Địa điểm 2:Xã Hợp Đứ c Huyện Tân Yê n Bắc Giang vụ Đông

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số giống ngô lai phù hợp với điều kiện vụ đông tại bắc giang (Trang 36 - 41)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

2.1.2 Thi gian thí nghim

VụĐông: Ở xã Phi Mô gieo 21/9/2013. Thu hoạch tháng 1/2014 Ở xã Hợp Đức gieo 26/9/2013. Thu hoạch tháng 1/2014

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập số liệu về khí hậu tại vùng nghiên cứu.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, mức độ chống chịu của các giống ngô lai trong thí nghiệm.

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô lai.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 B trí thí nghim

+ Thí nghiệm, gồm 15 giống được bố trí theo khối ngẫu nhiên theo nhắc lại 3 lần

+ Mỗi công thức gieo 3 ô, mỗi ô 10m2 (2,5m x 4m) + Khoảng cách giữa các khối là 0,5m

+Xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ, chiểu rộng băng trồng 2 hàng ngô + Khoảng cách gieo: hàng – hàng 70cm, cây – cây 25cm. gieo 1 hạt/hốc + Mật độ: 5,7 vạn cây/ha. Sơđồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ 1 4 3 2 9 5 10 15 13 8 6 14 15 15 14 12 3 5 1 7 6 11 1 14 9 10 12 11 13 12 10 2 6 5 3 8 4 2 7 7 9 11 4 13 8 Dải bảo vệ 2.3.2. Quy trình k thut:

(Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo quy trình khuyến cáo của Trạm khuyến nông huyện)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

*Làm đất:

Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 - 80% độẩm tối đa đồng ruộng.

*K thut gieo:

Gieo sâu 4 - 5cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, khi ngô có 3 - 4 lá thì tỉa và để

mỗi hốc 1 cây

* Bón phân:

- Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360m2)

10 tấn phân chuồng + 160 kg N + 120 kg P205 + 120 kg K20 + 500 kg vôi bột/hecta.

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và vôi bột

+ Bón thúc đợt 1 khi ngô 3 - 4 lá: 1/3 lượng đạm+ ½ lượng kali. + Bón thúc đợt 2 khi ngô 7 - 9 lá: 1/3 lượng đạm+ ½ lượng kali. + Bón thúc đợt 3 khi ngô xoáy nõn: 1/3 lượng đạm.

* Chăm sóc:

- Khi ngô 3 - 4 lá: xới nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1

- Khi ngô 7 - 9 lá: xới nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ

- Tưới nước: Tưới nước đẩm bảo cho đất đủ ẩm (khoảng 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng) ở 3 thời kỳ sau:

+ Khi ngô 6 - 7 lá

+ Khi ngô xoáy nõn (trước trỗ cờ 10 - 12 ngày)

+ Khi ngô thụ phấn xong-chín sữa (sau trỗ cờ từ 10 - 15 ngày)

*Phòng tr sâu bnh:

Phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

*Thu hoch:

Thu hoạch khi ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết sẹo đen hoặc 75% số cây có lá bi khô)

2.3.3. Các ch tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo hướng dẫn đánh giá và thu thập số liệu ở các thí nghiệm so sánh giống ngô của CIMMYT và quy phạm khảo nghiệm giống ngô 10 TCN 341 - 2006

-Chỉ tiêu sinh trưởng:

+ Ngày mọc: Được tính từ gieo đến khi có 50% số cây trên ô mọc

+ Ngày trỗ cờ: Tính từ gieo đến khi có ≥ 50 % số cây có bông cờ trỗ thoát khỏi bẹ lá trên cùng.

+ Ngày tung phấn: Tính từ gieo đến khi có ≥ 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính.

+ Ngày phun râu: ngày có ≥ 50% số cây có râu nhú dài từ 2 - 3 cm. + Ngày chín sinh lý: ghi số ngày có khoảng 75% số cây có lá bi ở phía ngoài đã, khô hoặc ở chân hạt có chấm đen.

+ Các chỉ tiêu hình thái:

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên.

