Than hoạt tính chưa được xử lý.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến dầu khí nghiên cứu tổng hợp sợi nano carbon từ gáo dừa để xử lý nước nhiễm dầu (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN

3.1.1.Than hoạt tính chưa được xử lý.

Để đánh giá cấu trúc và bề mặt của sản phẩm phẩm than hoạt tính thu được từ việc than hóa gáo dừa chúng tôi tiến hành phân tích các kết quả thu được được trên kính hiển vi điện tử quét (SEM). Các kết quả thu được được so sánh và thể hiện ở hình 3.1 dưới đây.

Hình 3.1: Hình SEM mẫu than hoạt tính được xử lý bằng nước.

Quan sát hình ta có thể dễ dàng nhận thấy thành phần chủ yếu của than hoạt tính là Cacbon với cấu cấu trúc rỗng gồm các lỗ xốp có kích thước nano được sắp xếp theo các hướng khác nhau.

Ở một mức độ phóng đại lớn hơn của hình SEM ta có thể thấy rõ trên bề mặt của than hoạt tính thu được ngoài thành phần Cacbon còn chứa 1 hàm lượng các tạp chất khác. Theo một số nghiên cứu đánh giá cho thấy thành phần các tạp chất trên bề mặt than hoạt tính có thể là oxit của 1 số kim loại (Na, K, Si, Al, Zn, P, Fe, Ca…..)[11]. Sự xuất hiện các oxit kim loại này là do trong thành phần của gáo dừa

ngoài 3 thành phần phần chính là Celluloze, Hemicelluloze và Lignin mà còn có nhiều tạp chất khác, đặt biệt là thành phần các kim loại (Na, K, Si, Al, Zn, P, Fe, Ca…..). Các kim loại này sẽ bị chuyển hóa thành oxit trong quá trình than hóa nguyên liệu dẫn đến việc xuất hiện 1 hàm lượng tro trên bề mặt vật liệu, làm giảm độ sạch của bề mặt than hoạt tính. Kết quả chụp SEM với độ phóng đại lớn hơn ở hình 3.2 sẽ cho thấy rõ điều này.

Hình 3.2: Hình SEM của mẫu than hoạt tính được xử lý bằng nước với độ phóng đại 2.300 lần

Hình SEM cho thấy các oxit kim loại không chỉ bám trên bề mặt của than hoạt tính mà còn tồn tại trong cả các lỗ xốp của vật liệu do đó làm giảm độ sạch của bề mặt vật liệu.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến dầu khí nghiên cứu tổng hợp sợi nano carbon từ gáo dừa để xử lý nước nhiễm dầu (Trang 30 - 32)