CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
3.5.1 Đánh giá khả năng hấp phụ của than hoạt tính.
Phân tích kết quả UV-Vis thu được ta có bảng sau.
Bảng 3.1: Giá trị Co, Ce, qe của mẫu C*/H2O ở các nồng độ khác nhau.
Mẫu/Giá trị C*/H2O
Co 73.2 97.5 146.3 243.9
Ce 2.1 4.3 14.2 32.2
qe 71.0 93.2 132.1 211.7
Bảng 3.2: Giá trị Co, Ce, qe của mẫu C*/H2SO4 ở các nồng độ khác nhau.
Mẫu/Giá trị C*/H2SO4
Co 120.1 211.2 260.5 592.0 Ce 7.0 25.6 30.6 122.7 qe 161.5 265.1 328.5 670.4
Bảng 3.3: Giá trị Co, Ce, qe của mẫu C*/HNO3 ở các nồng độ khác nhau.
Mẫu/Giá trị C*/HNO3
Co 202.7 302.1 365.3 668.4 Ce 27.8 52.9 72.4 155.9 qe 249.9 355.9 418.4 732.1 Dựa và các kết quả thu được ta xây dựng được đồ thị tuyến tính log Ce và log qe. Từ đó xác định được hằng số hấp phụ cân bằng Kf của các mẫu.
Hình 3.12: Đồ thị log qe, log Ce của các mẫu than hoạt tính
Các kết quả thu được có R2> 0.979 là khá cao cho thấy sự phù hợp của kết quả thực nghiệm và lý thuyết hấp phụ Freundlich.
Dựa vào kết quả thu được ta có bảng giá trị sau.
Bảng 3.4: Giá trị Kf của các mẫu than hoạt tính
Mẫu/giá trị Log Kf Kf
C*/H2O 1.719 52
C*/H2SO4 1.764 58
Dựa vào kết quả thu được ta có thể kết luận rằng khả năng hấp phụ của C*/H2SO4 >C*/H2O > C*/HNO3. Như đã nói ở trên với nguyên liệu chúng tôi sử dụng ở đây là gáo dừa, với thành phần chính là Lignin vs Celluloze và hemicelluloze[9] thì với 2 cách xử lý bề mặt ban đầu sẽ không chỉ loại bỏ các tạp chất trên bề mặt nguyên liệu mà còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của nguyên liệu, đặc biệt là axit HNO3 sẽ làm biến đổi cấu trúc của Celluloze và Lignin[12] tạo ra các hợp chất khác trên bề mặt than hoạt tính tổng hợp được dẫn đến làm giảm khả năng hấp phụ của than hoạt tính được tổng hợp từ vật liệu đã được xử lý trước bằng axit HNO3.