Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Việc làm ở nông thôn việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 75 - 101)

7. Kết cấu luận văn

3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở nƣớc ta

nông thôn ở nƣớc ta trong thời gian tới

3.3.1. Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình (VAC) và kinh tế trang trại ở nông thôn

Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đã chứng tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp mà còn mở

rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác mà mọi người trong gia đình có thể tham gia. Do đó, kinh tế hộ có khả năng to lớn giải quyết việc làm tại chỗ cho mọi người trong và ngoài tuổi lao động ở nông thôn. Hiện nay kinh tế hộ ở các vùng nông thôn đã phát triển các ngành nghề đa dạng ngoài sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã mở rộng hoạt động sang chế biến nông, lâm, thủy sản, chiếm 17,3% số hộ có ngành nghề phi nông nghiệp; Công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 32,5%. Xây dựng, thương mại và dịch vụ chiếm 49,8%, làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều. Mặc dù quy mô còn nhỏ và tính ổn định còn chưa cao, song kinh tế hộ đã góp phần quan trọng vào chính sách khuyến khích tự tạo việc làm của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên để phát triển kinh tế hộ lâu dài và ngày một mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tạo ra, cần có chính sách và biện pháp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân, đến nay cả nước có khoảng 114000 trang trại. Kinh tế trang trại ra đời là một bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn. Tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái và hình thành các vùng chuyên canh lớn. Đặc biệt kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, sử dụng có hiệu quả lao động nhàn rỗi (ngoài 30 vạn lao động gia đình, các trang trại còn thuê thêm 10 vạn lao động thường xuyên và 30 triệu ngày công lao động thời vụ/năm), đã góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Kinh tế trang trại còn là khu vực quan trọng thu hút và giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành sắp xếp lại.

Để khuyến khích kinh tế trang trại phát triển và thực sự đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo thì trong thời gian tới cần giải quyết tốt những nhiệm vụ sau:

Một là, có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo đặc thù sản xuất của từng vùng. Đó là các chính sách về: đất đai, thuế, tín dụng, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm... Phát triển kinh tế hộ cần hướng vào thúc đẩy hình thành các loại hình tổ chức sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế nông trại, lâm trại và ngư trại, dựa trên lợi thế từng vùng, địa phương, cụ thể là:

- Ở các vùng đồi núi: với tổng số khoảng 2,3 triệu hộ nông dân nhưng có diện tích gần 10 triệu ha. Đó là tiềm năng lớn phát triển nông trại trồng trọt và chăn nuôi với quy mô lớn về diện tích.

- Ở các vùng ven biển: ngoài vùng biển dài hơn 2.000 km còn có gần 500.000 ha mặt nước mặn và lợ có khả năng phát triển các ngư trại nuôi trồng thủy sản và các hộ đánh bắt hải sản. Với sự hỗ trợ của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cả về nuôi trồng và kỹ thuật đánh bắt chắc chắn lao động ven biển (ngư dân) sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới với thu nhập cao.

- Ở các vùng đồng bằng: bao gồm đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long, Châu thổ khu 4 cũ và Duyên hải miền Trung, tứ giác Long Xuyên... với trên 7 triệu hộ nông thôn, trong đó khoảng trên 6 triệu hộ làm nông nghiệp có thể phát triển kinh tế nông trại về trồng trọt, chăn nuôi công nghiệp quy mô nhỏ về diện tích nhưng lớn về giá trị sản phẩm và thu dụng nhiều lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và trong hoạt động sơ chế, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm.

Hai là, kiên trì thực hiện chủ trương khuyến khích" ai giỏi nghề gì làm nghề đó" như Nghị quyết N0

10 BCT đã khẳng định. Trên cơ sở đó đa dạng hoá hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến tìm việc làm, thông qua chế độ ưu đãi về cho thuê mặt bằng, tín dụng ban đầu...

Ba là, từng bước phát triển kinh tế hộ nông lâm ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình kinh tế khác. Những hộ có đủ tiềm lực về kinh tế sẽ được hướng dẫn đăng ký hoạt động theo luật doanh nghiệp.

