- Tỷ lệ bắp hữu hiệu: Đếm tổng số cây từn gô lúc thu hoạch và đếm tổng số bắp từng ô lúc thu hoạch
3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm
Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chon ra được giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống bởi vì
đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung về khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như khả
năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng giống năng suất phụ thuộc vào tổng hợp nhiều yếu tố. Trước hết, năng suất phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất: số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng nghìn hạt, chiều dài bắp, đường kính bắp, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố
ngoại cảnh : Khí hậu, đất đai, các biện pháp kỹ thuật canh tác và phòng trừ
sâu bệnh. Vì vậy, năng suất là chỉ tiêu quan trong nhất để đánh giá hiệu quả
của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Đồng thời năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống ngô. Qua nghiên cứu theo dõi các chỉ tiêu liên quan
đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Đông năm 2013 như chiều dài bắp, đường kính bắp và chiều dài đuôi chuột chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.10.
Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô. Khi ngô trỗ
cờ, tung phấn phun râu gặp điều kiện bất thuận có thể giẩm số lượng râu sản sinh, đẫn đến giảm thụ phấn của các noãn và hạn chế số hạt phát triển, những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hóa, gây nên hiện tượng ngô
đuôi chuột-đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số lượng hạt trên hàng. Số hạt trên hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn và phun râu (ASI). ASI càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để hình thành hạt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai. STT Tên giống Số bắp hữu hiệu trên cây Số hàng hạt/bắp Số hạt/hàng PM HĐ PM HĐ PM HĐ 1 NK66 1 1 15,0 15,2 34,5 33,8 2 NK6326 1 1 15,4 15,1 33,6 33,1 3 DK9955 1 1 14,5 14,7 32,3 31,2 4 NK67 1 1 14,2 14,5 31,5 30,5 5 NK6654 1 1 14,7 14,9 32,3 31,1 6 NK54 1 1 15,1 15,3 33,5 33,2 7 DK9901 1 1 13,3 13,2 29,3 28,3 8 C919 1 1 13,4 13,7 28,7 27,5 9 NK 7328 1 1 14,8 14,2 31,2 30,3 10 CP555 1 1 13,8 13,9 28,6 27,4 11 DK8868 1 1 15,0 14,7 31,1 29,2 12 DK6919 1 1 14,8 14,3 30,4 28,1 13 CP999 1 1 13,9 13,3 28,2 27,3 14 B265 1 1 14,2 14,7 29,3 29,3 15 LVN99 (Đ/c) 1 1 14,0 14,2 30,6 28,8 CV% LSD(0.05) 3,6 3,7 7,2 6,9 0,3 0,3 1,1 1,2
Ghi chú: PM: Phi Mô, HĐ: Hợp Đức
Các chỉ tiêu về hạt liên quan đến năng suất ngô.
Theo dõi các chỉ tiêu về hạt liên quan tới năng suất của các công thức thí nghiệm thu được kết quả trình bày ở bảng 3.11 cho thấy.
-Số hàng hạt trên bắp:Tại Phi Mô giống có số hàng hạt trên bắp nhiều nhất là NK6326 (15,4 hàng/bắp), thấp nhất là giống DK9901 (13,3 hàng/bắp), C919 (13,4 hàng/bắp), các giống khác dao động từ 13,8 hàng/bắp - 15,0 hàng/bắp. Tại Hợp Đức, cao nhất là giống NK54 (15,3 hàng/bắp), NK66 (15,2 hàng/bắp), NK6326 (15,1 hàng/bắp) nhiều hơn đối chứng LVN99 (14,2 hàng/bắp) từ 0,9 đến 1,1 hàng/bắp, thấp nhất là các giống CP999 (13,3 hàng/bắp), CP555 (13,9 hàng/bắp), C919 (13,7 hàng/bắp), DK9901 (13,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 hàng/bắp) ít hơn so với LVN99 (14,2 hàng/bắp), các giống khác tương đương hoặc có số hàng/bắp chênh không đáng kể so với đối chứng LVN99
-Số hạt trên hàng: Tại Phi Mô, giống có số hạt trên hàng cao hơn giống
