+ Phát hiện kháng thể
Có thể phát hiện kháng thể trong huyết thanh của lợn, dịch của cơ thể, từ thai chết lưu bằng nhiều phương pháp, nhưng hiện nay thường sử dụng bốn phương pháp sau (William và cs, 2001).
- IPMA (Immunoperoxidase monolayer assay) – Phương pháp miễn dịch có
gắn enzym trên thảm tế bào một lớp. Đây là phương pháp sử dụng một thảm tế bào
đã gây nhiễm virus chuẩn để phát hiện kháng thể. Nếu huyết thanh có kháng thể thì có sự kết hợp của kháng nguyên, kháng thể và kháng kháng thể có kết hợp khi cho cơ chất vào sẽ xuất hiện màu đậm, đó là phản ứng dương tính. Phản ứng âm tính nếu thảm tế bào có màu hồng nhạt.
- Phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp. Cơ chế giống phản ứng
ELISA hay IPMA, nhưng khác là kháng kháng thể có gắn chất phát quang, khi soi
dưới kính hiển vi huỳnh quang có hiện tượng phát màu.
- Phản ứng trung hòa huyết thanh SN (Serum Neutrolization)
Phản ứng IPMA là phản ứng được dùng đầu tiên để phát hiện kháng thể
PRRS và hiện nay vẫn đang được sử dụng nhiều ở Châu Âu. IPMA có thểđược làm
trên thảm tế bào PAM, CL2621 hoặc MA104, MARC145.
Phản ứng ELISA được sử dụng nhiều ở Mỹ, đây là phản ứng sử dụng kháng nguyên gắn vào đĩa mà virus chuẩn được gây nhiễm trên tế bào PAM.
+ Phát hiện kháng nguyên
Virus được phân lập hằng ngày ở 2 hệ thống nuôi cấy tế bào. Đầu tiên là đại thực bào phế nang lợn (PAM) và tế bào liên kết. Mặc dù một vài mẫu mọc riêng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
biệt ở hệ thống tế bào này hoặc kia. PAM có tác dụng giúp phát triển của một số lớn mẫu, đặc biệt khi phân lập từ huyết thanh.
- Phản ứng ELISA (Enzym linked immunosortbent assay) trực tiếp và gián
tiếp, nhưng thường sử dụng ELISA gián tiếp. Thực chất giống phương pháp IPMA,
đó là sự kết hợp của kháng nguyên, kháng thể, kháng kháng thể có gắn enzyme nên khi cho cơ chất vào có hiện tượng phát màu.