Hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện (Trang 28 - 31)

xuất và tính giá thành sản phẩm.

*/ Hệ thống sổ kế toán.

Phụ thuộc vào các hình thức kế toán áp dụng mà kế toán sẽ tổ chức hệ thống sổ kế toán khác nhau và quy định trình tự ghi sổ kế toán tương ứng với từng hình thức. Theo quy định hiện hành doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán sau đây:

+ Hình thức sổ kế toán nhật ký chung. + Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. + Hình thức sổ kế toán nhật ký – sổ cái. + Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ.

Mỗi một hình thức kế toán đều có một hệ thống sổ kế toán khác nhau. Song cho dù áp dụng hệ thống sổ kế toán nào thì hệ thống sổ kế toán đều bao gồm:

*/ Sổ kế toán tổng hợp: là sổ kế toán được lập ra nhằm phản ánh, theo dõi, tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.

Ví dụ: Sổ Cái các tài khoản, Bảng kê chi phí, Nhật ký chung…

*/ Sổ kế toán chi tiết: Là một sổ kế toán mở ra nhằm theo dõi chi tiết các đối tượng cần phản ánh chi tiết.

+ Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành.

1.6. Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máy.

1.6.1. Chức năng, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán trên máy.

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó mã hóa, phân loại các đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tùy theo yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng kế toán chi phí và tính giá thành.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự đã xác định.

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý.

- Tổ chức kiểm kê, xử lý cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,… xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cần khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

1.6.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán máy.

* Tổ chức mã hóa các đối tượng cần quản lý.

Mã hóa là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp các đối tượng cần quản lý. Việc xác định các đối tượng mã hóa là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Các đối tượng chủ yếu cần được mã hóa:

- Danh mục chứng từ.

- Danh mục vật tư, sản phẩm, hàng hóa. - Danh mục khách hàng.

- Danh mục TSCĐ.

- Danh mục khoản mục chi phí.

- Danh mục đối tượng kế toán tập hợp chi phí… * Tổ chức chứng từ kế toán.

Tổ chức chứng từ phải phù hợp với điều kiện thực hiện trên máy thông qua việc xác định và xây dựng hệ thống danh mục chứng từ để quản lý chứng từ, tổ chức luân chuyển, xử lý, bảo quản.

* Trình tự ghi sổ kế toán:

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày Đối chiều, kiểm tra

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN Máy vi tính Sổ kế toán - Sổ tổng hợp. - Sổ chi tiết. - Báo cáo TC. - Báo cáo KT quản trị.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP NHỰA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w