông tin tài chính trên Thời báo Tài chínhViệt Nam, Sài Gòn

Bảng 2.2. Thống kê thể loại bài viết về lĩnh vực tài chính trên TBTCVN, Sài Gòn Đầu tư Tài chính và Đầu tư – Tiền tệ (3/2012 – 3/2013)

Tên ấn phẩm Số lƣợng bài phỏng vấn Số lƣợng bài phản ánh Số lƣợng bài phân tích, bình luận, dự báo Số lƣợng tin TBTCVN 320 750 180 4.700 Sài Gòn Đầu tƣ TC 90 160 250 2.500 Đầu tƣ – Tiền tệ 20 100 30 1.500 2.3.1 – Về các thể loại báo chí

Qua khảo sát số lƣợng các thể loại bài viết về lĩnh vực tài chính trên 3 ấn phẩm trên cho thấy, 3 ấn phẩm có sự khác nhau về sử dụng thể loại chiếm ƣu thế, nhƣng tựu chung lại, có mấy thể loại đƣợc sử dụng phổ biến là: Bài phỏng vấn; Bài phản ánh; Bài phân tích, bình luận, dự báo; Tin.

2.3.1.1 – Bài phỏng vấn

Đây là thể loại đƣợc Thời báo Tài chính Việt Nam, Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính sử dụng khá thƣờng xuyên, tính trung bình khoảng 2 bài phỏng vấn về tài chính/1 số báo. Nhƣ vậy mỗi năm Thời báo Tài chính Việt Nam đăng trên dƣới

70

160 bài phỏng vấn về tài chính, Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính đăng khoảng 90 bài thể loại này. (bảng 2.2 )

Trong khi đó, với khuôn khổ có hạn của một chuyên trang, Đầu tƣ – Tiền tệ báo Lao động không thƣờng xuyên sử dụng thể loại phỏng vấn. Mỗi năm, bài phỏng vấn xuất hiện trên trang này về lĩnh vực tài chính chỉ khoảng trên dƣới 20 bài, dạng phỏng vấn ngắn.

Các bài phỏng vấn đƣợc thực hiện với khá nhiều đối tƣợng trả lời nhƣ giới chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà chuyên môn.

Những bài phỏng vấn đƣợc dƣ luận chú ý của 3 ấn phẩm trên trong thời gia từ 3/2012 đến 3/2013 tập trung vào các vấn đề nổi bật của thời sự tài chính, tiền tệ nhƣ: Chống buôn lậu, chuyển giá; nợ xấu, sở hữu chéo ngân hàng – doanh nghiệp; thị trƣờng chứng khoán chao đảo vì những tin xấu; bất động sản đóng băng...

Trên Thời báo Tài chính Việt Nam đã đăng khá nhiều bài phỏng vấn, cụ thể nhƣ: “Cần một bộ máy chuyên trách về chống chuyển giá” (17/9/2012), phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Phó giám đốc Học viện Tài chính; “Thu ngân sách đồng thời với nuôi dƣỡng nguồn thu” (5/9/2012), phỏng vấn TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế tài chính về việc đảm bảo nhiệm vụ thu, chi ngân sách, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho DN; “Đầu tƣ vào kênh trái phiếu doanh nghiệp: Lợi nhuận có kèm rủi ro?” (12/11/2012) phỏng vấn Chủ tịch Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam về thời điểm và tƣơng lai của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; “Chông chênh thanh khoản ngân hàng” (26/11/2012) phỏng vấn TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về những vấn đề cơ bản cần giải quyết để đạt mục tiêu tăng trƣởng tín dụng.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài phỏng vấn đáng chú ý nhƣ: Phỏng vấn Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Đặng Thanh Bình về vốn ƣu đãi cho kinh doanh bất động sản trong bài“Sẽ dành lƣợng vốn dài hạn hỗ trợ thị trƣờng bất động sản” (28/1/2013); phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trƣởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính trong bài “Xung quanh vấn đề giá xăng dầu: Không phải DN muốn đƣa ra mức giá nào cũng đƣợc” (24/8/2012).