3.3.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp tư nhân, HTX...) có đăng ký hoạt động chưa nhiều, mới đạt 3% còn 97% vẫn thuộc loại hình kinh tế hộ không có đăng ký, điều này dẫn đến sự phát triển của kinh tế hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn.

Để nhanh chóng phát triển mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cần phải:

Một là, tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mặt thủ tục để cơ sở đăng ký thành lập doanh nghiệp được dễ dàng.

Hai là, cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản về đặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào. Các cơ sở này một mặt sẽ thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực tại chỗ tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho cơ sở chế biến đó, mặt khác nó cũng tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế biến các cơ sở này.

Ba là, đối với các doanh nghiệp sản xuất phi nông nghiệp đã có đăng ký và đang hoạt động, khuyến khích các doanh nghiệp này đặt cơ sở trên địa bàn các huyện, xã chủ yếu làm nông nghiệp, dân số đông. Các doanh nghiệp này sẽ là cơ sở để giải quyết lao động nông nhàn và khởi đầu cho việc phát triển hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn.

Các huyện, xã cần quy hoạch lại địa bàn, xác định khu đất nông nghiệp, khu ở của dân, khu chợ búa thương mại, dịch vụ và khu phát triển sản xuất công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp chuyển địa điểm sản xuất về địa phương. Sự quy hoạch hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định và không phải di dời khi đã đi vào làm ăn ổn định.

Hiện nay, mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành ở nông thôn đã thu hút nhiều lao động vào làm gia công xuất khẩu. Các doanh nghiệp này đã khai thác thế mạnh của lao động nông thôn là giá rẻ và người dân nông thôn rất cần cù và chịu khó. Tuy nhiên cũng có một hạn chế là trình độ lao động của dân nông thôn chưa cao, trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp còn yếu kém đặc biệt là hạn chế trong tiếp cận thông tin kinh tế, đánh giá về thị trường và trong giao tiếp với bộ máy chính quyền sở tại để phát triển kinh doanh. Chính vì vậy rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về công tác đào tạo, tay nghề cho họ và hỗ trợ tìm kiếm thị trường gia công xuất khẩu, để phát huy những khả năng ban đầucủa nước ta hiện nay vừa tích luỹ vốn vừa giải quyết việc làm phù hợp cho lao động nông thôn. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi và thể hiện sự hợp tác hỗ trợ tốt hơn đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có thu nhập ổn định và bảo đảm được đời sống cho người làm thuê.

Bốn là, Nhà nước chú trọng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng được quy hoạch ở huyện, xã về phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trước hết là phát triển điện nước giao thông.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện tại và những người muốn mở doanh nghiệp.

3.3.3. Phát triển các hình thức hội, hiệp hội ngành nghề

Trong những năm gần đây, cùng với việc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức hiệp hội ngày càng phát triển và có những đóng góp đáng kể vào tạo việc làm cho lao động nông thôn như Hội nông dân, Hội làm vườn, Hội chăn nuôi, Hội nuôi ong... Những hình thức hiệp hội

này đã giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động nhất là việc làm cho các hộ gia đình nghèo, thiếu thốn và dư thừa lao động, với trình độ kỹ thuật và công nghệ hợp lý, vốn đầu tư không lớn mà hiệu quả kinh tế lại cao.

Các hội này được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện gữa những người có chung nghề nghiệp, hoạt động theo cơ chế tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự trang trải, trên tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong phát triển sản xuất.

Để các hiệp hội này hoạt động thuận lợi, có hiệu quả, có thể thu hút được nhiều người tham gia, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích và trợ giúp cho sự phát triển của hình thức tự giúp nhau làm kinh tế này. Nghiên cứu hoàn thiện các quy chế, điều lệ tổ chức hoạt động của các hội nghề nghiệp cho phù hợp với điều kiện môi trường kinh tế như ở nước ta hiện nay. Ngoài ra có thể xây xựng trung tâm hướng dẫn khoa học kỹ thuật và giới thiệu việc trong mỗi hiệp hội.

