7. Kết cấu luận văn
2.3. Đánh giá chung về việc làm và tạo việc là mở nông thôn nƣớc ta hiện nay
2.3.1. Thành tựu
Thành tựu nổi bật tạo ra bước ngoặt trong lĩnh vực phân công và sử dụng lao động nông thôn trong những năm vừa qua là đã từng bước giải phóng được tiềm năng lao động, đặt vị trí của người lao động thực sự là người chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, phát triển đa dạng các hình thức hợp tác trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Trong nông thôn, sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, bộ mặt nông thôn đã có những chuyển biến mới. Nông dân thực sự làm chủ ruộng đất, làm chủ sản xuất và phân phối sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp đã thực sự đi vào cả chiều rộng lẫn chiều sâu, người nông dân có phần yên tâm hơn trong việc đầu tư thâm canh, mở thêm diện tích trên cơ sở tận dụng đất đai, khai hoang hoá để phát triển thêm các loại cây trồng và vật nuôi, nhằm tăng
thêm sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình, nhờ đó có điều kiện tích luỹ vốn để phát triển các ngành nghề thúc đẩy sự phân công lại lao động. Điều đó đã tạo ra một động lực mới cho bước phát triển của kinh tế nông thôn, góp phần to lớn trong vấn đề giải quyết việc làm, sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Hiện nay trong nông thôn, kinh tế hộ gia đình đang giữ vai trò chủ đạo, đồng thời cũng xuất hiện nhiều hình thức hợp tác tự nguyện cũng như hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu nông trại, kinh doanh theo hướng tổng hợp, tận dụng các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, phát triển dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp (nhất là khôi phục làng nghề). Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần trong nông thôn được cải thiện hơn, một số hộ gia đình đã trở nên giàu có.
Phân công sử dụng lao động trong nông thôn từ lâu đã chìm sâu trong một nền kinh tế tự cấp- hiện vật, nhiều vùng chưa thoát khỏi thế "độc canh", đa số lao động nông thôn vẫn hoạt động trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi, chế biến, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, lâm nghiệp, thuỷ sản là thế mạnh nhưng chưa được tận dụng khai thác triệt để. Thương nghiệp, tín dụng và dịch vụ bị bó hẹp. Phân công sử dụng lao động cho những công việc trong gia đình còn lãng phí. Song khi nền kinh tế hàng hoá được mở ra thì phân công lao động trong nông thôn ngày càng đi vào chuyên môn hoá, người nào giỏi nghề gì làm nghề ấy. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước thay đổi đòi hỏi cơ cấu lao động cũng phải chuyển dịch cho phù hợp. Thị trường lao động đang hình thành và phát triển, góp phần điều chỉnh quan hệ cung cầu lao động và lạm phát, giảm sức ép về việc làm ở nông thôn. Cơ cấu lao động đang từng bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ để phù hợp với cơ cấu kinh tế: giảm dần tỷ trọng lao động thuần nông, tăng tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề việc làm và sử dụng có hiệu quả lao động nông thôn đang chứa đựng nhiều mâu thuẫn và diễn biến phức tạp.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành kinh tế ở nông thôn năm 2002 có sự chuyển dịch rõ rệt so với năm 1996 theo hướng gia tăng cả về số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong các nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 1996 có 23.232.745 người làm việc trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, chiếm 81,64% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở nông thôn, đến năm 2002 giảm xuống còn 21.585.063 người chiếm 77,62%. Trong khi đó lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 1.941.763 người (1996) lên 2.589.431 người (2002) với tỷ lệ tăng từ 6,83% lên 8,15%; lao động làm việc trong các nhóm ngành dịch vụ cũng tăng nhanh cả về số lượng và tỷ lệ từ 3.285.062 người lên 466753 người với tỷ lệ tăng từ 11,53% lên 14,22% [1].
Mặc dù quy mô và cơ cấu lực lượng lao động hiện nay chưa tương xứng với yêu cầu phát triển khi chuyển sang giai đoạn mới, nhưng qua kết quả điều tra đã khẳng định một thực tế là: giai đoạn 1996- 2002 đã đạt được một số thành tựu bước đầu trong việc nâng cao chất lượng, chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân theo hướng CNH - HĐH.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trong chiến lược việc làm thời kỳ 2001- 2010 là chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đến năm 2010 phấn đấu lao động trong nông nghiệp đạt 50% - công nghiệp, xây dựng 23%- dịch vụ 27%, đảm bảo việc làm cho phần lớn lao động có nhu cầu làm việc, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân và riêng đối với khu vực nông thôn cần giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp bằng việc tạo ra và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp có sức thu hút lao động cao, đồng thời phổ cập nghề cho lao động nông thôn, giúp họ có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện đại, tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm.
