Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện (Trang 79)

- Ban giám đốc: gồm một giám đốc và một phó giám đốc

2.3. Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa

2.3.1. Đối tượng tính giá thành của xí nghiệp Nhựa.

Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện tiến hành sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, với quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành, kỳ tính giá thành được xác định phù hợp với kỳ hạch toán và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỳ hạch toán hàng tháng được xác định vào cuối mỗi tháng và cho khối lượng sản phẩm hoàn thành. Trong những trường hợp đặc biệt công ty có thể tính giá thành theo từng lô hàng.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất không có sản phẩm làm dở nên tại xí nghiệp nhựa không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong quá trình sản xuất. Ngoài ra trong trường hợp có phế liệu thu hồi thì giá trị thu hồi này được hạch toán giảm chi phí ngay vào cuối tháng. Vì vậy:

Tổng giá thành= tổng chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp trong kỳ.

2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xí nghiệp Nhựa.

Xí nghiệp Nhựa sử dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số với công thức như sau:

- Kế toán tiến hành quy đổi các sản phẩm khác nhau căn cứ vào hệ số quy đổi cho từng loại sản phẩm theo các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật mà cụ thể là dựa trên các định mức tiêu chuẩn cho phép về hao phí NVL chính, với đặc điểm, đặc thù của từng loại sản phẩm. Tại xí nghiệp quy ước sản phẩm tiêu chuẩn là sản phẩm có hệ số quy đổi bằng 1 và thường căn cứ vào sản phẩm có khối lượng lớn nhất để chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Công việc tính giá thành được kế toán tại xí nghiệp thực hiện thủ công trên excel.

Sản lượng quy đổi SPi

Hệ số phân bổ SPi =

Tổng sản phẩm quy đổi

- Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm ( theo từng khoản mục ). + Bước 1: tính giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn.

Tổng CPSX tập hợp trong kỳ Giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn =

Tổng sản phẩm quy đổi + Bước 2: tính giá thành từng sản phẩm:

Giá thành SPi = giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn x hệ số quy đổi SPi

Trong đó hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm được xác định bằng định mức vật tư của sản phẩm đó chia cho định mức vật tư của sản phẩm chuẩn.

Để phục vụ cho công tác tính giá thành tại xí nghiệp nhựa, xí nghiệp đã chọn sản phẩm tiêu chuẩn là sản phẩm ống cáp f110 x 5.0 với định mức vật tư là 1,56. Sau đây là bảng tính quy đổi sản phẩm tháng 10 năm 2010.

Biểu số 2.25 : BẢNG TÍNH QUY ĐỔI SẢN PHẨM Tên sản phẩm Đvt Tổng ĐMVT HSQĐ Sản phẩm SX Sản phẩm quy đổi ống PVC f 110 x 5.0 Mét 1,56 1 22.500 22.500 ống PVC f 110 x 5.5 Mét 2 1,28 19.000 24.320 ống thoát nước f 21 x 1.0 Mét 1,795 1,15 2.000 2.300 … … … … … … Cộng 54.774

Giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn là:

Tổng chi phí sản xuất Giá thành 1m f110 x 5.0 =

Tổng sản phẩm quy đổi

Giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm là:

Giá thành 1m từng sản phẩm = GTĐV của sản phẩm chuẩn x hệ số quy đổi của từng loại

Ta có tổng chi phí sản xuất trong tháng 10 là : 1 858 193 128 đ Tổng số sản phẩm quy đổi = 54.774m

Vậy: 1 858 193 128

Giá thành 1m của SP chuẩn = = 33.924(đ/m)

54.774 BIỂU SỐ 2.26: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM Tháng 10 năm 2010 Stt Tên sản phẩm ĐVT Số lượng SPQĐ Hệ số QĐ Giá thành đơn vị Tổng giá thành 1 ống PVC f110x5.0 Met 22.500 1 33 924 763 290 000 2 ống PVC f110x5.5 Met 19.000 1,28 43 422 825 018 000

3 ống thoát nước f21x1.0 Met 2.000 1,15 39 012 78 024 000

… … … …

Cộng 1 858 193 128

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

XÍ NGHIỆP NHỰA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN

3.1. Những đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện. thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện.

