Khái quát về mô hình FRASC

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh ứng dụng mô hình thủy văn nam và frasc để đánh giá tài nguyên nước lưu vực thác mơ (Trang 47 - 48)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1 Khái quát về mô hình FRASC

Mô hình FRASC được phát triển từ mô hình Xinanjiang thông qua phương pháp tiếp cận hỗ trợ từ GIS. Dữ liệu GIS hỗ trợ cho mô hình FRASC được xuất từ DEM bằng cách sử dụng công cụ thủy văn trong các phần mềm AcrView GIS, AcrGIS và gói phần mềm MIKE BASIN. Các quá trình thủy văn trong mỗi ô lưới được xem như một lưu vực nhỏ có chức năng và độc lập của số liệu đầu vào về mặt lý thuyết có thể định nghĩa và đo được.

Căn cứ vào hướng dòng chảy, dòng ra của mỗi phần tử được diễn toán đối với các phần tử lân cận. Ngoài ra, dựa trên dữ liệu có sẵn bao gồm độ che phủ thực vật, các thông số lien quan đến thảm thực vật sẵn có trong những năm gần đây, tính toán bốc hơi tiềm năng bằng phương pháp Penman – Monteith được xem là kết quả chính xác để thay thế đầu vào của bốc hơi chậu Pan, điều này tác động rất lớn vào hiệu quả của mô hình.

Điểm mấu cột của mô hình là khái niệm tạo dòng chảy ở trạng thái no của tầng chứa, nghĩa là dòng chảy mặt sẽ không được sản sinh cho đến khi độ trữ ẩm của tầng thấm đạt tới khả năng đồng ruộng, và lượng dòng chảy mặt bằng lượng mưa vượt quá và

không tính thêm một loại tổn thất nào nữa. Giả thiết này được đề xuất đầu tiên ở Trung Quốc vào những năm 1960, nhiều thí nghiệm sau đó đã kiểm định cho những vùng ẩm và bán ẩm. Dòng chảy hình thành như vậy được chia ra làm hai thành phần sử dụng khái niệm lượng thấm hằng số cuối cùng của Horton. Nước thấm được giả thiết đi xuống tầng nước ngầm và phần còn lại sẽ sinh ra dòng chảy mặt. Tuy nhiên, bằng chứng của sự biến thiên trong lượng thấm cuối cùng và trong đường thủy văn đơn vị được nối kết dòng chảy mặt với lưu lượng từ mỗi tiểu lưu vực, cần thiết có thành phần thứ ba. Dựa vào công trình nghiên cứu của Kirkby năm 1978, thành phần thêm vào (dòng chảy sát mặt) đã được bổ sung vào trong mô hình năm 1980.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh ứng dụng mô hình thủy văn nam và frasc để đánh giá tài nguyên nước lưu vực thác mơ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)