Ở thể loại này, báo Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính đã phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh về tình trạng độc quyền trên thị trƣờng xăng dầu hiện nay. Đó là nội dung bài viết: “Chƣa có thị trƣờng xăng dầu cạnh tranh” (5/8/2012); phỏng vấn PGS - TS Trần Hoàng Ngân, qua bài báo “Vực dậy kinh tế suy giảm: Nới tiền tệ, thắt tài khóa” (17/5/2012). Số báo Thứ hai (22/10/2012) trên Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính có bài: “Định hƣớng mục tiêu phát triển: Cần đổi mới tƣ duy, tầm

71

nhìn”, phỏng vấn TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội; phỏng vấn Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng về việc hỗ trợ thị trƣờng chứng khoán: “Hợp lý nhƣng chƣa quyết liệt” (14/5/2012)...

2.3.1.2 – Bài phản ánh

Bài phản ánh là thể loại đƣợc Thời báo Tài chính Việt Nam, Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là với Thời báo Tài chính Việt Nam. Thể loại bài phản ánh về tài chính chiếm tới 750 bài/năm. Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính cũng sử dụng nhiều bài phản ánh, khoảng 160 bài/năm. Đầu tƣ – Tiền tệ khoảng 100 bài/năm.

TBTCVN có điều kiện tiếp cận nhanh, đầy đủ và chính xác nhất nguồn thông tin đặc thù tài chính. Các bài phản ánh của TBTCVN chuyển tải hầu hết các lĩnh vực của Bộ Tài chính quản lý, cũng nhƣ mọi hoạt động của ngành tại Trung ƣơng cũng nhƣ các địa phƣơng. Các bài phản ánh đã kịp thời tuyên truyền có hệ thống, đúng định hƣớng, đáp ứng khá tốt yêu cầu của bộ, ngành về các chính sách tài chính; về công tác chỉ đạo, quản lý, thực thi về tài chính. Bài phản ánh đƣợc thực hiện trên mọi hoạt động của ngành nhƣ: Thu, chi ngân sách; quản lý kho quỹ; quản lý nợ công; quản lý giá cả, thị trƣờng...

Ví dụ một số bài phản ánh trên TBTCVN:

- TBTCVN đã bám sát các định hƣớng , chỉ đạo của Quốc hội , Chính phủ và Bộ Tài chính để phản ánh về điều hành , thực thi các chính sách tài chính vĩ mô . Các bài viết về nội dung này có thể điểm ra nhƣ : “Duy tŕ tăng trƣởng , kiềm chế lạm phát” (23/5/2012); “Phát triển mô hình đối tác công - tƣ PPP” (23/5/2012); “Nỗ lực, chủ động thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách” (4/7/2012); Chính sách tài chính luôn tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời dân và doanh nghiệp” (6/7/2012); “Kiềm chế lạm phát: Chính sách tài khóa và tiền tệ cùng một nhịp bƣớc” (17/9/2012...

- Về nội dung chống thất thu thuế, TBTCVN có các bài: “Chống thất thu và giảm nợ đọng thuế” (28/3/2012); Chống nợ đọng thuế xuất nhập khẩu: Cần có bƣớc cải cách tổng thể” (2/4/2012); “Ngành Thuế thực hiện Chỉ thị 01 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính: Quyết liệt triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm” (11/5/2012)... - Phản ánh công tác thu ngân sách và chống buôn lậu của lực lƣợng Hải quan,

TBTCVN đã có những bài viết nổi bật nhƣ loạt bài điều tra: “Cuộc chiến chống buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm - nóng bỏng mọi ngả đƣờng”; “Nâng tầm công tác kiểm soát Hải quan” (16/4/2012); “Bùng phát vận chuyển pháo lậu ở Lạng Sơn” (18/4/2012); “Kiểm tra sau thông quan: Quyết liệt chống thất thu ngân sách”; “Dốc toàn lực tăng thu từ hậu kiểm” (8/10/2012)...