đối chứng LVN99 là NK66 (34,5 hạt/hàng), NK6326 (33,6 hạt/hàng), NK54 (33,5 hạt/hàng), NK6654 (32,3 hạt/hàng), DK9955 (32,3 hạt/hàng) thấp nhất là giống CP555 (28,6 hạt/hàng), C919 (28,7 hạt/hàng), CP999 (28,2 hạt/hàng), các giống khác B265, DK6919, DK8868, NK7328, DK9901, NK67 dao động từ 29,3 - 31,5 hạt/hàng tương đương và có sự chênh lệch không nhiều so với giống đối chứng LVN99 (30,6 hạt/hàng)
Tại Hợp Đức, giống có số hạt /hàng cao hơn so với giống đối chứng là NK66 (33,8 hạt/hàng), NK54 (33,2 hạt/hàng), NK6326 (33,1 hạt/hàng), NK6654 (31,1 hạt/hàng), DK9955 (31,2 hạt/hàng) thấp nhất là CP999 (27,3 hạt/hàng), CP555 (27,4 hạt/hàng), còn các giống khác như B265, DK6919, DK8868, NK7328, DK9901, tương đương hoặc chênh lệch không nhiều so với đối chứng dao động từ 28,1-30,5 hạt/hàng
-Về số bắp trên cây: Trong cả hai thí nghiệm tại Phi Mô và Hợp Đức các giống đều cho 1 bắp tương đương với giống đối chứng LVN99
-Ẩm độ khi thu hoạch: Tại Phi Mô tất cả các công thức có ẩm độ hạt lúc thu hoạch dao động từ 29,1 - 33,2 %, giống NK66 có ẩm độ thu hoạch cao nhất là 33,2%, các giống có ẩm độ thu hoạch thấp hơn đối chứng là NK6326 (29,1%), DK9901 (29,1%), DK9955 (29,3%), NK67 (29,6%), DK8868 (29,8%) các giống khác B265, CP999, CP555, DK6919, NK7328, NK6654, NK54, C919 có ẩm độ tương đương đối chứng dao động từ 30,0 - 31,3%
Tại Hợp Đức, giống có độ ẩm cao nhất là giống NK66 (32,7%), các giống khác cũng có độ ẩm thấp hơn đối chứng LVN99 là các giống NK67 (29,1%), NK6326 (29,7%), DK9955 (29,8%), DK9901 (29,7%), DK8868 (29,9%) các giống khác như B265, DK6919, CP999, CP555, NK7328, C919, NK6654, NK54, tương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Như vậy ẩm độ đo được khi thu hoạch giống tại hai điểm Phi Mô và Hợp Đức cho thấy các giống có sự chênh lệch không nhiều
- Tỷ lệ hạt trên bắp: Qua hai điểm theo dõi thí nghiệm cho thấy. Tại Phi Mô giống có tỷ lệ hạt/bắp cao hơn so với giống đối chứng là NK6326 (80,78%), NK54 (79,35%), NK6654 (78,83%) NK67 (78,33%), DK9955 (79,55%), NK7328 (79,55%) thấp nhất là CP999 (75,11%), CP555 (75,67%), các giống khác có tỷ lệ
hạt trên bắp chênh lệch không lớn so với đối chứng LVN99 (76,21%)
Tại Hợp Đức các giống có tỷ lệ hạt/bắp dao động từ (70,55% - 80,11%) trong đó cao nhất là NK54 (80,11%), DK9955 (79,21%), NK6326 (79,57%), NK66 (78,67%), NK6654 (78,56%), thấp nhất là giống CP999 (75,55%), các giống khác có tỷ lệ hạt trên bắp chênh lệch không lớn so với đối chứng LVN99 (76,67%)
Bảng 3.12. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai thí nghiệm (tiếp theo)
STT Tên giống Ẩm độ hạt khi thu hoạch (%) Tỷ lệ hạt/bắp (%) Khối lượng 1000 hạt (gam) PM HĐ PM HĐ PM HĐ 1 NK66 33,2 32,7 77,95 78,67 302,8 294,0 2 NK6326 29,1 29,7 80,78 79,57 288,9 292,7 3 DK9955 29,3 29,8 79,55 79,21 301,1 300,1 4 NK67 29,6 29,1 78,33 77,35 299,2 301,0 5 NK6654 30,2 30,3 78,83 78,56 289,7 299,4 6 NK54 30,1 30,2 79,35 80,11 286,6 277,6 7 DK9901 29,1 29,7 76,74 76,33 299,1 292,4 8 C919 30,0 30,1 76,35 76,35 291,8 299,5 9 NK 7328 31,1 30,2 79,55 79,25 293,9 299,0 10 CP555 31,3 30,1 75,67 76,01 281,7 281,1 11 DK8868 29,8 29,9 76,02 76,11 268,0 299,7 12 DK6919 30,1 30,3 77,81 76,31 274,9 301,1 13 CP999 30,2 30,4 75,11 75,55 295,0 296,5 14 B265 31,2 31,6 76,21 76,67 304,9 301,5 15 LVN99 Đ/c 31,0 31,2 76,56 77,01 275,6 299,9
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 -Khối lượng 1000 hạt:
Khối lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ
thuật canh tác… Nếu sau khi trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận thì sẽ dẫn đến sinh trưởng có thể ngừng sớm và hạn chế độ lớn của hạt
