Những nghiên cứu kỹ thuật thâm canh ngô

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số giống ngô lai phù hợp với điều kiện vụ đông tại bắc giang (Trang 33 - 36)

Kỹ thuật canh tác cũng như thời gian và phương pháp gieo trồng, mật độ

trồng, làm đất tối thiểu là có hiệu quả giảm mức độ hạn. Độ dài mùa vụ gieo trồng phụ thuộc vào thời gian mưa. Gieo trồng sớm giảm rủi ro cho cây vào thời kỳ cuối là thời kỳ kết hạt. Kết hợp ngày trồng phù hợp với hình thức phân bố mưa là phương pháp tránh hạn cho cây trồng vào những giai đoạn sinh trưởng phát triển cơ bản gọi là canh tác đối phó “Response farming”, là một tiếp cận tốt nhất. Mặc dù vậy điều này cần những thông tin đầy đủ và dài hạn về phân bố mưa của những khu vực đặc thù. Kỹ thuật khác là giảm quần thể cây ngô để duy trì lượng nước hữu hiệu của cây trên mức tối thiểu. Ví dụ:

ở Nam Phi ngô chín muộn trồng ở điều kiện lượng mưa hàng năm là 500 - 600 mm thường gieo trồng mật độ thấp khoảng 10.000 cây/ha với hàng cách hàng là 2m. Các giống ngô được chọn để rồng là những giống có khả năng đẻ

nhánh tốt như thế trong trường hợp lượng mưa tốt có thể khai thác đầy đủ

diện tích và nước (Magson, 1977). Quản lý độ ẩm thông qua việc làm giảm thoát hơi nước trên bề mặt đất cho phép bảo tồn độ ẩm dài hơn cho cây. Sau thu hoạch vào mùa đông có thể làm đất sớm để gieo trồng kịp thời tận dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 thời gian khi mùa mưa bắt đầu

Nghiên cứu kỹ thuật canh tác rất cần thiết ở các nước đang phát triển để

giảm chi phí, bảo tồn nguồn tài nguyên và nâng cao sản lượng ngô. Quản lý đất đai, độ màu mỡ của đất trên cơ sở những hiểu biết để bảo tồn vật chất hữu cơ ở đất nhiệt đới, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón là cần thiết

Các thử nghiệm đồng ruộng đã thực hiện trong 3 năm để ảnh hưởng của loại phân, hàm lượng đạm trong phân và phương pháp bón đạm đến năng suất và hàm lượng đạm trong mô lá của ngô ở 2 điểm vùng Savanna của Nigeria. Các loại phân Urea và Nitrat amon đã được nghiên cứu ở các mức 0, 50, 100 và 150 kg N/ha, phương pháp bón che phủ và không có che phủ. Kết quả chỉ

ra rằng loại phân và phương pháp bón cho năng suất ngô sai khác không có ý nghĩa, nhưng tỷ lệ đạm cho năng suất và hàm lượng đạm trong mô lá ngô khác nhau có ý nghĩa ở cả 2 địa phương. Như vậy sử dụng loại phân có tỷ lệ đạm nguyên chất cao tốt hơn loại đạm có hàm lượng thấp, mặc dù bón lượng nguyên chất là như nhau

Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của ngô và năng suất thân lá làm thức

ăn gia súc, khi phối hợp phân hữu cơ ở các mức: 1500, 3000 và 4500 kg/ha với phân vô cơ ở các mức 0, 30, 60, 90, 120 và 150 kg/ha. Kết quả cho thấy, tất cả các thông số về cây ngô đều có tương quan có ý nghĩa với sự phối hợp giữa phân chuồng và phân đạm. Các đặc điểm như chiều cao cây, đường kính thân và năng suất thân lá cao nhất khi bón 120 kg N và 3000 kg phân hữu cơ. Như vậy có thể thấy khi bón phối hợp phân chuồng và phân vô cơ đặc biệt là đạm ở một tỷ lệ nhất định làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển thân lá của ngô

Sulfur bị thiếu hụt phổ biến ở đất Châu Phi, nó chỉ có lượng rất nhỏ

trong những loại đất màu mỡ. Phân tích lưu huỳnh cho thấy các giống ngô có năng suất cao hơn. Đặc điểm của ngô với dinh dưỡng lưu huỳnh trong điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 kiện ruộng nông dân ở 4 vùng của Malawi đã khẳng định năng suất ngô tương quan với lưu huỳnh. Nghiên cứu thực hiện ở 4 vùng có 2 vùng đất thấp và 2 vùng đất cao đá vôi. Các cây ngô ở 238 hộ nông dân đã được lấy 8 - 10 lá ở

gian đoạn phun râu để phân tích. Thí nghiệm phân tích lặp lại 2 năm với tổng số 20 nông dân để xác định năng suất của ngô tương quan với lưu huỳnh không có đạm và lân. Sự khác nhau có ý nghĩa chuẩn đoán hàm lượng lưu huỳnh thông qua chỉ số N: S ở các mẫu lá bi và lá ngô. Tỷ lệ N: S các lá bi là 1,46 g/kg S và tỷ lệ N:S là 11,5 ở các lá ngô và dự đoán năng suất ngô tốt nhất. Như vậy tương quan giữa lưu huỳnh và năng suất ngô là rất ý nghĩa (R2 = 0,58). Năng suất ngô đã biểu hiện tương tác N x S như thế sẽ không có tương quan với lưu huỳnh nếu không bón đạm. Nếu bón 80 kg N/ha tương quan năng suất ngô và lưu huỳnh biểu hiện ở tất các điểm thí nghiệm. Đường cong tương quan của S cho thấy có ý nghĩa từ 5 đến 10 kg S/ha trung bình hệ

số năng suất từ 90 đến 142 kg hạt/kg S

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số giống ngô lai phù hợp với điều kiện vụ đông tại bắc giang (Trang 33 - 36)