72

Ví dụ một số bài phản ánh trên Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính và chuyên trang Đầu tƣ – Tiền tệ báo Lao động

- Về nội dung thu ngân sách, trọng tâm thông tin của tờ báo Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính là về những tác động của chính sách thuế, phí vào cuộc sống. Dẫn chứng, ở trang 5 (số Thứ hai 14/5/2012) báo Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính có đăng tại chuyên mục “Nhịp cầu bạn đọc” bài báo mang tên: “Phí bảo trì đƣờng bộ hay thuế”; “Giải cứu doanh nghiệp: Giảm giá, kích cầu tiêu dùng” (trang 6, 7)…; “Hỗ trợ xuất phát từ thực tế” (trang 18, số Thứ hai 14/5/ 2012; “Xác định tiêu chí để áp thuế”(17/1/2013);

- Về nội dung các thị trƣờng chứng khoán, tiền tệ, báo Sài Gòn Đầu tƣ Tài chínhra ngày 14/5/2012 có 3 bài viết về chứng khoán: “Hỗ trợ thị trƣờng”; “Chuyển nhƣợng 22 triệu CP ITA - Sai sót có chủ đích”, “Hợp lý nhƣng chƣa quyết liệt”; ngày 14/5/2012 có bài “Xem xét tháo van tín dụng ngoại tệ”; “Lãi suất vay cá nhân chỉ còn 17%/năm”. Các bài: “Chết trên đống vàng” (22/10/2012); “Né tăng lãi suất cho vay” (22/10/2012); “Giải mã tín dụng giảm, lợi nhuận tăng” (17/5/2012); “Ảm đạm cổ tức ngân hàng” (8/11/2012); “Gỡ khó liên ngân hàng” (17/1/2013); “Mối lo tiền gửi và khách hàng tốt”, “Chính sách thông, ngân hàng chƣa chắc thoáng” (3/6/2013)…

- Về nội dung quản lý thị trƣờng giá cả, chuyên trang Đầu tƣ Tiền tệ có bài: “Kiểm soát hàng bình ổn giá” (6/3/2013); “Tự hào gạo xuất khẩu Việt Nam” (4/3/2013); số ra ngày 11/3/2013 còn có bài “Soi tiến độ dự án giá rẻ bung sau Tết”. Bên cạnh đó là các bài phản ánh có nội dung khác nhƣ: “SVS: Giải trình việc kiểm toán lƣu ý ngƣời đọc tính hoạt động liên tục” (18/3/2013); “Sóc Trăng đầu tƣ phát triển kinh tế biển” (8/3/2013)...

2.3.1.3 – Bài phân tích, bình luận, dự báo

Thể loại bài viếtphân tích, bình luận, dự báo đƣợc sử dụng trên Thời báo Tài chính Việt Nam ở mức độ vừa phải, tần suất khoảng 180 bài/năm. Trong 3 ấn phẩm đƣợc khảo sát thì Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính sử dụng thể loại này nhiều nhất, khoảng 250 bài/năm; chuyên trang Đầu tƣ – Tiền tệ rất ít, khoảng 30 bài/năm (xem bảng 2.2).

Có thể đƣa ra ví dụ từ các bài phân tích, bình luận, dự báotrên Thời báo Tài chính Việt Nam nhƣ:Đó là nội dung thông tin đƣợc phản ánh trong các bài báo: “Doanh nghiệp bất động sản: Cần "xả" hàng hay cần vốn?” (21/5/2012); Loạt 3 bài: “Thực hiện luật đất đai và kinh doanh bất động sản - Nhiều vƣớng mắc cần lời giải” (26/9/2012); Loạt 8 bài: “Bất động sản: Từ đóng băng chuyển sang hóa thạch” (9/11/2012); Loạt bài 3 kỳ: “Tín dụng ƣu đãi có kích cầu đƣợc

73

bất động sản?” (20/7/2012 - 25/7/2012); “Bất động sản và ngân hàng - mối tình trắc trở” (28/9/2012)…