3.3.4. Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn

Ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời và có thể gọi là một thế mạnh của nước ta như nghề kim hoàn, thêu ren, dệt tơ lụa, chạm khắc gỗ, khảm trai, sơn mài, chế biến nông sản phẩm, thực phẩm... Ngành nghề truyền thống hiện đang giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động. Tuy nhiên từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất và các làng nghề cũng gặp không ít những khó khăn nhất là về tiêu thụ sản phẩm, công nghệ lạc hậu, ít vốn... Vì thế, Nhà nước cần có một số chính sách hỗ trợ để khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, mở mang các nghề mới như:

Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, ở các làng nghề truyền thống như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung...

Hai là, tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này phát triển, hỗ trợ nhau về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Có thể kêu gọi các dự án quốc tế, nhất là các dự án của các tổ chức phi Chính Phủ (NGO) hỗ trợ phát triển nghề truyền thống tạo việc làm.

Ba là, ban hành một số chính sách khuyến khích về vốn, tín dụng, thuế và giải quyết mặt bằng cho sản xuất đối với các làng nghề, nghề truyền thống ở giai đoạn khôi phục và phát triển mới. Mở rộng cung cấp tín dụng thương mại đối với các hộ nghề, làng nghề để mở mang cơ sở, cải tiến phương thức điều hành kinh doanh, khuyến khích cho vay các cơ sở, hộ sử dụng nhiều lao động.

Bốn là, có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Bảo vệ quyền phát minh, sáng chế của các nghệ nhân và xây dựng chế độ bảo hiểm khi về già để người dân làm việc trong các làng nghề truyền thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề của mình.

Năm là, hình thành và phát triển các ngành nghề và sản xuất mới mang tính truyền thống và bản sắc Việt Nam, với các làng, cụm làng chuyên nghề ở các làng nghề hiện tại và thúc đấy sự lan truyền trong phạm vi xã, huyện và vùng. Phát triển nghề truyền thống thành các trung tâm, thị tứ nghề truyền thống thuận lợi về giao thông, vị trí địa lý và dễ tiếp cận với thị trường. Khuyến khích sự sáng tạo của mỗi cộng đồng nông thôn tự tìm cho mình một nghề, làm một loại sản phẩm độc đáo nhằm nêu danh tên tuổi của cộng đồng trên thị trường trong và ngoaì nước.

3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn

Nông nghiệp và nông thôn đang là khu vực thu hút lao động vào làm việc chủ yếu, trong khi tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn trầm

trọng, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng mới đạt thấp. Bên cạnh đó, hiện nay hầu hết lao động khu vực nông thôn chưa được đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp. Để đạt được mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực và cơ cấu lao động ở nông thôn đến năm 2010 theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua, cần tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Dự kiến đến năm 2005, trong nông thôn lao động qua đào tạo cần đạt ít nhất là 15% tổng số, bình quân hàng năm phải đào tạo cho 260 nghìn người. Trong đó gồm 35,6 nghìn có trình độ cao đẳng - đại học trở lên, 88,4 nghìn có trình độ trung học chuyên nghiệp và 137 nghìn công nhân kỹ thuật.

Để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội được học tập, đào tạo chuyên môn và nâng cao tay nghề, trước hết chính quyền địa phương phải tổ chức hệ thống các cơ sở trường, trung tâm dạy nghề... Khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân có điều kiện cùng tham gia đào tạo và dạy nghề, trên cơ sở Nhà nước quản lý và giám sát chặt chẽ nội dung và chất lượng đào tạo. Tổ chức nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo tập trung, vừa học vừa làm, học ban ngày, học buổi tối... để mọi người lao động có cơ hội tham gia học nghề. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách, biện pháp khuyến khích ưu đãi đối với con em nông dân về học nghề như miễn giảm học phí, cấp phát tài liệu, hỗ trợ kinh phí ăn, ở, đi lại... Trước mắt, Nhà nước cần sớm triển khai kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn bằng các chương trình, dự án cụ thể. Sử dụng tối đa năng lực hiện có của hệ thống đào tạo, hệ thống khuyến nông, cũng như tranh thủ các chương trình, dự án trên các địa

Một phần của tài liệu Việc làm ở nông thôn việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 75 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)