Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty

Một phần của tài liệu “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

3.2.1. Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty

* Đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ

- Lý do đề xuất giải pháp: Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn khiến cho cơ cấu VLĐ bất hợp lý, công ty không khai thác được tối đa nguồn vốn ngắn hạn. VLĐ bị ứ đọng làm giảm vòng quay vốn lưu động, gia tăng rủi ro cho

công ty. Như vậy để tăng vòng quay VLĐ, công ty cần có biện pháp thích hợp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ, từ đó làm giảm các khoản vay ngắn hạn, lành mạnh hóa hoạt động tài chính của công ty.

- Nội dung giải pháp:

+ Công ty cần tiến hành đánh giá chặt chẽ khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này sẽ được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không. Để làm được điều này công ty phải xây dựng được một hệ thống các chi tiêu tín dụng như: Phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản chế chấp, điều kiện của khách hàng.

+ Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản thu khi đến hạn như: tăng lãi suất nếu trả chậm, cắt giảm việc bán hàng cho các con nợ.

+ Công ty có thể đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu khách hàng bằng cách thực hiện các hình thức chiết khấu thanh tóan trên tổng số tiền phải thu. Thực hiện giải pháp này có thể khiến công ty phải gánh chịu thêm một khoản chi phí chiết khấu thanh toán nhưng lại đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn của phần vốn lưu động này.

+ Khi ký kết hợp đồng cần quy định rõ ràng về thời hạn thanh toán và quy định mức phạt nếu vi phạm thời hạn đó để tránh việc bị chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Mức vi phạm có thể tính bằng tỷ lệ phần trăm số tiền còn nợ và tính trên số ngày trả chậm, tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng lớn và thường xuyên mứa phạt có thể thấp hơn.

* Dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho

- Lý do đề xuất giải pháp: Hàng tồn kho năm 2013 so với năm 2012 tăng cao làm tăng chi phí kho bãi, bảo quản, gây ứ đọng vốn, làm giảm khả năng quay vòng vốn của công ty. Kho bãi của Công ty còn chưa an toàn thỉnh thoảng còn có trường hợp hỏng, mất mát hàng hóa…

- Nội dung giải pháp:

+ Nhập hàng hóa theo chủng loại và hàng hóa theo đơn hàng, giao thẳng từ nơi sản xuất đến các đại lý, hạn chế đưa về kho bãi có thể làm giảm chi phí kho bãi, bảo quản hàng tồn kho.

+ Công ty nên theo dõi nhu cầu, thị hiếu thị trường thường xuyên để đáp ứng được nhu cầu khách hàng và nhập hàng hóa đủ số lượng, tránh trường hợp dư thừa quá nhiều hoặc khan hiếm hàng hóa. Nên chú trọng hơn nữa đến việc kiểm tra chất lượng hàng hóa kĩ càng khi trước nhập kho, tránh trường hợp hàng kém phẩm chất ảnh hưởng đến uy tín Công ty.

+ Sắp xếp hệ thống kho hợp lí vừa tiện cho hoạt động bán hàng vừa đảm bảo an toàn cho vật tư.

+ Xây dựng và chấp hành tốt chế độ kiểm nhập kho, chế độ kiểm kê định kì, phát hiện vật tư ứ đọng, luân chuyển chậm để có biện pháp khắc phục.

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Lý do đề xuất giải pháp: Từ kết quả phân tích ta thấy năm 2013, các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định đều giảm so với năm 2012 chứng tỏ công ty sử dụng máy móc, thiết bị chưa hợp lý. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, công ty cần có kế hoạch đầu tư và sử dụng tài sản cố định hợp lý.

- Nội dung giải pháp:

+ Công ty cần xây dựng kế hoạch mua sắm, đầu tư tài sản cố định từ đầu kì kinh doanh. Dựa vào tình hình khấu hao lũy kế, công ty có thể xác định xem tài sản này đã khấu được bao nhiêu phần trăm giá trị, đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra hay chưa để có kế hoạch đổi mới. Đồng thời, căn cứ vào các dự án, hợp đồng và mục tiêu của công ty trong kỳ kinh doanh để xác định quy mô vốn cố định cần đầu tư là bao nhiêu.

+ Lựa chọn lại phương pháp tính khấu hao để tránh hao mòn vô hình đối với tài sản cố định. Công ty có thể lựa chọn phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh để có thể nhanh chóng thu hồi vốn, và sớm đổi mới được tài sản.

+ Tiến hành nâng cấp tài sản cố định thông qua việc bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn theo kế hoạch, việc này giúp cho tài sản cố định không bị hư hỏng hay giảm công suất quá nhanh so với tiêu chuẩn.

+ Đối với những tài sản cố định không dùng đến, việc để lại chúng sẽ tiêu tốn một số tiền của công ty cho việc bảo quản, sửa chữa nên lựa chọn phương pháp thanh lý là hợp lý nhất, vừa giảm được một khoản chi phí, vừa thu hồi được một khoản vốn.

* Xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện công tác phân tích

- Lý do đề xuất giải pháp: Hiện nay, công ty chưa có bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ phân tích các chỉ tiêu kinh tế nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng VKD nói riêng. Do đó, các nhà quản trị chưa thể có những đánh giá chính xác về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Nội dung giải pháp: Công ty nên xây dựng một bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ phân tích các chỉ tiêu kinh tế nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, công tác phân tích thường xuyên theo định kỳ.Bộ phận phân tích cần được phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận kế toán và các phòng ban khác để có những số liệu chính xác và kịp thời phục vụ công tác phân tích. Sau khi phân tích, tổng hợp đánh giá số liệu về quá trình sử dụng vốn, cần có các báo cáo gửi cho các nhà quản trị giúp họ có thể nắm bắt nhanh chóng tình hình kinh doanh của công ty, nguyên nhân của thực trạng đó và tìm ra các biện pháp phù hợp.

* Các giải pháp khác

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ và đào tạo lực lượng công nhân, quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng vốn của công ty.

- Hoàn thiện công tác bán hàng

+ Công ty nên thiết lập hệ thống đại lý phân phối trên diện rộng để giới thiệu và quảng bá mặt hàng.

+ Công ty cần năng động hơn trong việc thực hiện các hình thức thanh toán, tăng cường kỷ luật thanh toán: công ty có thể áp dụng những hình thức thanh toán như tiền mặt, séc, … tạo điều kiện cho khách hàng.

Có như vậy thì công ty đẩy mạnh được tiêu thụ sản phẩm, do đó làm cho khối lượng hàng tồn kho giảm và làm cho khả năng tài chính của công ty vững mạnh.

- Công ty cần chủ động lập các quỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm tài sản. Chủ động thực hiện biện pháp này sẽ giúp công ty giảm thiểu các rủi ro cũng như bù đắp các thiếu hụt vốn để mà từ đó các hoạt động SXKD của công ty diễn ra bình thường.

Một phần của tài liệu “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w