Nhờ có sự phân công lao động xã hội, từng bước chuyên môn hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động mà người lao động ở nông thôn đã sử dụng tốt hơn thời gian lao động của mình (vì nếu chỉ hoạt động thuần nông thì thời gian làm việc rất thấp). Tính chung cả nước, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn đã tăng từ 70,82% năm 1998 lên 73,28% năm 1999 và 74% năm 2002 ( mục tiêu 2010: 85%), quỹ thời gian lao động trong ngày đã được tận dụng có hiệu quả hơn, mỗi ngày làm việc thực tế 7- 8 giờ, ngày mùa vụ đã làm đến 12 - 14 giờ. Hệ số vòng quay sử dụng đất đã lên 2,5 lần, có nơi lên tới 3 lần. Chính vì thế mà năng suất lao động và thu nhập của nông dân đã tăng, từng bước cải thiện đời sống của họ.
2.3.2. Những hạn chế
* Lao động nông thôn tăng, quỹ đất có xu hướng giảm dần theo đầu người
Việt Nam là một nước có bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp nhất thế giới(0,3 ha/1lao động, trong khi đó ở Châu Âu khoảng 17 ha; Châu Mỹ; 45 - 50ha; Châu Á Thái Bình Dương; 4 - 4,5 ha). Vì vậy, thời gian sử dụng ngày công của lao động thuần nông còn rất thấp. Theo tài liệu điều tra, chỉ có 18% lao động làm việc 210 ngày/ năm, còn lại dưới 200 ngày/ năm trong đó 21% chỉ làm việc 90 ngày/ năm và thời gian làm việc bình quân 4 - 5 giờ/ngày. Cho đến nay, tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn năm 2003 mới chỉ đạt 76%, điều đó chứng tỏ rằng lao động ngày càng bị lèn chặt trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần [1], [27], [40].
Nguyên nhân cơ bản là do:
- Dân số nông thôn đông (gần 80%), mặc dù mấy năm gần đây tốc độ tăng tự nhiên dân số ở nông thôn đã có xu hướng giảm dần, song tốc độ tăng nguồn lao động vẫn ở mức cao trong khi đó mỗi năm đất nông nghiệp giảm khoảng 2000ha, hơn nữa ruộng đất ngày càng bị chia nhỏ, manh mún do quá trình phân chia ruộng đất đang tiếp tục.
- Cùng với quá trình tăng lao động ở nông thôn, quá trình đô thị hoá đang diễn ra khá mạnh do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các vùng ven đô lớn, thị xã, thị trấn, hai bên trục đường giao thông... đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm dần.
- Ở nông thôn có nhiều người nghỉ hưu và mất sức lao động nhưng thực tế khảo sát, có tới 79% vẫn phải làm việc để tăng thu nhập và 43% vẫn là lao động chính để nuôi sống gia đình. Việc làm của họ về cơ bản vẫn là trên đồng ruộng.
- Quá trình chuyển đổi cơ chế, lao động nông thôn bị dồn tắc lại do khu vực Nhà nước không những không thu hút lao động mà lại giảm đi khiến họ phải trở về nông thôn làm ruộng.
Có thể nói quỹ đất nông nghiệp có hạn, khai hoang vẫn chưa nhiều lại chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư quá lớn trong khi đó lao động nông thôn vẫn ngày càng tăng và bị ứ lại. Song song với xu hướng tràn ra thành thị lại có xu hướng từ khu vực Nhà nước chuyển về (tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long khoảng 48% dân số nông thôn). Đất chật người đông lại bị phân tán manh mún là mâu thuẫn gay gắt nhất giữa cung – cầu lao động nông thôn dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm.
Theo tính toán, căn cứ vào quỹ đất và làm thuần nông, lao động nông thôn dư thừa ít nhất khoảng 30% (tương đương với 8 - 9 triệu người).
* Cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn còn lạc hậu; quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn còn diễn ra chậm.
Mấy năm vừa qua, nhiều địa phương đã có những mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động để giải quyết việc làm, chẳng hạn như huyện Hưng Hà - Thái Bình chỉ riêng mỗi vụ đông, trung bình mỗi hộ giải quyết được việc làm thêm cho một lao động, phát triển nuôi cá lồng với quy mô 4m2
(chi phí 2,5 triệu đồng/1 lồng), mỗi năm có thể thu nhập tương đương 0,5 ha đất canh tác (trồng lúa); huyện Kiến Xương - Thái Bình phát triển nghề làm vườn, giá trị kinh tế của mỗi m2
thêm 2 lao động. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm và còn ở quy mô hộ gia đình. Mô hình chủ yếu là chuyển một phần sang chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ, chưa có xu hướng chuyển mạnh sang làm phi nông nghiệp, chưa tách hộ chuyên ra khỏi hộ nông. Thậm chí, nhiều hộ phát triển ngành nghề khác song vẫn giữ đất coi như là sự bảo hiểm an toàn về lương thực cho hộ gia đình. Xu hướng chuyển nhượng ruộng đất để tập trung sản xuất các ngành nghề khác còn hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu là do nông thôn thiếu những điều kiện cơ bản để chuyển sang sản xuất hàng hoá, trong đó chủ yếu là cơ sở hạ tầng thấp kém, thị trường tiêu thụ bị động, thiếu tổ chức, không vững chắc, việc chuyển nhượng ruộng đất, tập trung ruộng đất chưa thật đúng với mục đích của sản xuất hàng hoá, chính sách tín dụng chưa đến được với người thiếu vốn và người nghèo, việc đưa tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ vào nông thôn còn chậm và chưa phát triển...
