Tên miền nói chung và tên miền liên quan đến nhãn hiệu không

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu luận văn ths luật 60 38 30 pdf (Trang 81 - 85)

không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trắ tuệ

Do đó dãy ký tự hoặc ký tự là nhãn hiệu, tên thương mại nằm trong cấu trúc tên miền nếu chỉ đăng ký bảo vệ trên mạng sẽ không được bảo vệ trên thực tế và ngược lại, nhãn hiệu, tên thương mại nếu chỉ đăng ký bảo hộ trên thực tế cũng sẽ không được bảo vệ trên mạng nếu không đăng ký chúng trong tên miền.

Theo quan điểm của VNNIC, tên miền chỉ là tên định danh địa chỉ Internet (IP) cho các máy chủ trên mạng và tên miền không được xem là đối tượng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trắ tuệ. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hẳn là đúng vì các lý do sau:

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, quy định này của VNNIC đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Việc các cá nhân, tổ chức vô tình hay hữu ý sở hữu một tên miền trùng với các nhãn hiệu, tên thương mại đang được bảo hộ trên thực tế, sẽ gây nhầm lẫn cho những người tiêu dùng khi truy cập Internet. Và những lần truy cập ỘnhầmỢ địa chỉ này cũng sẽ đem lại những lợi ắch nhất định cho chủ tên miền. Thứ nhất, website của họ được quảng bá đến mọi người sau mỗi lần truy cập nhầm. Thứ hai, số lượng truy cập tăng, lợi nhuận thu được từ website của họ cũng tăng lên. Thứ ba, đối với những chủ sở hữu tên miền hoạt động thương mại, kinh doanh trong cùng lĩnh vực, cùng khu vực với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại thì sự nhầm lẫn này còn đem đến những hậu quả khó lường, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ của hàng

75

hóa, dịch vụ, ảnh hưởng đến uy tắn, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại liên quan. Do đó, không thể không có sự liên quan giữa đối tượng Sở hữu trắ tuệ và tên miền như quan điểm của VNNIC.

Bên cạnh đó, quan điểm này của VNNIC còn có sự mâu thuẫn đối với các quy định trong Luật Sở hữu trắ tuệ: Hiện tại, Luật Sở hữu trắ tuệ không xếp tên miền vào đối tượng được bảo hộ. Tuy nhiên, điều 130 Luật Sở hữu trắ tuệ đã nghiêm cấm hành vi đăng ký - chiếm giữ - sử dụng tên miền trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại đã được bảo hộ và coi đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện rõ khi chủ sở hữu tên miền, nhưng không có quyền lợi nào liên quan đến tên miền đăng ký. Do đó, nếu coi tên miền không phải là đối tượng sở hữu trắ tuệ thì sẽ khó có được sự hợp tác giữa hai cơ quan trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu thông qua việc đăng ký, sử dụng tên miền.

Tuy nhiên, việc tên miền không được coi là đối tượng sở hữu trắ tuệ thực chất cũng không phải là vấn đề quá khó để giải quyết. Vấn đề này chỉ khó giải quyết khi những người thực thi pháp luật đã áp dụng quá máy móc vấn đề này. Bởi lẽ, nếu có sự thống nhất về mặt quan điểm giữa VNNIC với các cơ quan có liên quan quan khác thì có hoàn toàn có thể vận dụng các quy định của Luật Sở hữu trắ tuệ vào việc giải quyết tranh chấp. Bới lẽ, hành vi sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ của người khác vào việc đăng ký tên miền có thể coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trắ tuệ theo và được xử lý theo các điều khoản dưới đây:

- Quy định tại Điều 124.5:

Hành vi sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động

76

kinh doanh; Hoặc hành vi lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ [11].

- Luật Sở hữu trắ tuệ quy định:

Sử dụng tên thương mại là việc thực hiên hành vi nhằm mục đắch thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biểu hiện, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo [11, Điều 124, Khoản 6].

- Luật Sở hữu trắ tuệ xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại là:

+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó [11, Điều 129].

Không nên máy móc đợi tên miền là đối tượng sở hữu trắ tuệ, mới xét đến khắa cạnh bảo hộ quyền sở hữu. Theo như các quy định trên của Luật Sở hữu trắ tuệ, bất kỳ hành vi nào có sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại (Điều 124) và việc sử dụng này bị xác định là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại (Điều 129) đều là xâm phạm. Do đó, việc sử dụng tên một nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ để đăng ký tên miền là hành vi phạm pháp luật.

77

giải quyết các tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu. Rõ ràng việc đăng ký tên miền trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ sớm hơn là hành vi xâm phạm các quyền và lợi ắch của cá nhân khác có trước ngày đăng ký theo tinh thần của điều 68. Do đó, không nên bị động chờ tên miền là đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trắ tuệ mới xét đến khắa cạnh quyền sở hữu trắ tuệ khi cấp phát tên miền.

Quan điểm của VNNIC về vấn đề cấp phát, quản lý tên miền Ộai đăng ký trước được cấp trướcỢ và Ộbình đẳng không phân biệtỢ dễ phát sinh tranh chấp, gây xung đột giữa quy định của bộ, ngành với quy định pháp Luật Sở hữu trắ tuệ. Thực tế, nguyên tắc trên chỉ là phần nhỏ trong nhiều nguyên tắc khác theo quy định của ngành cũng như quy định pháp luật khác mà lẽ ra VNNIC phải vận dụng khi giải quyết việc cấp phép hoặc giải quyết tranh chấp tên miền. Trong Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT, ngày 11-8-2005 của Bộ Bưu chắnh - Viễn thông có nhiều nguyên tắc áp dụng cho việc đăng ký, khai thác tên miền hơn chỉ vỏn vẹn hai nguyên tắc mà VNNIC viện dẫn. Đây có lẽ là nguyên cớ dẫn đến hệ lụy như thời gian qua.

Luật sở hữu trắ tuệ Việt Nam, Luật chỉ ngăn cấm hành vi chiếm giữ tên

miền Ộlợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tắn, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứngỢ [11, Điều 130]. Nhưng để xác định

một chủ sở hữu tên miền có mục đắch chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc gây thiệt hại đến uy tắn, danh tiếng của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp rất khó khăn. Trong nhiều vụ tranh chấp tên miền có liên quan đến tên nhãn hiệu, tên thương mại, các tổ chức, cá nhân phải tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để giành được quyền lợi chắnh đáng của mình. Và không phải bất kỳ vụ tranh chấp nào, bên khiếu kiện cũng thành công, điển hình có các vụ ebay.com.vn; ibm.com.vn;... Do đó, cần thiết phải có sự thống nhất của hệ

78

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu luận văn ths luật 60 38 30 pdf (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)