được tạo ra đây là một chỉ tiêu quan trọng vì khối lượng 1000 hạt cao có nghĩa là hạt mẩy, chắc, có nhiều chất dinh dưỡng
Bảng 3.13: Năng suất của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm
STT Tên giống NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
PM HĐ PM HĐ 1 NK66 89,31 86,09 80,38 75,77 2 NK6326 85,20 83,38 77,29 73,23 3 DK9955 80,38 78,44 69,81 66,71 4 NK67 76,29 78,37 68,17 69,68 5 NK6654 78,41 79,07 69,11 69,95 6 NK54 81,64 80,37 72,78 70,02 7 DK9901 75,58 76,37 65,71 65,91 8 C919 67,41 67,30 57,78 60,77 9 NK 7328 77,36 78,44 69,13 70,46 10 CP555 63,36 61,03 57,51 56,46 11 DK8868 71,25 73,33 63,92 65,74 12 DK6919 70,49 73,18 63,49 65,53 13 CP999 65,92 61,37 51,74 55,73 14 B265 72,30 74,02 65,53 67,01 15 LVN99 Đ/c 77,30 70,84 68,01 65,39 CV% 8,7 7,9 7,6 8,1 LSD (0.05) 2,0 2,4 2,0 2,1
Ghi chú:PM: Phi Mô, HĐ: Hợp Đức
Qua theo dõi thí nghiệm thì thấy rằng khối lượng 1000 hạt của các giống ngô lai trong thí nghiệm tại Phi Mô dao động từ 268,0 - 304,9 gam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Trong đó, tất cả các giống có khối lượng 1000 hạt cao hơn LVN99 (275,6 gam), có một giống thấp hơn đối chứng là DK8868 (268,0 gam) cao nhất là giống B265 (304,9 gam), DK9955 (301,1 gam), NK66 (302,8 gam)
Tại Hợp Đức dao động từ 277,6 - 301,5 gam các giống có trọng lượng 1000 hạt cao hơn so với đối chứng DK6919 (301,1 gam), NK67(301,0 gam) DK9955 (300,1 gam), B265 (301,5 gam), các giống khác tương đương hoặc chênh lệch không nhiều so với giống đối chứng LVN99, thấp nhất là giống NK54 (277,6 gam)
- Năng suất lý thuyết (NSLT)
NSLT là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng năng suất của một giống trong một
điều kiện nhất định. Do đó chúng ta cần phải có các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho mỗi giống để năng suất thực thu tiến lại gần với năng suất lý thuyết, lúc đó mới khai thác hết tiềm năng năng suất của giống đó.
Qua bảng 3.13 ta thấy tại Phi Mô giống có năng suất lý thuyết cao nhất là giống NK66 (89,31 tạ/ha), NK6326 (85,20 tạ/ha), NK54 (81,64 tạ/ha), DK9955 (80,38 tạ/ha) cao hơn đối chứng LVN99 lần lượt là 12,01 tạ/ha, 7,84 tạ/ha, 4,34 tạ/ha và 3,08 tạ/ha thấp nhất là CP555 (63,36tạ/ha), CP999 (65,92 tạ/ha), C919 (67,41 tạ/ha), các giống khác có năng suất lý thuyết tương đương và chênh lệch không đáng kể so với giống đối chứng LVN99
Tại Hợp Đức, giống có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng là NK66 (86,09 tạ/ha), NK6326 (83,38 tạ/ha), NK54 (80,37 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng lần lượt là 15,25 tạ/ha, 12,54 tạ/ha, 9,53 tạ/ha, giống có năng suất lý thuyết thấp nhất là CP555 (61,03 tạ/ha) và CP999 (61,37 tạ/ha) các công thức khác dao động từ 67,30-79,07 tạ/ha
Như vậy qua theo dõi thí nghiệm tại hai địa điểm cho thấy giống đạt năng suất lý thuyết cao nhất là giống NK66, NK6326 và các cặp giống có sự
tương đồng nhau, điều đó thể hiện phần nào tính ổn định của các giống khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
- Năng suất thực thu (NSTT)
NSTT là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cũng như
trong sản suất ngô. NSTT là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, Phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng phát triển của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi giống đó được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp. Do vậy trong cùng một điều kiện khí hậu, đất
đai, cùng chế độ chăm sóc như nhau những giống nào phù hợp thì mới có khả
năng sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao.