* Việc làm của lao động nông thôn hiện nay kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, thu nhập chưa cao, đời sống của lao động nông thôn khó khăn.
Ở các nước phát triển, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ ít trong tổng số lao động nhưng lại có năng suất lao động cao. Ở Việt Nam, tình hình trên lại diễn ra ngược lại. Tuy mấy năm gần đây năng suất cây trồng đã có bước tiến bộ đáng kể song còn thấp so với thế giới. Đó là do kết quả của cuộc cách mạng về giống, kỹ thuật trồng trọt và đổi mới cơ chế khoán, đặc biệt là năng suất lúa đã ổn định ở mức 30 tạ/ha (vùng trọng điểm trồng lúa) đã đưa nước ta đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Song do diện tích ruộng đất bình quân lao động thấp, hệ số sử dụng đất chưa cao nên hiệu quả lao động và việc làm rất thấp.
Về thu nhập, nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thì rất thấp. Nhưng nông thôn Việt Nam vẫn trong tình trạng thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp (75,13%). Những hộ có thu nhập khá trở lên ở nông thôn thường là những hộ có thu nhập đa dạng. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy đại bộ phận nông
dân trả lời, nếu một hộ gia đình chỉ làm trồng trọt cùng lắm là đủ ăn, không thể giàu lên được. Điều tra hộ giàu ở xã Đa Tốn- Gia Lâm- Hà Nội có cơ cấu thu nhập như sau: 25,2% từ trồng trọt; 63,9% từ chăn nuôi và 4,8% đi làm thuê. Ngược lại hộ nghèo thường có cơ cấu thu nhập: 64,14% từ trồng trọt; 34,65% từ chăn nuôi, còn hộ rất giàu là hộ làm ngành nghề (gốm, sứ) thường có mức thu nhập bình quân/ người/ tháng cao gấp 6 lần hộ nghèo nói trên thì cơ cấu thu nhập như sau: 4,2% từ trồng trọt; 6,22% từ chăn nuôi và 88,93% từ gốm sứ.
Thực trạng việc làm của lao động nông thôn ở nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều yếu kém là do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là các nguyên nhân cơ bản sau:
Một là: Nông thôn Việt nam vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, lại có điểm xuất phát thấp, thiếu nhiều điều kiện và tiền đề để thay đổi nhanh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, vốn và công nghệ thích hợp sử dụng nhiều lao động, dân số gia tăng nhanh làm cho nguồn lao động ngày càng đông, có nhiều tiềm năng về đất đai và nguồn lực chưa được khai thác triệt để nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Hai là: các chính sách vĩ mô của Nhà nước góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các chính sách chưa thật đồng bộ, chưa theo sát những thay đổi của thực tiễn nên chưa thực sự khuyến khích các lĩnh vực, ngành nghề và hình thức thu hút nhiều lao động theo nhu cầu của thị trường lao động, chưa khuyến khích được người có vốn, đặc biệt là những người ở thành phố, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển việc làm và kinh tế nông thôn.
Ba là: Vấn đề dạy nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn hiện nay rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Vấn đề chuyển giao công nghệ vào nông thôn, hướng dẫn nông dân cách tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn rất hạn chế, đặc biệt là dạy
nghề và chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động ở nông thôn để gia tăng việc làm phi nông nghiệp cũng như công nghệ sinh học, khai thác tiềm năng môi trường sinh thái, nguồn lợi đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Như vậy, từ thực trạng việc làm và xu hướng vận động của lao động nông thôn Việt Nam những năm qua cho thấy. Bên cạnh những tiến bộ về nhiều mặt đã đạt được còn không ít khó khăn, thách thức. Đó cũng là cơ sở để khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục đi sâu nhiên cứu để có những đánh giá đầy đủ, cụ thể hơn làm căn cứ thực tiễn cho việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách và giải pháp cũng như cho công tác quản lý, điều hành, tổ chức triển khai trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn những năm tới.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN