còn chưa thống nhất với nhau
Các quy định về tên miền còn chưa tập trung mà rải rác trong rất nhiều văn bản như: Luật Công nghệ thông tin, Luật Sở hữu trắ tuệ, Luật Cạnh tranh, Bộ luật Dân sự, Luật Trọng tài thương mạiẦvà trong nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, các văn bản trên lại chưa có sự liên kết và thống nhất với nhau trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề tên miền liên quan đến nhãn hiệu. Luật Công nghệ thông tin, vốn được coi là luật gốc để điều chỉnh vấn đề tên miền thì lại không có quy định về các điều kiện liên quan đến quyền sở hữu trắ tuệ khi đăng ký tên miền. Do đó, nhiều khi việc cấp phát tên miền là chắnh là sự khởi đầu cho hàng loạt các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trắ tuệ. Trong khi pháp luật về sở hữu trắ tuệ của công nhận sự cùng tồn tại của các nhãn hiệu giống nhau giữa các quốc gia thì hệ thống tên miền chỉ chấp nhận tắnh duy nhất của một tên miền cụ thể. Do đó, khả năng có nhiều chủ thể cùng xin đăng ký một tên miền ở những thời điểm khác nhau là điều rất có thể xảy ra. Về thời hạn bảo hộ, về nội dung quyền của hai đối tượng cũng có sự khác biệt với nhau khi một bên được coi là tài sản cá nhân và cá nhân có đầy đủ quyền với nó thì một bên lại chỉ coi là tài sản quốc gia và các bên chỉ có quyền sử dụng. Chắnh từ sự chưa thống nhất giữa hai hệ thống pháp luật này mà trong việc bảo hộ tên miền và bảo hộ nhãn
81
hiệu luôn có một độ chênh nhất định. Vì thế, các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ không được thực hiện đầy đủ khi đặt trong mối tương quan với tên miền như quyền được thừa kế, tặng cho... Ngược lại, nhiều quyền của người sử dụng tên miền cũng không được thể hiện đầy đủ khi đặt trong mối quan hệ với nhãn hiệu như là việc không bị giới hạn bởi phạm vi ngành nghề, quốc giaẦ Do đó, việc cần phải có sự liên kết giữa các quy định về đăng ký và sử dụng tên miền với các quy định về bảo hộ nhãn hiệu là việc cực kỳ quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng xâm phạm ngày một gia tăng như hiện nay.
82
Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM