Nguyên tắc, thủ tục đăng ký tên miền

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu luận văn ths luật 60 38 30 pdf (Trang 26 - 30)

* Nguyên tắc cấp phát và đăng ký tên miền

Hiện nay, tên miền đang được cấp phát theo nguyên tắc Ộfirst come, first servedỢ Ờ tức là tổ chức, cá nhân nào đăng ký trước được xét cấp trước. Theo nguyên tắc này thì khi một chủ thể xin đăng ký tên miền, chỉ cần tên miền này chưa được cấp cho ai thì sẽ được cấp cho chủ thể đó. Nguyên tắc này về cơ bản đã tạo sự thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký tên miền. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra một hệ quả đó là càng ngày càng có nhiều chủ thể lạm dụng nguyên tắc này để đăng ký hàng loạt tên miền, (trong đó chủ yếu nhất là đăng ký tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý của các chủ thể khác) nhằm mục đắch trục lợi, kiếm lời. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tranh chấp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý với chủ sở hữu tên miền.

Tại Việt Nam, Nhà nước khuyến khắch sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia Ộ.vnỢ. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài đều có quyền đăng ký tên miền .vn bất kể họ có cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hay không. Tuy nhiên, đối với những tên miền được ưu tiên và tổ chức, cá nhân xin đăng ký tên miền phải giải thắch rõ mối liên quan của tên miền xin đăng ký với hoạt động của mình, hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đắch sử dụng và tắnh chắnh xác về thông tin trong quá trình đăng ký.

Hiện nay, việc cấp phát tên miền thuộc quyền thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông mà cụ thể là VNNIC trên cơ sở các quy định của Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006, Thông tư 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 và sắp tới sẽ là thông tư 19/2014/TT-

20

BTTTT có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2014. Việc đăng ký tên miền được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Bình đẳng, không phân biệt đối xử;

- Đăng ký trước được quyền sử dụng trước, trừ các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của pháp luật;

- Tuân thủ các quy định về bảo vệ tên miền quốc gia Việt Nam Ộ.vnỢ. Tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP cũng quy định về việc mọi tổ chức cá nhân (bao gồm cả các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài) đều có quyền đăng ký tên miền (bao gồm cả tên miền quốc gia và tên miền quốc tế).

Như vậy, các quy định pháp luật hiện tại hầu như không có bất cứ giới hạn nào về chủ thể đăng ký tên miền. Các tổ chức, cá nhân khi đăng ký tên miền chỉ phải nộp phắ và tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam trong quá trình sử dụng tên miền. Nếu việc sử dụng không phù hợp với các quy định pháp luật có thể sẽ bị thu hồi tên miền. Giống với thông lệ chung trên thế giới, việc cấp phát tên miền tại Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc Đăng ký trước được quyền sử dụng trước. Tại tất cả các văn bản điều chỉnh về việc cấp phát tên miền nêu trên đều khẳng định nguyên tắc này như một nguyên tắc nền tảng.

* Trình tự, thủ tục đăng ký tên miền

Hiện nay, việc đăng ký tên miền được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

- Đối với tên miền quốc tế, việc đăng ký được thực hiện theo các bước như sau:

+ Bước 1: Kiểm tra sự tồn tại của tên miền: Người đăng ký có thể truy cập một website có tắnh năng tra cứu tên miền tùy ý như: http://whois.net, www.matbao.net... để kiểm tra sự tồn tại của tên miền. Sau khi đã tìm được

21

tên miền hợp lý, Người đăng ký sẽ chuyển sang bước 2.

+ Bước 2: Khai báo các thông tin cần thiết và thanh toán phắ đăng ký: Người đăng ký sẽ khai báo các thông tin cần thiết về việc đăng ký tên miền và thanh toán phắ khởi tạo tên miền quốc tế thông qua một Nhà đăng ký tên miền quốc tế.

+ Bước 3: Nhà đăng ký sau khi nhận bản khai đăng ký và chi phắ sẽ tiến hành đăng ký tên miền và gửi thông tin quản trị tên miền về cho Người đăng ký.

+ Bước 4: Người đăng ký tên miền truy cập địa chỉ www.thongbaotenmien.vn để thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sử dụng tên miền quốc tế.

- Đối với tên miền quốc gia, VNNIC trực thuộc Bộ Bưu chắnh viễn thông là cơ quan đầu quản lý và quyết định cuối cùng việc cấp phát tên miền quốc gia tại Việt Nam.

Hiện nay, việc đăng ký tên miền tại Việt Nam được thực hiện thông qua các Nhà đăng ký tên miền. Nhà đăng ký tên miền là tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển, đăng ký, duy trì hoạt động tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao mã quốc gia Ộ.vnỢ VNNIC công nhận và ký kết hợp đồng Nhà đăng ký tên miền Ộ.vnỢ.

Trình tự, thủ tục đăng ký tên miền quốc gia tại Việt Nam như sau: + Hồ sơ đăng ký tên miền bao gồm: Đơn xin đăng ký tên miền theo mẫu do VNNIC phát hành, được ký, đóng dấu; và chứng minh thư nhân dân đối với cá nhân; hoặc hộ chiếu đối với cá nhân là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

+ Quy trình đăng ký tên miền quốc gia tại Việt Nam: Để đăng k ắ thành công một tên miền, cá nhân tổ chức cần thực hiện theo các bước, cụ thể như sau [24]:

22

Sơ đồ 1.1: Quy trình đăng ký tên miền quốc gia tại Việt Nam

(Nguồn: http://www.vnnic.vn/tenmien/chinhsach/quy-tr%C3%ACnh-

%C4%91%C4%83ng-k%C3%BD-t%C3%AAn-mi%E1%BB%81n-vn).

Như vậy, có thể thấy, quy trình đăng ký tên miền quốc gia tại Việt Nam hiện nay khá là đơn giản. Trừ khi tên miền đó đã bị trùng hoặc chứa các yếu tố vi phạm đạo đức, xã hội, thuần phong mỹ tục hoặc thuộc đối tượng tên miền không được cấp phát (mà phải thông qua đấu giá) hoặc cấp phát có điều kiện (tên của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước....) thì hầu như

23

Người đăng ký không phải đáp ứng thêm bất cứ điều kiện nào khác để được cấp phát tên miền.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu luận văn ths luật 60 38 30 pdf (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)