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Muốn đạt được lợi nhuận cao thì cần phải tăng doanh thu và tiết kiệm được chi phí. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại được cần phải tăng lợi nhuận. Mặt khác, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên tắc đầu tiên của các doanh nghiệp là phải đảm bảo trang trải được các phí tổn đã đầu tư để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp đang tìm mọi biện pháp tốt nhất để giảm thiểu được chi phí nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề quan trọng và cần thiết đặt ra trong quá trình quản lý chi phí của doanh nghiệp nói chung và chi phí sản xuất nói riêng được các nhà quản lý đặt lên hàng đầu.

Giống như các doanh nghiệp sản xuất khác, xí nghiệp nhựa thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện luôn chú trọng đến công tác quản lý chi phí. Các biện pháp mà xí nghiệp đã áp dụng như: quản lý chi phí theo định mức vật tư, theo từng khoản mục chi phí… Các biện pháp quản lý chi phí thông qua công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng. Có thể thấy được thông tin mà kế toán cung cấp cho các nhà quản trị trong công tác quản lý là cần thiết. Hiện nay, ngành Vật liệu xây dựng đang trở nên rất phổ biến do đó rất nhiều doanh nghiệp, tổng công ty lớn cung ứng sản phẩm vật liệu xây dựng. Xí nghiệp không những phải cạnh tranh với các đơn vị trong

ngành cung ứng dịch vụ cùng loại mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ngoài ngành. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi xí nghiệp phải tổ chức công tác quản lý thật hiệu quả để làm sao tiết kiệm chi phí một cách tối thiểu và mang lại hiệu quả cao nhất cho xã hội và cho bản thân xí nghiệp.

Sau thời gian thực tập hơn 2 tháng tại xí nghiệp, được tiếp cận thực tế về công tác kế toán nói chung , công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng em nhận thấy: Mặc dù xí nghiệp mới được tách ra hoạt động độc lập nhưng nhìn chung công tác kế toán ở đây được tiến hành tương đối tốt từ khâu hạch toán ban đầu đến khâu in ra sổ sách, báo cáo đều tuân thủ chế độ kế toán hiện hành phù hợp với đặc điểm, điều kiện của xí nghiệp. Đánh giá chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp em xin đưa ra một số vấn đề như sau:

3.1.1. Những điểm làm được trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. tính giá thành sản phẩm.

- Về bộ máy kế toán tại xí nghiệp Nhựa.

Bộ máy kế toán tại Xí nghiệp tổ chức tương đối gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Đội ngũ nhân viên kế toán được phân công chức năng, nhiệm vụ từng người rõ ràng, cụ thể phù hợp với trình độ, khả năng của mỗi người. Bộ máy kế toán được tổ chức chặt chẽ, kết hợp với ứng dụng của phần mềm kế toán hiện tại là phần mềm SAS nó có tác dụng thiết thực trong việc cắt giảm số lượng nhân viên kế toán nhưng phòng kế toán luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và luôn cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý.

- Về hệ thống chứng từ và hình thức sổ kế toán

Hệ thống chứng từ được xí nghiệp tổ chức sử dụng hợp pháp, hợp lệ. Hệ thống chứng từ xí nghiệp sử dụng tuân theo quy định của Bộ tài chính và theo quy định riêng của Tổng công ty BCVT-Việt Nam.

Trong quá trình hạch toán, xí nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức tương đối đơn giản và thuận tiện với những điều kiện tổ chức sản xuất của xí nghiệp. Hệ thống chứng từ được kiểm tra luân chuyển thường xuyên phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc luân chuyển chứng từ đảm bảo khoa học và hiệu quả.

- Về việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán.

Hiện nay xí nghiệp đang áp dụng phần mềm kế toán máy giúp cho việc hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh diễn ra nhanh chóng, kịp thời tiết kiệm thời gian và giảm khối lượng công việc tính toán cho nhân viên kế toán, đảm bảo chất lượng công việc.

- Về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho.

Được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, đảm bảo độ chính xác và phù hợp với chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho. Còn phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên đã giúp công ty theo dõi, phản ánh được thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu.

- Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Xí nghiệp đã chấp hành đầy đủ chế độ chính sách do Nhà nước quy định, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách. Nhờ đó, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp Nhựa đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xí nghiệp Nhựa Bưu điện tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí nhất là các khoản mục chi phí được theo dõi cho từng đối tượng đã giúp thấy rõ chức năng, vị trí hoạt động của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ở một mức độ nhất định, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã phản ánh thực trạng của Xí

nghiệp, đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Xí nghiệp đã đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế toán. Cụ thể là:

+ Đối với hạch toán CPNVLTT: Vật tư tại xí nghiệp được giám sát chặt chẽ qua các thủ kho và phòng vật tư.

