Phá vỡ siêu đối xứng động lực trong phần ẩn

Một phần của tài liệu Về khối lượng các hạt cơ bản trong sơ đồ siêu đối xứng (Trang 51 - 52)

Ý tưởng về siêu đối xứng giúp đảm bảo tính ổn định của thang điện-yếu khi tính đến các bổ chính lượng tử. Tuy nhiên, bản thân sự mở rộng của mô hình MSSM với siêu đối xứng bị phá vỡ tự phát trong phần ẩn vẫn chưa thể giải thích được tại sao lại tồn tại của sự phân bậc gauge giữa thang năng lượng Planck và thang phá vỡ siêu đối xứng. Nói cách khác, giả sử xuất phát từ lý thuyết cơ bản mô tả vật lý ở thang năng lượng Planck (tương ứng với những kích thước cực nhỏ), câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta có thể thu được các tham số của lý thuyết hiệu dụng ở thang năng lượng phá vỡ siêu đối xứng nhỏ hơn rất nhiều so với thang Planck. Có thể đoán nhận được rằng: nếu siêu đối xứng bị phá vỡ tự phát ở mức cây thì sự phá vỡ đó sẽ có độ lớn cùng bậc với thang khối lượng tự nhiên của lý thuyết (ở đây là khối lượng Planck). Do

đó, để cho siêu đối xứng bị phá vỡ tự phát ở thang năng lượng nhỏ hơn rất nhiều, chúng ta cần một lý thuyết mà trong đó siêu đối xứng không bị phá vỡ ở mức cây. Theo định lý không tái chuẩn hóa siêu đối xứng, siêu đối xứng một khi không bị phá vỡ tự phát ở mức cây thì nó cũng không thể bị phá vỡ ở các bậc cao hơn của lý thuyết nhiễu loạn. Như vậy, sự phá vỡ siêu đối xứng tự phát trong phần ẩn cần được gây nên bởi các hiệu ứng không nhiễu loạn (non-perturbative). Cơ chế này được gọi là sự phá vỡ siêu đối xứng động lực (dynamical supersymmetry breaking) [102, 103, 130, 113, 115, 43].

Một phần của tài liệu Về khối lượng các hạt cơ bản trong sơ đồ siêu đối xứng (Trang 51 - 52)