- Ban giám đốc: gồm một giám đốc và một phó giám đốc
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện.
Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp nhựa thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện, trên cơ sở kiến thức đã được học tại trường kết hợp với thực tế xí nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm trong công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện còn một số hạn chế nhất định cần hoàn thiện. Do đó, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về tổ chức công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa như sau:
*/ Ý kiến thứ nhất:
Về tổ chức bộ máy kế toán,hiện nay tại Xí nghiệp một nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau, làm giảm hiệu quả công việc, do đó Xí nghiệp nên giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán bằng cách tuyển thêm lao động kế toán. Trước khi tuyển thêm, Xí nghiệp cần sắp xếp lại công việc của các nhân viên kế toán trong Xí nghiệp cho phù hợp với khả năng, từ đó xác định vị trí còn thiếu để lựa chọn người mới cho phù hợp.
Về phần mềm kế toán, phần mềm SAS mà xí nghiệp đang sử dụng đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên một số phần hành kế toán phải thực hiện thủ công như phần tính lương, kết chuyển chi phí, tính giá thành… Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán dùng cho doanh nghiệp vừa và lớn với nhiều tính năng ưu việt, giúp giảm khối lượng công việc kế toán và đảm bảo tính chính xác, khoa học nên xí nghiệp có thể tham khảo và chuyển đổi phần mềm ví dụ như phần mềm FAST.
*/ Ý kiến thứ ba:
Về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị của xí nghiệp.Mục đích của kế toán quản trị là cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, đối với kế toán quản trị, chi phí không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như kế toán tài chính mà chi phí còn được nhận thức theo phương thức nhận diện thông tin ra quyết định… Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, các khoản chi phí cần phải được nhận diện theo tiêu thức khác nhau.
Tại xí nghiệp nhựa, việc tập hợp chi phí đã được thực hiện tương đối đúng so với chế độ kế toán quy định. Các chi phí phát sinh đều được xác định trên cơ sở chứng từ, tài liệu. Cuối kỳ, kế toán xác định được giá thành của từng loại sản phẩm, từ đó ghi nhận doanh thu trong kỳ, tính toán được lợi nhuận, thuế phải nộp trong kỳ. Như vậy, tính giá thành cuối kỳ phần nào phản ánh việc quản lý của xí nghiệp có hiệu quả, kịp thời. Cung cấp cho các nhà quản lý trong xí nghiệp biết được số chi phí chi ra trong kỳ là bao nhiêu. Tuy nhiên, có thể thấy giá thành chỉ là một chỉ tiêu vừa mang tính khách quan và vừa mang tính chủ quan. Để đáp ứng một cách toàn diện hơn thì chỉ tiêu giá thành chưa đáp ứng được.
Thứ nhất:
nên thông tin cung cấp cho các nhà quản lý công ty nói chung và xí nghiệp nhựa nói riêng chưa đầy đủ.
Xí nghiệp chưa tập hợp được chi phí chung theo chi phí cố định, chi phí biến đổi nên thông tin cung cấp cho các nhà quản lý công ty nói chung và xí nghiệp nhựa nói riêng chưa đầy đủ.
Thứ hai: Chi phí sản xuất trong xí nghiệp chưa được chia thành: Biến phí, định phí. Vì thế việc lập báo cáo kết quả dạng lãi trên biến phí không được thực hiện. Ngoài ra việc phân biệt định phí, biến phí có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiết lập, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận và ra các quyết định kinh doanh.
*/ Ý kiến thứ tư: Về chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công là một trong những khoản mục cấu tạo nên giá thành sản phẩm nhựa tại xí nghiệp. Chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân không lớn trong tổng số tiền lương phải trả. Xí nghiệp nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nhằm mục đích tránh sự biến động của chi phí sản xuất mỗi kỳ. Tiền lương nghỉ phép trích trước được tính vào chi phí của sản phẩm hoàn thành.
Tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, khi trích trước kế toán phản ánh số trích trước:
Nợ TK 622 Có TK 335
Khi phát sinh tiền lương nghỉ phép thực tế, kế toán phản ánh số tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân trong kỳ:
Nợ TK 335 Có TK 334
Cuối niên độ kế toán, nếu có sự chênh lệch giữa số được trích trước và số tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh sẽ được xử lý tùy từng trường hợp cụ thể:
+ Nếu số trích trước nhỏ hơn số tiền lương nghỉ phép thực tế, thì số chênh lệch được tính vào chi phí nhân công trong kỳ, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 622 Có TK 335
+ Nếu số trích trước lớn hơn số tiền lương nghỉ phép thực tế, thì được ghi giảm chi phí nhân công trong kỳ, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 335 Có TK 622
Mức trích tiền lương nghỉ phép phụ thuộc vào tiền lương thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất và tỷ lệ trích trước:
Ví dụ:
Trong tháng 10/2010, xí nghiệp nhựa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất với tỷ lệ trích trước là 2%.
Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tháng 10/2010 là : 166.524.000 đ
Suy ra mức phải trích là:
Khi đó, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất tăng lên 3.330.480 và số trích này được kế toán tiến hành nhập liệu và tự động cập nhập vào sổ chi tiết TK 622, sổ cái TK 621.
Cụ thể kế toán tiến hành nhập liệu theo định khoản: Nợ TK 622 3.330.480
Có TK 335 3.330.480
Khi đó bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội biểu số 2.7 trở thành biểu số
3.1. Sự thay đổi này sẽ kéo theo thay đổi cả chứng từ ghi sổ số 65, sổ cái tài khoản 622,
sổ cái tài khoản 154, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sự thay đổi trong giá thành. Tuy nhiên em xin trích dẫn sự thay đổi trong bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Biểu số 3.1
Bộ phận xí nghiệp nhựa
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 10 năm 2010 ĐVT: VNĐ Ghi có TK334 TK 338 BHXH BHYT KPCĐ BHTN Cộng 622 166.524.000 26.643.84 0 4.995.720 3.330.480 1.665.240 36.635.28 0 3.330.480 206.489.760 627 41.631.000 5.285.280 990.990 832.620 330.330 7.439.220 49.070.220 641 … … … … 642 … … … … Cộng … … … 3.330.480 … Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Người lập Kế toán thanh toán Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
*/ Ý kiến thứ tư:
Xí nghiệp nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để nhằm ổn định chi phí giữa các kỳ, không gây biến động giá thành. Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ cũng như thời gian sử dụng máy móc thiết bị để lập kế hoạch sữa chữa lớn cho các loại máy móc thiết bị.
Khi tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi :
Nợ TK 627 ( 641, 642 ) Có TK 335
Khi công trình sữa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sữa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi :
Nợ TK 335
Có TK 241(3)
Nếu chi phí sữa chữa lớn phát sinh lớn hơn số đã trích, tiến hành trích thêm : Nợ TK 627 (641,642 )
Có TK 335
Nếu chi phí sữa chữa lớn phát sinh trong kỳ nhỏ hơn số đã trích thì ghi giảm chi phí hoặc ghi tăng thu nhập khác :
Nợ TK 335
Có TK 627 (641, 642) Hoặc Có TK 711
Khi tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn sẽ thành một yếu tố trong chi phí sản xuất chung và như vậy nó làm chi phí sản xuất chung tăng lên nhưng ko gây biến động lớn giữa các kỳ.