Ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay có thể nói là đang trên đà phát triển mạnh và ngày càng được chú trọng hơn. Nhiều loại hình chăn nuôi, bao gồm cả
chăn nuôi lợn còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán. Vì thế việc phòng chống dịch bệnh thường gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những ổ dịch lớn.
Vì vậy, để phòng tận gốc dịch PRRS thì việc đầu tiên cần phải làm là thay đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi lớn tập trung, nhập con giống phải khoẻ mạnh rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó cần phải áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh an toàn thú y, chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi…, nói chung cần phải áp dụng đồng bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
cùng lúc nhiều biện pháp phòng chống. Để phòng bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt những quy trình:
+ Đảm bảo chất lượng con giống
+ Vệ sinh môi trường chăn nuôi, đảm bảo ngăn ngừa sự xâm nhập các chủng virus vào trang trại.
+ Thực hiện tốt biện pháp “5 không”: Không giấu dịch, không mua lợn bệnh, sản phẩm lợn bệnh, không bán chạy lợn mắc bệnh, không tự vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch và không vứt lợn nghi mắc bệnh bừa bãi.
+ Nâng cao năng lực của cán bộ thú y và ý thức của người chăn nuôi
Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc hiệu điều trị hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn. Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị
triệu chứng và chủ yếu là ngăn ngừa bệnh kế phát. Chính vì vậy, để phòng chống bệnh ngoài việc chăn nuôi an toàn sinh học, chăm sóc nuôi dưỡng tốt ...thì tiêm vacxin phòng bệnh cũng là một giải pháp quan trọng.
Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT có 3 loại vacxin nhập khẩu gồm: Porcilis PRRS của Intervet - Hà Lan; Amervac PRRS của
Hipra - Tây Ban Nha và BSL.PS.100 của Bestar - Singapore.
Việt Nam cũng đã nhập khẩu vacxin chết phòng PRRS thể độc lực cao từ
Trung Quốc, Cục Thú y đang tiến hành thí điểm tại một số trại và một số địa phương.
1. Vacxin phòng PRRS BSL - PS100: là loại vacxin sống nhược độc dạng
đông khô có nguồn gốc từ chủng JKL-100 thuộc dòng PRRSV Bắc Mỹ. Một liều vacxin chứa ít nhất 105 TCID50. Vacxin chỉ được pha với dung dịch pha chuyên biệt, sử dụng tiêm bắp với liều 2ml/lợn. Miễn dịch chắc chắn sau tiêm 1 tuần và kéo dài 4 tháng.
Lợn con tiêm lần đầu vào lúc 3 tuần tuổi.
Lợn đực giống tiêm lúc 18 tuần tuổi và tái chủng hàng năm.
Nái hậu bị và nái sinh sản tiêm phòng trước khi cai sữa cho con hoặc trước lúc phối giống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
2. Vacxin phòng PRRS BSK - PS100: là loại vacxin vô hoạt chứa chủng PRRSV dòng châu Âu. Một liều vacxin chứa ít nhất 107,5 TCID50. Vacxin an toàn và gây miễn dịch tốt.
Liều dùng 2ml/con, tiêm bắp.
Lợn con: Sử dụng lần đầu vào lúc 3 - 6 tuần tuổi.
Nái hậu bị: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau 3 - 4 tuần. Nái sinh sản: Tiêm 3 - 4 tuần trước khi phối giống.
Lợn đực giống: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tái chủng 6 tháng/1 lần. Bảo quản vacxin ở 20C – 80C.
3. Vacxin Amervac-PRRS: là vacxin nhược độc đông khô, chứa virus chủng châu Âu VP 046 BIS, mỗi liều ít nhất 103,5 TCID50. Vacxin này có khả năng bảo hộ tất cả các chủng châu Âu khác và Bắc Mỹ. Đây là chủng an toàn nhất trong các chủng châu Âu và hoàn toàn không trở lại độc lực.
Liều lượng 2ml/con, tiêm vào cơ cổ.
Lợn con: Tiêm 1 lần lúc 3 - 4 tuần tuổi, khả năng bảo hộ tới 5 tháng tuổi. Lợn nái hậu bị: Chủng 1 lần ở thời điểm 5 tuần trước khi phối giống. Lợn đực giống: Chủng lúc 5 tuần tuổi, sau đó tái chủng 6 tháng/1 lần. Lợn nái: Chủng 1 liều sau khi sinh 12 - 15 ngày.
Bảo quản: 2 - 80C.
Hiện nay, tuy chưa có những đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng vacxin ở
Việt Nam nhưng việc tiêm phòng vacxin chỉ thực sự hiệu quả khi đồng thời thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, kiểm tra huyết thanh định kỳ...