Một số quan điểm giải quyết việc là mở nông thôn

Một phần của tài liệu Việc làm ở nông thôn việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 72 - 75)

7. Kết cấu luận văn

3.2.Một số quan điểm giải quyết việc là mở nông thôn

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, sức ép về việc làm còn rất lớn. Theo dự kiến, số lượng lao động vẫn tiếp tục gia tăng. Trong khi đó khả năng tạo việc làm của khu vực nông thôn là có hạn. Sự tồn tại của khu vực nông thôn là lâu dài, nhìn chung phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức và tác động của con người ảnh hưởng to lớn đến khu vực kinh tế này trong tương lai. Do đó, trong thời gian tới vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cần được nhận thức, đặt đúng tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội của nó, cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần thay đổi nhận thức về hàng hoá sức lao động trong nền kinh tế thị trường, giải phóng triệt để mọi nguồn lực về đất đai, lao động,

nguồn vốn… để tạo việc làm cho người lao động nói chung và việc làm cho người lao động nói riêng. Vì vậy, hệ thống chính sách phải hướng vào tạo ra sự kết hợp linh hoạt và hiệu quả giữa lao động với các nguồn lực đó. Theo quan điểm đó Nhà nước sẽ tạo ra môi trường và các điều kiện thuận lợi để người lao động được tự do làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy cao nhất nhân tố con người với khả năng sáng tạo của người lao động.

Để tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn phải khuyến khích được sự tham gia tích cực của đông đảo quần chúng lao động ở tại nông thôn, phát huy tối đa sự năng động, tự chủ, sáng tạo và tự tin vào bản thân của từng hộ gia đình, từng cộng đồng dựa trên cơ sở những tiềm năng sẵn có. Giải quyết việc làm ở nông thôn trong những năm tới vẫn chủ yếu phải dựa vào sự năng động, sáng tạo của kinh tế hộ gia đình ở nông thôn, cộng với sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả của Nhà nước về các yếu tố tạo môi trường cho sản xuất phát triển, cơ hội việc làm được mở ra. Theo thời gian sẽ từng bước hình thành và phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp (hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân... ở nông thôn) sẽ thu hút thêm lao động khi bản thân kinh tế hộ có nhu cầu mở rộng và hợp tác sản xuất.

Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm là chính. Theo quan điểm này Nhà nước cần thực hiện tốt một số công việc sau:

- Tạo lập các khung khổ pháp lý đối với các hoạt động kinh doanh ở nông thôn nhất là khung khổ pháp lý về đảm bảo an toàn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của những người có vốn, có chính sách khuyến khích và kêu gọi đầu tư vào khu vực nông thôn, xây dựng chính sách kinh tế để điều chỉnh các dòng di chuyển lao động nông thôn một cách hợp lý, trong đó có dòng lao động dịch chuyển từ vùng nông thôn này đến vùng nông thôn khác và đến các đô thị để tìm kiếm việc làm, mức thu hút lao động và mức trả công lao động của doanh nghiệp được coi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá dự án, đánh giá

hiệu quả của doanh nghiệp và xác định chế độ ưu dãi về các mặt đối với doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn tạo việc làm mới thông qua các dự án có mục tiêu, đối tượng cụ thể với mức kinh phí ban đầu và kỹ thuật phù hợp với trình độ dân trí ở từng cộng đồng nông thôn.

- Nhà nước trực tiếp bỏ vốn đầu tư ở một số địa phương đặc biệt khó khăn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng bỏ vốn đầu tư để phát triển các loại cơ sở hạ tầng cứng (đường xá, thông tin liên lạc...) để tạo cơ hội cho lao động nông thôn bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh đa dạng theo khả năng, trên cơ sở đó tạo việc làm mới.

- Đầu tư phát trển các cơ sở đào tạo cho lao động nông thôn về các loại nghề đã có và sẽ phát triển thêm ở nông thôn như: gia công may mặc, thủ công cơ khí, dịch vụ xã hội... kể cả những nghề mới mở, chuyển đổi trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp như: trồng cây mới, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao. Thực tế cho thấy người lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống. Vì vậy, họ rất cần được đào tạo kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Nhà nước cần đào tạo và hướng người lao động chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp tuỳ theo lợi thế và cơ hội phát triển ngành nghề mỗi vùng, mỗi cộng đồng.

Thứ ba, kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội để đảm bảo quá trình tạo việc làm diễn ra ngày càng hiệu qủa hơn.

* Về chính sách kinh tế: Cần kiên trì và đẩy mạnh hơn nữa chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần hướng vào giải quyết việc làm. Những ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp phải lấy tiêu chuẩn số việc làm được tạo ra và mức thu nhập mà người lao động nhận được từ chỗ làm việc đó, không phân biệt thành phần kinh tế nào.

* Về chính sách xã hội đối với dân số, việc làm: Để giảm áp lực về việc làm do số lao động tăng quá nhanh sau mỗi năm, cần có chính sách kiên quyết về hạn chế sinh đẻ ở nông thôn và có chính sách chủ động phân bổ lại lao động trong từng vùng và giữa các vùng nông thôn, chủ động nắm bắt và điều chỉnh các dòng di chuyển lao động, di cư tìm việc làm tự phát của người lao động trong xã hội. Thông qua việc trao đổi thông tin về nhu cầu lao động và việc làm giữa nơi thừa lao động với nơi thiếu lao động. Hạn chế tối đa việc di chuyển toàn bộ hộ gia đình nông thôn đến nơi ở mới với mục đích kiếm việc làm khi các cơ hội việc làm ở địa phương mới chưa được tạo ra và khai thác.

Thứ tư, tìm các cơ hội và hỗ trợ người lao động nông thôn tiếp cận được việc làm ở nước ngoài trên cơ sở xây dựng một chiến lược xuất khẩu lao động nông thôn đi làm các loại việc đơn giản, đòi hỏi trình độ tay nghề không cao hoặc cần thời gian đào tạo ngắn. Tìm biện pháp, cơ chế thích hợp để người lao động nghèo có thể đi xuất khẩu lao động, chẳng hạn như Nhà nước cho vay tiền để đào tạo, học nghề và những chi phí ban đầu... Mặc dù khả năng xuất khẩu lao động hiện nay chưa lớn, song trong điều kiện hội nhập sắp tới vấn đề xuất khẩu lao động sẽ được mở rộng và vì vậy phải có sự chuẩn bị trước cho lao động nông thôn các điều kiện cần thiết.

Thứ năm, giải quyết việc làm ở nông thôn phải đặt trong chiến lược tổng thể của quốc gia. Do đặc điểm của việc làm ở nông thôn, tự bản thân nông thôn ít có khả năng giải quyết tốt việc làm, nhất là việc làm hiệu quả.

Một phần của tài liệu Việc làm ở nông thôn việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 72 - 75)