4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.2 Cấu trúc mô hình
Cấu trúc mô hình NAM được thể hiện trong hình 3.1, nó mô phỏng các tầng chứa nước trong chu trình thủy văn. NAM mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy bằng việc tính toán liên tục lượng nước trong bốn bể chứa có quan hệ với nhau mà chúng diển tả các thành phần vật lý khác nhau trong lưu vực. những bể chứa này bao gồm: bể chứa tuyết, bể chứa mặt, bể chứa tầng sát mặt (vùng rễ cây) và cuối cùng là bể chứa ngầm. Trên cơ sở đầu vào khí tượng, NAM tạo ra được dòng chảy cũng như thông tin về các thành phàn của tầng đất trong chu trình thủy văn, như sự biến đổi theo thời gian của lượng bốc hơi nước, lượng ẩm của đất, quá trình thấm vào nước ngầm, mực nước ngầm… kết quả dòng chảy lưu vực được tách ra thành dòng chảy mặt, dòng chảy sát mặt và dòng ngầm.
NAM xử lý mỗi lưu vực như là một đơn vị đơn lẻ. Do đó, các thông số và các biến diễn tả giá trị trung bình cho toàn bộ lưu vực. Một số thông số mô hình có thể được đánh giá từ các số liệu vật lý lưu vực, nhưng kết quả cuối cùng phải được xác định bằng việc hiệu chỉnh mô hình.
Dữ liệu đầu vào của mô hình là mưa, bốc hơi tiềm năng, và nhiệt độ (chỉ áp dụng cho vùng có tuyết). Kết quả đầu ra của mô hình là dòng chảy trên lưu vực, mực nước ngầm và các thông tin khác trong chu trình thuỷ văn, như sự thay đổi tạm thời của độ ẩm của đất và khả năng bổ sung nước ngầm. Dòng chảy lưu vực được phân một cách gần đúng thành dòng chảy mặt, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm.
3.2.2.1 Bể tuyết (áp dụng cho vùng có tuyết)
Giáng thuỷ sẽ được giữ lại trên bể tuyết khi nhiệt độ dưới 0oC, còn nếu nhiệt độ lớn hơn 0oC thì nó sẽ chuyển xuống bể chứa mặt.
CSNOW TEMP Khi TEMP > 0
Qmelt 0 Khi TEMP ≤ 0 (3-1) Trong đó: CSNOW = 2
mm/ngày/K là hệ số tuyết tan trong ngày.