Thảo luận về các thông số

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh ứng dụng mô hình thủy văn nam và frasc để đánh giá tài nguyên nước lưu vực thác mơ (Trang 60 - 62)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.4Thảo luận về các thông số

Trong khi tất cả các thông số có ý nghĩa vật lý rõ ràng, được xác định bằng đo đạc ngoài thực địa, tuy nhiên điều này không thực tế và sự trông cậy có được để ước lượng bằng hình thức nhận dạng hệ thống nào đó. Điều này quả là công việc khó khăn bởi độ nhạy thất thường trong đầu ra tính toán đối với những sự thay đổi giá trị các thông số và sự phụ thuộc giữa các thông số, vì vậy hệ quả của việc thay đổi giá trị của thông số này có thể gây ra những thay đổi tương ứng trong thông số khác. Các thông số không nhạy đối với kết quả đầu ra có thể được cho các giá trị cố định theo kinh nghiệm nhưng sự phụ thuộc dẫn đến sự không duy nhất và tính không ổn định trong các giá trị tối ưu. Tính chất vật lý và phạm vi khả dĩ của các thông số mô hình được áp dụng

ở Trung Quốc được thảo luận dưới đây. Các thông số được nhóm như trình bày ở trong Bảng 3.2

3.3.4.1 Các thông số bốc thoát hơi nước

K là hệ số giữa lượng bốc thoát hơi tiềm năng bốc hơi chậu. Đầu ra mô hình đặc biệt nhạy với thông số này, nó điều khiển sự cân bằng nước lưu vực. K có thể được xem như sản phẩm của một số nhân tố. Một trong những nhân tố là tỉ số giữa bốc hơi ao hồ và bốc hơi chậu, K1, mà phụ thuộc vào loại chậu, vị trí lắp đặt thiết bị và điều kiện môi trường v.v… K1 có thể được xác định bằng kinh nghiệm và nhiều tài liệu đã được tích lũy và phân tích. Một nhân tố khác là tỉ số giữa lượng bốc thoát hơi tiềm năng và bốc hơi ao hồ, K2, mà thường lấy bằng 1,3 - 1,5 trong mùa hè và 1,0 trong mùa đông. Còn một nhân tố khác nữa là một hệ số, K3, chuyển giá trị đo bằng chậu thành giá trị trung bình lưu vực. K3 phụ thuộc chủ yếu vào cao độ của vị trí đo liên quan đến cao độ trung bình toàn lưu vực nghiên cứu.

WM, sức chứa nước ứng suất trung bình lưu vực, là tổng của UM trong tầng trên, LM trong tầng dưới và DM trong tầng sâu. DM do đó hoàn toàn phụ thuộc vào ba giá trị kia và không cần xem xét cho việc tối ưu hóa. WM là thước đo của sự khô cằn, mà biến đổi từ 80 mm ở Nam Trung Quốc đến 170 mm hoặc hơn ở Bắc Trung Quốc. Hoạt động của mô hình nhìn chung không nhạy với WM, giá trị của nó được cung cấp đủ lớn để đảm bảo rằng hàm lượng ẩm đất trung bình tính toán W không âm. Các thông số UM và LM được xác định bằng kinh nghiệm. Giá trị đặc trưng của UM từ 5 - 20 mm tương ứng vùng đồi trọc đến vùng rừng. LM, biến thiên từ 60 đến 90 mm, được lấy trong khoảng mà giả thiết rằng bốc thoát hơi tỉ lệ với lượng ẩm của đất.

Hệ số bốc thoát hơi tầng sâu, C, phụ thuộc vào phần diện tích lưu vực bao phủ bởi thảm thực vật với rễ sâu. Nó biến đổi từ 0,18 ở Nam Trung Quốc đến 0,08 ở Bắc Trung Quốc. Dòng chảy không nhạy với C trong những vùng ẩm ướt và mùa mưa, nhưng khá nhạy trong vùng khô hạn và mùa khô. Giá trị thích hợp của C thường phụ thuộc vào tổng UM + LM nhưng vì giá trị này thường giữ cố định khoảng 100 mm, giá trị thích hợp của C có thể luôn xác định được.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh ứng dụng mô hình thủy văn nam và frasc để đánh giá tài nguyên nước lưu vực thác mơ (Trang 60 - 62)