Để đảm bảo sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo sự ổn định trong việc sử dụng và thu hồi vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng, tạo năng lực tài chính ổn định, doanh nghiệp cần xác định cơ cấu hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn, tính toán lượng vốn lưu động định mức cho việc sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp nên đa dạng hóa hơn nữa các hình thức vay vốn và các kênh vốn, tận dụng nguồn vốn bên trong từ các thành viên trong công ty, tăng cường việc huy động thông qua cổ phiếu, trái phiếu, thúc đẩy việc lưu thông tiền vốn và đa dạng kênh huy động vốn, giảm thiểu rủi ro khi phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao.
Doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng dự báo tình hình biến động của các yếu tố trên thị trường, hạn chế tối đa rủi ro khi vay vốn. Kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng, giải ngân vốn vay, tăng cường các khoản vay có đảm bảo, đầu tư vay vốn phục vụ cho việc nâng cao công nghệ và trình độ người lao động.
Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thương hiệu, đảm bảo lòng tin cho khách hàng, không ngừng tìm kiếm khách hàng mới bên cạnh các khách hàng truyền thống của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải cải tiến cung cách quản lý, nâng cao năng lực của các nhà quản trị dự án, nhất là quản lý chi phí từ đó có cách ứng xử với giá, trong đó có lãi suất vay ngân hàng một cách hợp lý. Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp cần tập trung giải pháp cắt giảm chi phí không cần thiết trước chứ không nên ngay lập tức co cụm hay đẩy vào giá thành sản phẩm. Để ứng phó với tình hình lãi suất tăng, các doanh nghiệp trong nước rất ít chú ý đến cắt giảm chi phí mà thiên về cắt giảm đầu tư, thu hẹp sản xuất…Vì vậy cẩn phải có sự thay đổi trong suy nghĩ của các doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, hạn chế những chi phí không đáng có, không cần thiết phải cắt giảm đầu tư, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.2.Các kiến nghị về phía nhà quản lý vĩ mô
Với việc lãi suất những năm qua có nhiều biến động phức tạp đã ảnh hưởng đến
nền kinh tế nước ta. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của lãi suất, các nhà quản lý vĩ mô cần có những biện pháp sau:
NHNN cần có những chiến lược rõ ràng và đưa ra lộ trình thực hiện một cách hợp lý rõ ràng về vấn đề chính sách lãi suất trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó
NHNN cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn, khuyến khích phát triển đồng bộ thị trường tài chính.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới còn nhiều biến động, NHNN cần phải linh hoạt, kịp thời duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.
Công tác dự báo kinh tế phải được chú trọng hơn nữa và sớm đưa ra các giải pháp mang tính đón đầu để tránh những cú sốc về lãi suất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các chủ thể khác trong nền kinh tế.
Ngân hàng cần có cơ chế phù hợp trong việc kết hợp chính sách hỗ trợ lãi suất cũng như cho vay với lãi suất thấp, sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận gần gũi hơn sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm tăng tác động của gói kích cầu kinh tế.
Kiểm tra, giảm sát liên tục và kỹ càng đối với công tác huy động vay vốn của các NHTM và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.