Qua bảng 3.13 thấy rằng tại Phi Mô năng suất thực thu của các công thức dao động từ 51,74 - 80,38 tạ/ha. Trong đó công thức có năng suất cao hơn đối chứng LVN99 (68,17 tạ/ha) ở mức có ý nghĩa (mức ý nghia 5%) là công thức NK66 (80,38 tạ/ha), NK6326 (77,29 tạ/ha) và NK54 (72,78 tạ/ha). công thức có năng suất thấp hơn đối chứng là LVN99 là CP999 (51,74 tạ/ha), CP555 (57,51 tạ/ha), C919 (57,78 tạ/ha)
Tại Hợp Đức, các giống đạt năng suất dao động từ 55,73 - 75,77 tạ/ha. Trong đó giống đạt năng suất cao hơn đối chứng LVN99 (65,39 tạ/ha) là NK66 (75,77 tạ/ha), NK6326 (73,23 tạ/ha), NK54 (70,02 tạ/ha), NK7328 (70,46 tạ/ha). Các giống CP999 (55,73 tạ/ha), CP555 (56,46 tạ/ha), C919 (60,77 tạ/ha) thấp hơn đối chứng LVN99. Các công thức khác có năng suất cao hơn công thức đối chứng LVN99 (65,39 tạ/ha) nhưng không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa
Như vậy qua hai thí nghiệm trong vụ Đông 2013 tại hai huyện Lạng Giang và Tân Yên của tỉnh Bắc Giang, qua theo dõi thí nghiệm và đánh giá năng suất các giống ngô thu được kết quả của một số giống có năng suất cao so với giống đối chứng LVN99 là NK6326, NK66, NK54, trong đó có hai giống có năng suất và các chỉ tiêu ổn đinh nhất là NK6326 và NK66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 NSTT (Tạ/ha) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 NK6 6 NK6 326 DK9 955 NK6 7 NK6 654 NK5 4 DK9 901 C919 NK 7328 CP55 5 DK8 868 DK6 919 CP99 9 B265 Phi Mô Hợp Đợ c
Hình 3.2. Năng suất thực thu của các giống ngô tham gia thí nghiệm
- Về dạng hạt: Qua bảng 3.14 ta thấy các giống NK6326, NK67, DK9901, C919, CP555 DK8868, CP999, NK7328, có dạng hạt bán đá cùng dạng hạt với giống đối chứng ở cả hai thí nghiệm tại Phi Mô và Hợp Đức. Còn lại các giống có dạng hạt bán răng ngựa.
- Màu sắc hạt: Qua theo dõi và đánh giá về màu sắc hạt thấy rằng ở cả
hai thí nghiệm Phi Mô và Hợp Đức giống NK6326, NK67, C919, DK6919, NK7328, có màu sắc hạt đẹp. Trong đó giống NK66 có màu hạt nhạt hơn so với các giống khác và so với giống đối chứng ở cả hai thí nghiệm tại Phi Mô và Hợp Đức.
Như vậy qua theo dõi thí nghiệm cho thấy màu sắc và dạng hạt của các giống ngô ở cả hai thí nghiệm không có sự thay đổi điều đó thể hiện tính ổn
định của giống. Trong các giống thí nghiệm, có giống, giống NK6326, NK67,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 màu vàng. Do đó có thể đánh giá các giống đều ổn định về màu sắc hạt, cũng như dạng hạt không có sự thay đổi khi trồng ở môi trường khác nhau
Bảng 3.14. Dạng hạt, màu sắc hạt của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm STT Tên giống Dạng hạt Màu sắc hạt PM HĐ PM HĐ 1 NK66 Bán răng ngựa Bán răng ngựa Vàng (nhạt) Vàng (nhạt) 2 NK6326 Bán đá Bán đá Vàng Vàng 3 DK9955 Bán răng ngựa Bán răng ngựa Vàng cam Vàng cam 4 NK67 Bán đá Bán đá Vàng Vàng 5 NK6654 Bán răng ngựa Bán răng ngựa vàng Vàng 6 NK54 Bán răng ngựa Bán răng ngựa vàng Vàng 7 DK9901 Bán đá Bán đá Vàng cam Vàng cam 8 C919 Bán đá Bán đá Vàng Vàng 9 NK 7328 Bán đá Bán đá Vàng vàng 10 CP555 Bán đá Bán đá Vàng cam Vàng cam 11 DK8868 Bán đá Bán đá Vàng Vàng 12 DK6919 Bán răng ngựa Bán răng ngựa Vàng Vàng 13 CP999 Bán đá Bán đá Vàng cam Vàng cam 14 B265 Bán răng ngựa Bán răng ngựa Vàng Vàng 15 LVN99 Đ/c Bán đá Bán đá Vàng cam Vàng cam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69