Các bài phân tích, bình luận và đƣa ra những khuyến nghị từ các chuyên gia xung quanh sự biến động giá vàng từ 2012 cho đến những tháng đầu năm 2013, có thể kể đến nhƣ: “Thấy gì ở thị trƣờng vàng đang biến động?” (1/8/2012); “Giải mã vũ điệu vàng” (4/3/2013); và bài “Phép thử niềm tin” (27/8/2012).TBTCVN có rất nhiều bài bình luận xoay quanh chủ đề ngân hàng giải quyết nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: “Đối thoại ngân hàng – doanh nghiệp: Nóng về lãi suất”; “Ngân hàng cứu doanh nghiệp là tự cứu mình” (11/7/2012); “Hạ lãi suất các khoản vay cũ: Chủ trƣơng đúng, cần quyết tâm thực hiện” (13/7/2012); Loạt bài 3 kỳ: “Tín dụng ƣu đãi có kích cầu đƣợc bất động sản?” (20/7/2012 - 25/7/2012); “Ngân hàng tiếp tục chia lửa cùng DN” (13/8/2012); “Hạ lãi suất phải đi đôi với giải phóng hàng tồn” (15/8/2012); “Sẽ tăng cung tiền hỗ trợ vốn cho DN” (20/8/2012)…

Báo Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính trong số báo ra ngày 17/5/2012, đã có bài viết phân tích, bình luận, dự báo về những vấn đề đƣợc dƣ luận quan ngại nhƣ nợ công, bất động sản đóng băng, hàng tồn kho, lạm phát: “Nợ công và những cảnh báo”,“Nhà cho thuê cần đồng bộ” (14/5/2012);“Giải phóng hàng tồn, cơ cấu lại hàng hóa”, “Hà Nội đau đầu với đất vàng” (17/5/2012); “Giá nhà cao do gánh nhiều phí” (8/11/2012); “Chuyển đổi nhà ở thƣơng mại sang nhà ở xã hội: Lúng túng triển khai” (14/3/2013); “Hóa kiếp nhà ở thƣơng mại” (30/5/2013);“Xuất khẩu đƣờng chờ cơ chế” (14/3/2013); “Cẩn trọng bẫy tăng giá” (3/6/2013)…

2.3.1.4 – Tin

Tin là thể loại đƣợc sử dụng nhiều trên cả 3 ấn phẩm đƣợc khảo sát, đặc biệt là trên Thời báo Tài chính Việt Nam và Đầu tƣ – Tiền tệ.

Với 157 số báo trên Thời báo Tài chính Việt Nam xuất bản mỗi năm, lƣợng tin thuộc lĩnh vực tài chính có khoảng trên dƣới 4.700 tin, trên tổng số hơn 7.000 tin các lĩnh vực. (Xem bảng 2.2)

Các tin trên TBTCVN tập trung vào mọi mặt hoạt động của ngành Tài chính hoặc biến động từ thị trƣờng nhƣ: Tiến độ thu ngân sách; các vụ việc mà Hải quan phát hiện, bắt giữ; kho bạc phát hiện tiền giả, trả lại tiền thừa; giá vàng lên xuống... Tít tin thƣờng đƣợc đặt cụ thể, trực tiếp và hay dùng các con số hoặc số phần trăm. Ví dụ nhƣ: “Quảng Ninh: Thu ngân sách 4 tháng tăng 10%” (14/5/2012);“Hải quan Lào Cai thu giữ 500 bánh pháo nổ”, “Kho bạc Hà Nội trả

74

lại 21,5 triệu đồng tiền thừa cho khách” (17/5/2012); “Vàng tăng giá 200 nghìn đồng/lƣợng” (8/11/2012)...

Tin trên Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính thƣờng đƣợc bố trí thành cụm tin nằm trên trang 4 (trang Tin tức). Sau đó, ở các trang 9, 11, 13, 15 cũng bố trí các cụm tin, nội dung các tin theo chủ đề phù hợp với tên trang (VD: Thông tin thị trƣờng; Tài chính - Ngân hàng; Chứng khoán - Cơ hội Đầu tƣ).

Tin trên Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính, ngoại trừ tin về các công ty chứng khoán, ngân hàng đƣợc viết ngắn, còn lại đều bố trí thành những tin độc lập, có độ dài khoảng 300 chữ. Chẳng hạn các tin “Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về cao su”, “Hà Nội có thêm 15.000 căn hộ thu nhập thấp” (số 574, 8/11/2012); “Hà Nội có chỉ số giá bất động sản”, “Phát động cuộc bình chọn báo cáo thƣờng niên năm 2013” (số 609, 21/3/2013)...