+ Đối với hạch toán CPNCTT: Với hình thức trả lương cho lao động trực tiếp tại xí nghiệp theo khối lượng sản phẩm hoàn thành đã gắn liền lợi ích vật chất của người lao động với kết quả sản xuất và tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm cao trong công việc cả về chất lượng. Đồng thời, thời gian lao động của từng công nhân được theo dõi qua Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương giúp cho kế toán xác định được tiền lương phải trả trong tháng cho từng đội sản xuất, phục vụ cho công tác tính giá thành được chính xác.

Như vậy, việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ở xí nghiệp tương đối rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít giúp cho xí nghiệp sử dụng lao động hợp lý.

+ Đối với hạch toán chi phí SXC: Xí nghiệp theo dõi chi phí phát sinh chi tiết theo từng mục chi phí. Do đó kiểm soát được các khoản chi phí phát sinh tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

- Việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất.

Công ty xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành từng sản phẩm hoàn thành. Việc tập hợp CPSX được tập hợp từ các sổ cái của TK 621,622,627 nên việc tập hợp tương đối đơn giản, chính xác. Xí nghiệp chọn phương thức tính giá thành theo hệ số đây là một phương pháp áp dụng cho các sản phẩm khác nhau nhưng cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, vì vậy kế toán căn cứ vào định mức vật tư của từng loại để quy về hệ số tiêu chuẩn và việc tính giá thành cho các sản phẩm khác nhau là khá đơn giản.

3.1.2. Những điểm còn hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. tính giá thành sản phẩm.

Bên cạnh những ưu điểm mà xí nghiệp đã đạt được, công tác kế toán tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện còn có những hạn chế như sau:

- Về việc ứng dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán tại xí nghiệp:

Xí nghiệp sử dụng phần mềm SAS là phần mềm tương đối đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên kế toán vẫn phải làm cả thủ công, ví dụ như khi tính lương, khi kết chuyển chi phí thì phần mềm không tự động cập nhập được mà buộc kế toán phải tổng hợp bên ngoài rồi mới nhập vào máy. Phần hành tính giá thành máy cũng không thực hiện được mà phải thực hiện tính thủ công trên excel. Mặt khác với quy mô hoạt động và sản xuất của công ty thì sử dụng phần mềm này chưa đáp ứng hết được yêu cầu sử dụng và quản lý.

- Về bộ máy kế toán : Mặc dù Xí nghiệp Nhựa mới được tách ra, quy mô còn

nhỏ, khối lượng công việc không nhiều nhưng công tác kế toán cũng khá quan trọng, vì vậy với đội ngũ nhân viên kế toán chỉ có 3 người là còn thiếu, sẽ dẫn tới việc một người phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau, làm mất đi quan hệ đối chiếu giữa các phần hành kế toán độc lập và hạn chế khả năng chuyên sâu của nhân viên kế toán đối với phần hành của chính mình.

- Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Sử dụng phần mềm kế toán SAS thì toàn bộ phần lương của công nhân viên đều được làm thủ công, sau đó mới nhập liệu vào máy. Ngoài ra, để hạn chế sự biến động về giá thành, doanh nghiệp nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, xí nghiệp nhựa mới hạch toán vào TK622 các khoản tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và không trích trước tiền lương nghỉ phép.

- Về kế toán chi phí sản xuất chung:

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên, liên tục, đòi hỏi việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thường phát sinh nhiều vì vậy xí nghiệp nên trích trước khoản chi phí này. Tuy nhiên, hiện nay xí nghiệp Nhựa không trích trước chi phí này mà phát sinh kỳ nào thì hạch toán luôn vào chi phí kỳ đó. Điều đó có thể gây biến động chi phí, ảnh hưởng đến giá thành, dẫn đến ảnh hưởng đến giá bán, và khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Nhựa.

3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện thuộc công ty Cổ phần tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện.

Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp nhựa thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện, trên cơ sở kiến thức đã được học tại trường kết hợp với thực tế xí nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm trong công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện còn một số hạn chế nhất định cần hoàn thiện. Do đó, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về tổ chức công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w