Các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến động kháng thể chống prrsv và đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái sau khi mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại trại lợn anh tú – lương sơn, hòa bình (Trang 33 - 36)

Hầu hết các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái có hệ số di truyền thấp, vì vậy nó chịu tác động chủ yếu bởi các yếu tố môi trường. Phương thức nuôi, chế độ dinh dưỡng, công tác quản lý phối giống, lứa đẻ, mùa vụ, bệnh tật,... đều có ảnh hưởng

đến năng suất sinh sản của lợn nái.

+ Chếđộ dinh dưỡng là yếu tố ngoại cảnh hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Trong đó, năng lượng trao đổi (ME), protein, các axit amin không thay thế, khoáng, vitamin là những thành phần quan trọng nhất.

Trong giai đoạn chửa, khẩu phần chính xác của lợn nái chửa phụ thuộc vào khối lượng lợn, ngày tuổi, tính trạng béo hay gầy, kiểu chuồng, tuổi cai sữa lợn con, khí hậu hoặc nhiệt độ môi trường. Lợn nái chửa lứa 1 phải tăng trọng từ 32- 45,4 kg, lợn nái chửa từ lứa thứ 2 trở đi phải tăng khối lượng từ 22,5- 32 kg trong thời gian chửa (Wood (1988)). Tuy nhiên 2/3 khối lượng thai được hình thành ở

1/3 giai đoạn cuối kì có thai. Vì vậy, ở giai đoạn đầu (2/3 thời gian đầu kì có thai) phải cho ăn hạn chế. Những nghiên cứu của Wood (1988) cho biết: Nuôi dưỡng lợn nái với mức dinh dưỡng cao ở thời kì chửa đầu sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi. Trong giai đoạn nuôi con, ở vài ngày đầu cho ăn hạn chế, sau đó tăng dần

đến khi cho ăn tự do sau khi đẻ 5 - 7 ngày. + Mùa vụ và nhiệt độ môi trường:

Mùa vụ và nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, số con đẻ ra ít, mức độ đồng đều trong một lứa đẻ không cao. Thời tiết nóng thường không đến mức gây chết lợn nhưng có thểảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, làm giảm một phần lượng tiêu thụ thức ăn và dẫn đến năng suất tụt xuống, nhiệt độ cao trên 850F (29,50C) sẽ làm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm mức độ rụng trứng và làm tăng hiện tượng chết thai sớm.

+ Tuổi và lứa đẻđều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Lợn nái kiểm định có tỷ lệđẻ và năng suất thấp hơn so với nái cơ bản. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ

thứ 3 sau đó ổn định hoặc hơi giảm đến lứa đẻ thứ 6, sau đó giảm rõ rệt khi lứa đẻ

tăng lên. Số con/ổ có quan hệ chặt chẽđến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4 - 5 tuổi (Colin, 1998).

+ Quản lý phối giống bao hàm cả việc phát hiện động dục, phương thức phối giống và kỹ thuật phối giống. Đây là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ

thai, số con đẻ ra/ổ, thời gian chờ phối hay thời gian phi sản xuất ở lợn nái.

Số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái có ảnh hưởng đến số con

đẻ ra/ổ. Phối đơn trong một chu kì động dục ở lúc chịu đực cao nhất có thể đạt

được số con đẻ /ổ cao, nhưng phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số

con đẻ ra/ổ (Colin, 1998).

Chất lượng tinh dịch và kỹ thuật phối giống là một yếu tố rất quan trọng.

Đối với lợn nái ngoại, lượng tinh dịch phải đạt từ 80- 100 ml và 2,5 - 3 tỷ tinh trùng tiến thẳng cho một lần phối.

+ Thời gian cai sữa:

Thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số con đẻ ra còn sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn. Lợn nái cai sữa ở 28 -35 ngày, thời gian động dục trở lại là 4 - 5 ngày, có thể phối giống và thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998). Nếu giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống còn 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con/ổ.

+ Bệnh tật và môi trường sống:

Sẩy thai, thai gỗ, chết lưu và chu kỳ động dục không bình thường là biểu hiện của bệnh lý. Bệnh leptospirosis, sảy thai truyền nhiễm, rối loạn sinh sản do parvo virus, bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản,... trực tiếp gây sảy thai, thai gỗ và thai chết lưu ở lợn. Các bệnh khác như viêm vú, viêm tử cung, suyễn, ỉa chảy,... không những làm suy giảm sức khoẻ của lợn nái mà còn có thể gây nhiễm khuẩn ở lợn con, tăng tỷ lệ chết và tỷ lệ còi cọc ở lợn con.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Sức khoẻ nói chung và bệnh tật nói riêng có liên quan chặt chẽ với môi trường. Các hoạt động sống của lợn luôn phát nhiệt làm bay hơi nước, đồng thời lợn còn thải ra phân, nước tiểu và các vi sinh vật gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, bào tử, noãn bào, trứng giun,… sống trong môi trường khi chúng truyền từ con lợn này sang con lợn khác. Điều kiện tự nhiên của môi trường sẽ quyết định chúng sẽđe doạ con lợn khác trong bao lâu.

Sự thông thoáng của môi trường chuồng lợn, nhiệt độ và độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái và sức khoẻ của lợn con.

+ Sức sống của lợn con:

Năng suất sinh sản của nái không chỉ phụ thuộc vào sức sản xuất của chúng mà còn phụ thuộc vào lợn con. Vì kết quả cuối cùng của năng suất sinh sản là số

con đẻ ra sống, số con sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa và số lứa đẻ/năm có liên quan trực tiếp đến lợn con.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

PHẦN III

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến động kháng thể chống prrsv và đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái sau khi mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại trại lợn anh tú – lương sơn, hòa bình (Trang 33 - 36)