- Chiều cao đóng bắp (cm):Đo từ mặt đất tới đốt đóng bắp hữu hiệu. - Số lá trên cây: Tính từ lá mầm đến lá dưới cờ bằng cách đánh dấu lá thứ 5 và 10.

- Diện tích lá

S = D x R x 0,7

Trong đó: S là diện tích lá

D, R là chiều dài và chiều rộng lá 0,7 là hệ sốđiều chỉnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 - Trạng thái cây : Theo dõi khi bắp đã phát triển đầy đủ, khi cây vẫn còn xanh, cho điểm từ 1 - 5 điểm. Điểm 1 là trạng thái cây tốt nhất (cây đồng

đều, cao vừa phải, đứng cây khỏe, góc lá hẹp, thoáng lá, bắp cân đối, Điểm 5 là rất kém.

- Trạng thái bắp : Cho điểm từ 1 - 5 (điểm 1 tốt nhất, điểm 5 xấu nhất) - Đánh giá lá bi : Cho điểm 1 - 5 lúc thu hoạch (điểm 1 lá bi phủ kín

đầu bắp và vượt khỏi bắp, điểm 2 lá bi bao kín đầu bắp, điểm 3 lá bi bao không chặt, điểm 4 lá bi không che kín để hở đầu bắp, điểm 5 để hở lộ rõ đầu bắp, lá bi xấu

- Dạng hạt : Đá, nửa đá, bán răng ngựa, răng ngựa

- Màu sắc hạt : Màu trắng, màu nhạt, màu vàng, vàng đậm, đỏ, tím

+ Các chỉ tiêu về chống chịu

- Sâu đục thân, đục bắp: Được tính số cây, bắp sâu gây hại trên tổng số

cây (chủ yếu các lỗđục thân ở dưới bắp), bắp trong ô và cho điểm 1 - 5.Điểm 1 có số cây, bắp sâu gây hại <5%, điểm 2 có số cây, bắp sâu gây hại từ 5- <15%, điểm 3 có số cây, bắp sâu gây hại từ 15-<25%, điểm 4 có số cây, bắp sâu gây hại từ 25-<35%, điểm 5 có số cây, bắp sâu gây hại từ 35-<50%

- Rệp cờ: Đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 . Điểm 1 không có rệp,

điểm 2 rất nhẹ (có từ một quần tụ rệp trên lá, cờ), điểm 3 nhiễm nhẹ (xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ), điểm 4 nhiễm trung bình, điểm 5 nhiễm nặng

- Bênh khô vằn: Tính theo % số cây bị bệnh trong ô và cho điểm từ 1- 5 - Bệnh đốm lá lớn: Xác định theo thang điểm từ 1 - 5

- Bệnh gỉ sắt: Xác định theo thang điểm từ 1 - 5

Đánh giá bệnh theo tỷ lệ: Điểm 1 là cây không bị bệnh, điểm 2 bệnh nhiễm nhẹ (từ 11 - 25%) diện tích lá bị bệnh, điểm 3 bệnh nhiễm vừa (từ 26- 50% diện tích lá bị bệnh), điểm 4 nhiễm nặng(từ 51 - 75% diện tích lá bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 - Đổ rễ: Được tính theo số cây nghiêng từ 300 trở lên so với phương thẳng đứng trên tổng số cây trong ô thí nghiệm (cho điểm từ 1 - 5) sau khi có mưa gió lớn và trước thu hoạch 1 - 2 tuần

- Gãy thân: Được tính bằng số cây bị gãy thân trên tổng số cây trong ô thí nghiệm (cho điểm từ 1 - 5) Điểm 1:số cây gãy, đổ rễ <5%;điểm 2 số cây gãy, đổ rễ từ 5 - 15%;điểm 3 từ 16 - 30%,điểm 4 từ (31 - 50%), điểm 5 >50%

+ Các chỉ tiêu về năng suất

- Tỷ lệ bắp hữu hiệu: Đếm tổng số cây từng ô lúc thu hoạch và đếm tổng số bắp từng ô lúc thu hoạch

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số giống ngô lai phù hợp với điều kiện vụ đông tại bắc giang (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)