Tập trung dòng chảy

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh ứng dụng mô hình thủy văn nam và frasc để đánh giá tài nguyên nước lưu vực thác mơ (Trang 58 - 59)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.3.4 Tập trung dòng chảy

Sau khi dòng chảy R được tạo thành và phân chia thành ba thành phần RS, RIRG, quá trình tập trung dòng chảy bắt đầu. Ba thành phần dòng chảy đầu tiên có thể theo các đường khác nhau từ nơi nó khởi nguồn tới các sông suối địa phương, rồi cùng nhau chảy về phía các cửa ra tiểu lưu vực của chúng, tạo thành dòng chảy cửa ra tiểu lưu vực đó, sau đó di chuyển dọc theo các các sông suối chính và cuối cùng tập trung tại cửa ra chính lưu vực tạo thành dòng chảy tổng cộng của cả lưu vực. Toàn bộ quá trình có thể chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên chủ yếu đề cập đến sự vận chuyển nước trong khu vực nước cao bao gồm dòng chảy mặt, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm v.v… Giai đoạn thứ hai bao gồm dòng chảy sông suối trong các nhánh tập trung, và giai đoạn thứ ba liên quan đến diễn biến dòng chảy trên các sông chính.

• Tập trung dòng chảy trong các tiểu lưu vực

Dòng chảy mặt thường nhanh hơn rất nhiều so với dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm. Do đó, dòng chảy mặt được xử lý không biến đổi khi di chuyển qua sườn dốc và khu vực nước cao vào hệ thống sông kênh, đó là TS. Trong khi, dòng sát mặt RI và dòng ngầm RG được diễn toán thông qua các bể tuyến tính diễn tả lượng trữ dòng sát mặt và dòng ngầm tương ứng. Dòng chảy ra TI và TG từ các bể chứa này được xác định bởi:

TIt =TIt−1×CI+RIt ×(1−CI) (3.29) TGt =TGt−1×CG+RGt ×(1−CG)

(3.30)

Trong đó: t là thời điểm hiện tại, t – 1 là thời điểm trước. TI và TG kết hợp với TS trở thành tổng dòng chảy của tiểu lưu vực T vào hệ thống sông kênh:

T =TS +TI +TG (3.33)

Hệ thống sông kênh chảy truyền trong vòng tiểu lưu vực được diễn tả bởi sự tích hợp giữa tổng dòng chảy T với đường quá trình thủy văn đơn vị kinh nghiệm hoặc mô hình “trễ và lộ trình” với các thông số L và CS. Ở đây L là thời gian trễ và CS là hệ số trữ của bể chứa tuyến tính. Kết quả của sự tích hợp hay diễn toán này là dòng chảy ra Q từ tiểu lưu vực.

• Dòng chảy truyền dọc các sông chính

Dòng chảy truyền từ các cửa ra tiểu lưu vực tới cửa của lưu vực có thể đạt được bằng cách áp dụng phương pháp diễn toán lũ nào đó. Ở đây, trong mô hình FRASC, sử dụng mô hình đoạn các đoạn liên tiếp Muskingum với KE và XE là các thông số cho từng phân đoạn.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh ứng dụng mô hình thủy văn nam và frasc để đánh giá tài nguyên nước lưu vực thác mơ (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)