Tin trên chuyên trang Đầu tƣ – Tiền tệ chủ yếu tập trung vào những biến động về giá cả vàng, ngoại tệ, các mặt hàng tiêu dùng, đồ gia dụng. Trong đó chú ý cả tin thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Với những số liệu cụ thể, tin kinh tế đã giúp ngƣời đọc nhận thức rõ hơn về vấn đề phát triển nền kinh tế thế giới, giá cả thị trƣờng. Chuyên trang Đầu tƣ - Tiền tệ Báo Lao động số ra ngày 11/3/2013 có tin: “Giá vàng tăng lên hơn 36 triệu đồng/lƣợng”;“Giá thép tiếp tục tăng khoảng 300.000 đồng/tấn” (22/11/2012); “Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm dự báo tãng trýởng” (8/3/2012); “Nhật Bản: giảm phát tiếp tục bắt chấp giá tiêu dùng giảm” (15/3/2013); Kiểm soát hàng bình ổn giá (27/2/1013)...

Tóm lại, qua thống kê, khảo sát các tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực tài chính trên 3 ấn phẩm báo chí Thời báo Tài chính Việt Nam, Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính và chuyên trang Đầu tƣ – Tiền tệ báo Lao động (3/2012 – 3/2013), cho thấy, các cơ quan báo chí đã sử dụng khá đa dạng các thể loại báo chí để chuyển tải thông tin.

Nhìn chung thể loại bài phản ánh và tin đƣợc sử dụng rộng rãi trên các ấn phẩm. Trong đó Thời báo Tài chính Việt Nam có tỷ lệ sử dụng vƣợt trội thể loại này. Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính sử dụng nhiều bài ở thể loại bình luận, phân tích; Đầu tƣ – Tiền tệ sử dụng nhiều tin.

Bên cạnh các thể loại trên, về hình thức, 3 tờ báo đều sử dụng ảnh, biểu đồ, đồ thị, bảng biểu, nhƣng tần suất sử dụng không thƣờng xuyên. (Thể loại phóng sự, phóng sự điều tra đều xuất hiện rất ít, nên học viên không đƣa vào khảo sát, thống kê).

75

Trên Thời báo Tài chính Việt Nam:

- Mỗi số báo Thời báo Tài chính Việt Nam có 16 trang, trong đó có 10 trang (từ trang 1 đến trang 9 và thêm trang 14) có nội dung chủ đạo thuộc lĩnh vực tài chính.

Tin, bài trên trang 1, 2, 3 là hoạt động nổi bật của Nhà nƣớc và của ngành về tài chính nói chung; trang 4 luôn là trang về các hoạt động của ngành Thuế; thêm vào đó, tin về hoạt động của ngành Thuế có thể nằm thêm ở các trang 2,3,5. Lĩnh vực Hải quan có thể coi là nội dung đƣợc phản ánh đậm nét, chỉ sau lĩnh vực Thuế. Tin, bài về Hải quan luôn nằm ở trang 5, đôi khi vào trang 2,3 và 4. Trang 6, 7, 8, 9 cũng có khoảng 80% là nội dung tài chính, cụ thể là các hoạt động quản lý tại ngành Kho bạc, ngành Dự trữ, các vụ, cục thuộc Bộ, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam, chứng khoán, ngân hàng... Tại trang 14, mỗi tuần dành 1 trang cho lĩnh vực bảo hiểm.

Trên Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính và Đầu tƣ – Tiền tệ:

- Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính ra 1 tuần 2 số báo, mỗi số gồm 24 trang, với trung bình 10 bài và 50 tin/số.

Trong 1 số báo, số lƣợng tin về tài chính khoảng 25 tin, số lƣợng bài về lĩnh vực này khoảng 5 bài. Nhƣ vậy trong 1 năm đăng khoảng 2.500 tin và 500 bài viết về lĩnh vực tài chính trên Sài Gòn Đầu tƣ Tài chính. (Xem bảng 2.2).

Tin, bài về tài chính nằm rải rác ở tất cả các trang.

- Chuyên trang Đầu tƣ - Tiền tệ ra mỗi tuần 3 kỳ. Mỗi kỳ trang này đăng 1 bài và khoảng 10 tin về lĩnh vực tài chính, còn lại là những thông tin về lĩnh vực khác. Nhƣ vậy trong 1 năm chuyên trang này đăng khoảng 150 bài và 1.500 tin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sà (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)